Đồ thị 4.1 trình bày tình trạng mức độ quản trị lợi nhuận theo từng năm của các công ty niêm yết.
Đồ thị 4.1. Thực trạng quản trị lợi nhuận theo năm từ 2010-2020
Nguồn: Tác giả tổng hợp theo tính toán từ phần mềm STATA 14.2
Nhìn chung, thực trạng quản trị lợi nhuận trong giai đoạn 2010-2020 không có chênh lệch đáng kể giữa các năm trong cảba thước đo QTLN_1, QTLN_2, QTLN_3. Giai đoạn 2012-2014 và 2019-2020 mức độ quản trị lợi nhuận của các công ty có
0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 0.09 0.1 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 QTLN_1 QTLN_2 QTLN_3
phần thấp hơn so mức trung bình của giai đoạn. Ngược lại, năm 2017 là năm các công ty có mức độ quản trị lợi nhuận cao nhất, thể hiện sự hạn chế về CLTT kế toán.
Xét trên khía cạnh sai sót trên BCTC, Đồ thị 4.2 mô tả thực trạng điều chỉnh BCTC do sai sót theo từng năm, cụ thểtrong giai đoạn 2010-2020.
Đồ thị 4.2. Tỷ lệsai sót trên BCTC theo năm từ 2010-2020
Đơn vị: %
Nguồn: Tác giả tổng hợp theo tính toán từ phần mềm STATA 14.2
Tỷ lệ sai sót BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam luôn ở mức cao khoảng 70% trong giai đoạn từ 2010-2020 và không có chênh lệch đáng kể giữa các năm. Trong đó, giai đoạn 2011-2013 được coi là thời kỳ các công ty phải điều chỉnh báo cáo sau kiểm toán nhiều nhất. Đây cũng là giai đoạn bất ổn của TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008, đồng thời các công ty phải chịu kết quả kinh doanh không thuận lợi. Tỷ lệ này có xu hướng giảm trong thời gian gần đây, thấp nhất là năm 2020, ở mức 68,6%. Xu hướng này cũng tương tự khi xét tới tỷ lệ sai sót theo mức trọng yếu 5% và 10%, hoặc nhận
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần. Giai đoạn 2011-2013, tỷ lệ sai sót trọng yếu ở mức cao, sau đó có chiều hướng giảm, thấp nhất là năm 2020. Nhìn chung năm 2011 là năm các công ty niêm yết Việt Nam có CLTT kế toán thấp trong giai đoạn 2010-2020 khi có giá trị quản trị lợi nhuận và sai sót ở mức cao. Đây cũng là thời khó khăn của TTCK Việt Nam khi VNIndex mất 27,55% còn 351,55 điểm, HNX- Index mất 48,6% dừng tại 57,6%, thanh khoản sụt giảm nghiêm trọng, kinh tếvĩ mô bất lợi khi lạm phát tăng kỷ lục với CPI lên tới 18,5%. Kết quả kinh doanh yếu kém cùng giá cổ phiếu ở mức rất thấp với 433 mã cổ phiếu có giá dưới 10.000 đồng và 186 mã cổ phiếu có giá dưới 5.000 đồng trên tổng 696 mã cổ phiếu, đã gây áp lực lớn đối với các công ty niêm yết dưới sức ép của cổđông. Vì vậy, giai đoạn này, xu hướng điều chỉnh thông tin kế toán trởnên rõ ràng hơn so với các thời kỳổn định, đặc biệt là so với năm 2020, là năm TTCK Việt Nam có thời kỳtăng trưởng mạnh mẽ.