Quản trị lợi nhuận

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 50 - 53)

Quản trị lợi nhuận là một chủđềđược các học giả kinh tế quan tâm, xảy ra khi nhà quản trị can thiệp vào việc ghi nhận thông tin tài chính hay cấu trúc lại những giao dịch mua bán thông thường đểthay đổi con số cuối cùng trên BCTC, nhằm làm sai lệch kỳ vọng của cổđông vào tình trạng kinh tế thực sự của công ty hoặc tác động

tích cực lên kết quả các hợp đồng dựa vào số liệu kế toán được công bố (Healy và Wahlen, 1999). Một số nghiên cứu cho rằng quản trị lợi nhuận có thể là các hoạt động của nhà quản trị nhằm đạt được các mục tiêu lợi nhuận (Degeorge và cộng sự, 1999) hoặc nhằm đạt được thu nhập cá nhân của nhà quản trị (Cheng và Warfield, 2005) hoặc nhằm tác động đến các hoạt động phát hành cổ phiếu (Cohen và Zarowin, 2010). Nhìn chung, các hành vi này đã khiến BCTC vi phạm tính khách quan, dẫn tới người sử dụng thông tin có cái nhìn sai lệch về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, BCTC có hiện tượng quản trị lợi nhuận thể hiện CLTT kế toán thấp. Đểđo lường quản trị lợi nhuận, hầu hết các nghiên cứu về CLTT kếtoán đều sử dụng thước đo về mức độ dồn tích bất thường, phương pháp này do đó được gọi là quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích.

Quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích (accrual-based earnings management) là khái niệm liên quan tới việc các nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận kế toán bằng thay đổi phương pháp kế toán hoặc phương pháp ước lượng khi thể hiện một giao dịch trên BCTC (Zang, 2011) như thay đổi ước tính dựphòng, thay đổi phương pháp tính khấu hao tài sản cốđịnh, hay thay đổi cách tính giá hàng xuất kho… Việc thay đổi này không ảnh hưởng tới dòng tiền của đơn vịnhưng lại làm thay đổi lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, do vậy làm phát sinh các khoản chênh lệch giữa lợi nhuận và dòng tiền, hay còn gọi là các khoản dồn tích (accruals).

Cơ sở dồn tích là nguyên tắc kế toán cơ bản tại Việt Nam cũng như trên thế giới, theo đó nghiệp vụ kinh tếđược ghi nhận tại thời điểm phát sinh chứkhông căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền. Điều này dẫn tới sựkhông đồng nhất giữa dòng tiền và lợi nhuận kế toán, tạo ra các khoản dồn tích. Các chuẩn mực kế toán cho phép doanh nghiệp sử dụng khá nhiều các khoản dồn tích, liên quan đến khấu hao, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dựphòng đầu tư tài chính, dự phòng phải thu khó đòi... Tuy nhiên, việc xác định các giá trị ước tính liên quan đến các khoản dồn tích phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến chủ quan của nhà điều hành, ảnh hưởng đến việc ghi nhận doanh thu, chi phí và lợi nhuận báo cáo trong kỳ. Về mặt bản chất, việc phát sinh các khoản dồn tích tại đơn vị là hoạt động thường xuyên do áp dụng nguyên tắc cơ sở dồn tích. Tuy nhiên, khi nhà điều hành thay đổi các phương pháp ước lượng kế toán sẽ dẫn đến các khoản dồn tích tăng lên trên mức thông thường, do đó được gọi là các

khoản dồn tích bất thường. Các khoản dồn tích bất thường càng lớn, mức độ quản trị lợi nhuận càng tăng, dẫn tới CLTT kế toán càng giảm.

Nhằm xác định giá trị các khoản dồn tích bất thường, cần xác định giá trị các khoản dồn tích thông thường (khoản dồn tích không thểđiều chỉnh). Chênh lệch giữa tổng giá trị các khoản dồn tích và giá trị các khoản dồn tích thông thường chính là giá trị các khoản dồn tích bất thường, thể hiện qua công thức:

DAi,t= TAi,t − NDAi,t

Trong đó:

TAi,t: Tổng các khoản dồn tích

NDAi,t: Khoản dồn tích thông thường

DAi,t: Khoản dồn tích bất thường

Trong khi đó, các khoản dồn tích là chênh lệch giữa lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và dòng tiền hoạt động, được xác định theo công thức:

TAi,t = NOPi,t − CFOi,t

Trong đó:

TAi,t: Tổng các khoản dồn tích

NOPi,t: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

CFOi,t: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Như vậy, vấn đề trọng tâm của phương pháp đo lường là xác định giá trị của các khoản dồn tích thông thường. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một sốphương pháp tính khác nhau nhằm xác định khoản giá trị này.

Theo Jones (1991), khối lượng đầu tư tăng bắt buộc kéo theo tài sản vận hành tăng, do vậy làm tăng các khoản dồn tích, và đây là khoản dồn tích thông thường. Trong mô hình ban đầu, Jones ước tính các khoản dồn tích thông thường là mức dồn tích bình quân của ngành được ước tính dựa trên mức tăng trưởng doanh thu và tài sản cốđịnh của các doanh nghiệp cùng ngành. Mức độ dồn tích bất thường chính là trị tuyệt đối sự khác biệt

giữa tổng dồn tích với mức độ dồn tích thông thường. Khoản dồn tích bất thường càng cao thì khảnăng quản trị lợi nhuận càng lớn.

Tuy nhiên, Dechow và cộng sự (1995) cho rằng mô hình Jones (1991) gặp hạn chếtrong trường hợp nhà quản trị có thểtăng doanh thu cuối năm bằng cách bán hàng trả chậm hơn mức bình thường, dẫn tới doanh thu và các khoản dồn tích đều tăng nhưng không chắc các khoản nợ phải thu này sẽ thu hồi được. Do vậy, Dechow và cộng sự đã đề xuất hiệu chỉnh mô hình Jones (1991) bằng cách bổ sung phần tăng giảm các khoản phải thu.

Phát triển từ mô hình của Dechow và cộng sự (1995), Kothari và cộng sự (2005) cho rằng đểước lượng các khoản dồn tích tin cậy hơn cần kiểm soát hiệu quả hoạt động của công ty nên đã đề xuất đưa biến ROA vào mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 50 - 53)