Đo lường biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 91 - 96)

Đo lường biến phụ thuộc CLTT kế toán theo quản trị lợi nhuận trên cơ sở

dồn tích

Luận án sử dụng thước đo quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích đểđo lường CLTT kế toán trong mối quan hệngược chiều. Theo đó, CLTT kếtoán được đánh giá tốt khi doanh nghiệp hạn chế hiện tượng quản trị lợi nhuận. Trong đó, mức độ quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích được xác định bằng giá trị tuyệt đối của các khoản dồn tích bất thường. Trong Luận án, tác giả sử dụng ba cách tính giá trị của các khoản dồn tích theo mô hình Jones (1991), mô hình của Dechow và cộng sự (1995), và mô hình của Kothari và cộng sự(2005). Đây là ba mô hình được ứng dụng phổ biến trong các nghiên cứu về CLTT kế toán.

Đo lường quản trị lợi nhuận bằng cách tính các khoản dồn tích bất thường theo mô hình Jones (1991)

Nghiên cứu của Jones (1991) được coi là nghiên cứu nền tảng trong việc xác định dồn tích bất thường, là cơ sở xác định thước đo mức độ thao túng lợi nhuận. Theo đó, các khoản dồn tích được chia thành hai phần: phần dồn tích thông thường và phần dồn tích bất thường.

TAi,t= NDAi,t+ DAi,t (3) Trong đó:

TAi,t: Tổng các khoản dồn tích;

NDAi,t: Khoản dồn tích thông thường;

DAi,t: Khoản dồn tích bất thường;

Tổng các khoản dồn tích là chênh lệch giữa thu nhập và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, theo Becker (1998), tính như sau:

Trong đó:

TAi,t: Tổng các khoản dồn tích của doanh nghiệp i vào năm t

NOPi,t: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp i năm t

CFOi,t: là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp i vào năm t

Asseti,t−1: là tài sản đầu kỳ của doanh nghiệp i vào năm t

Như vậy đểxác định được các khoản dồn tích bất thường (DA) cần tính được giá trị của các khoản dồn tích thông thường (NDA). Jones (1991) cho rằng khối lượng đầu tư tăng bắt buộc kéo theo tài sản vận hành tăng, do vậy làm tăng các khoản dồn tích, đây là khoản dồn tích thông thường. Vì vậy, tổng các khoản dồn tích tùy thuộc vào tài sản cố định và sự thay đổi doanh thu trong mỗi ngành nghề, như trong Mô hình 5: TAi,t =α1 1 Asseti,t−1+α2 ∆REVi,t Asseti,t−1 +α3 PPEi,t Asseti,t−1+εi,t (5) Trong đó:

TAi,t: là tổng các khoản dồn tích được tính bởi công thức (4); Asseti,t-1 là tài sản đầu kỳ;

∆REVi,tlà thay đổi doanh thu; PPEi,t là tổng tài sản cốđịnh.

Mô hình Jones (1991) (Mô hình 5) được ước lượng với các doanh nghiệp trong cùng ngành và cùng năm (mỗi ước lượng đòi hỏi tối thiểu có 15 quan sát). Việc phân ngành trong Luận án được thực hiện theo phân ngành Cấp 1 theo chuẩn phân ngành quốc tế - ICB (Industry Classification Benchmark). Giá trị ước lượng của tổng các khoản dồn tích tính dựa trên Mô hình 5 chính là ước lượng của các khoản dồn tích thông thường (NDA) theo ngành và năm. Chênh lệch giữa tổng các khoản dồn tích với các khoản dồn tích thông thường chính là các khoản dồn tích bất thường. Vì quản trị lợi nhuận là hành vi điều chỉnh lợi nhuận nên việc điều chỉnh tăng hay giảm, đồng nghĩa với biến dồn tích có thể mang giá trịâm hay dương, đều thể hiện sự can thiệp điều chỉnh lên BCTC. Do vậy giá trị tuyệt đối của các khoản dồn tích bất thường được

tính từ Mô hình 5 (ký hiệu là QTLN_1) là thước đo phù hợp được sử dụng đo lường của mức độ thao túng lợi nhuận, giá trị này càng lớn thì mức độ quản trị lợi nhuận càng cao.

Đo lường quản trị lợi nhuận bằng cách tính các khoản dồn tích bất thường theo mô hình của Dechow và cộng sự (1995)

Theo Dechow và cộng sự (1995), có thểđiều chỉnh doanh thu bằng cách gia tăng bán hàng trả chậm hơn mức bình thường. Điều này làm tăng doanh thu và tổng các khoản dồn tích thông qua việc tăng các khoản phải thu nhưng lại đặt nghi vấn về việc liệu doanh nghiệp có thểthu được tiền từ các khoản bán hàng trả chậm đó không. Để khắc phục vấn đề này, Dechow và cộng sự (1995) đề xuất mô hình điều chỉnh bằng cách bổ sung phần tăng giảm các khoản phải thu so với Mô hình 5, sau đó ước lượng các khoản dồn tích bất thường (QTLN_2) như trong nghiên cứu của Jones (1991).

TAi,t =α1 1

Asseti,t−1+α2∆REVi,t− ∆RECi,t

Asseti,t−1 +α3 PPEi,t

Asseti,t−1+εi,t (6)

Trong đó:

TAi,t: là tổng các khoản dồn tích được tính bởi công thức (4); Asseti,t-1 là tài sản đầu kỳ;

∆REVi,tlà thay đổi doanh thu;

∆RECi,t: Thay đổi các khoản nợ phải thu; PPEi,t là tổng tài sản cốđịnh.

Đo lường quản trị lợi nhuận bằng cách tính các khoản dồn tích bất thường theo mô hình của Kothari và cộng sự (2005)

Kothari và cộng sự (2005) cho rằng đểước lượng các khoản dồn tích tin cậy hơn cần kiểm soát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nên đã đề xuất đưa biến ROA vào mô hình Dechow và cộng sự (1995) nhằm xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa biến kế toán dồn tích và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Sau đó, việc xác định

các khoản dồn tích bất thường (QTLN_3) được thực hiện tương tự trong nghiên cứu của Jones (1991).

TAi,t =β1 1

Asseti,t−1+β2∆REVi,t− ∆RECi,t

Asseti,t−1 +β3 PPEi,t

Asseti,t−1+β4ROAi,t +εi,t (7)

Trong đó:

TAi,t: là tổng các khoản dồn tích được tính bởi công thức (4); Asseti,t-1 là tài sản đầu kỳ;

∆REVi,tlà thay đổi doanh thu;

∆RECi,t: Thay đổi các khoản nợ phải thu; PPEi,t: là tổng tài sản cốđịnh.

ROAi,t: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp

Như vậy, từ việc hồi quy 3 mô hình (5), (6), (7), các khoản dồn tích bất thường QTLN_1, QTLN_2, QTLN_3 được ước lượng, đo lường cho mức độ quản trị lợi nhuận. Quản trị lợi nhuận tương quan nghịch chiều với CLTT kế toán, do vậy QTLN_1, QTLN_2, QTLN_3 càng thấp, càng thể hiện doanh nghiệp có CLTT kế toán tốt.

Đo lường biến phụ thuộc CLTT kế toán theo sai sót trên BCTC

Bên cạnh thước đo quản trị lợi nhuận, Luận án sử dụng kết hợp sai sót trên BCTC làm thước đo cho CLTT kế toán trong mối quan hệ ngược chiều. Theo đó, CLTT kếtoán được đánh giá tốt khi doanh nghiệp hạn chế hiện tượng sai sót BCTC. IASB và FASB định nghĩa, thông tin kế toán được coi là trình bày trung thực khi không có sai sót trọng yếu, do đó sai sót trên BCTC thường được các nghiên cứu đo lường thông qua việc xác định mức trọng yếu. Nghiên cứu của Kinney (1994) cũng như hướng dẫn của Hội Kiểm toán viênhành nghề Việt Nam cho rằng nếu tỷ lệ giữa giá trị sai sót và lợi nhuận trên báo cáo ít hơn 5% được xem là chắc chắn không trọng yếu; nếu tỷ lệ này nằm trong khoảng từ 5% - 10% sẽ được xem là có khả năng trọng yếu và nếu tỷ lệ này trên 10% được xem là chắc chắn trọng yếu. Do vậy các nghiên cứu khi đo lường sai sót thường tập trung ở mức lợi nhuận chênh lệch 5% (Nguyễn

Tiến Hùng và cộng sự, 2018; Kinney, 1994) hoặc 10% (Trần Thị Giang Tân và cộng sự, 2014). Kế thừa các nghiên cứu trước đó, tác giả đề xuất hai cách xác định sai sót trọng yếu:

SAI_SOT_1 nhận giá trị bằng 1 khi doanh nghiệp có chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán từ 5% trở lên, ngược lại, SAI_SOT_1 nhận giá trị bằng 0.

SAI_SOT_2 nhận giá trị bằng 1 khi doanh nghiệp có chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán từ 10% trở lên, ngược lại, SAI_SOT_2 nhận giá trị bằng 0.

Trong Luận án, ngoài cách sử dụng chênh lệch lợi nhuận kiểm toán, tác giả đề xuất cách đo lường sai sót bổ sung ý kiến kiểm toán là chấp nhận toàn phần hay không. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 260 (Bộ Tài chính, 2012), các kiểm toán viên sau khi phát hiện các sai sót trọng yếu sẽ phải trao đổi với ban quản trị đơn vị được kiểm toán trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trong trường hợp kiểm toán viên kết luận rằng BCTC đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng, tức là báo cáo của đơn vị được kiểm toán không còn sai sót trọng yếu. Ý kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra trong cả trường hợp BCTC của đơn vịđược kiểm toán bị phát hiện có sai sót trọng yếu, tuy nhiên đơn vịđược kiểm toán chấp nhận sửa theo ý kiến của kiểm toán viên. Do đó thực chất, ý kiến của kiểm toán viên được đưa ra trên cơ sở báo cáo kiểm toán đã chỉnh sửa. Trong trường hợp đơn vị kiểm toán không chỉnh sửa theo ý kiến của kiểm toán viên, kiểm toán viên không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần mà sẽđưa một trong ba dạng ý kiến được gọi là “ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, “ý kiến kiểm toán trái ngược” và “từ chối đưa ra ý kiến” (Chuẩn mực kiểm toán số 705, 2012). Như vậy, theo tác giả, có thể phát sinh trường hợp doanh nghiệp có sai sót trên BCTC, nhưng không chỉnh sửa theo ý kiếncủa kiểm toán viên, khi đó sẽ không phát sinh chênh lệch báo cáo trước và sau kiểm toán. Do đó nếu đo lường sai sót trên BCTC theo SAI_SOT_1 và SAI_SOT_2 sẽ bỏ sót trường hợp này là sai sót trọng yếu. Vì vậy, doanh nghiệp không có sai sót trọng yếu cần được hiểu là doanh nghiệp nhận báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần và có chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán dưới mức trọng yếu, ngược lại doanh nghiệp có sai sót trọng yếu là doanh nghiệp nhận báo cáo kiểm toán dạng

không phải chấp nhận toàn phần, hoặc có có chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán trên mức trọng yếu. Vì vậy tác giả đề xuất hai cách đo lường cho Luận án:

SAI_SOT_3 nhận giá trị bằng 1 khi doanh nghiệp có chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán từ 5% trở lên hoặc báo cáo kiểm toán thể hiện ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần, ngược lại, SAI_SOT_3 nhận giá trị bằng 0.

SAI_SOT_4 nhận giá trị bằng 1 khi doanh nghiệp có chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán từ 10% trở lên hoặc báo cáo kiểm toán thể hiện ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần, ngược lại, SAI_SOT_4 nhận giá trị bằng 0.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)