Lý thuyết đại diện

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 67 - 68)

Lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling (1976). Về mặt lý thuyết, các cổđông là những người sở hữu thực sự tại các công ty cổ phần. Tuy nhiên sốlượng cổđông không giới hạn khiến việc điều hành trực tiếp doanh nghiệp của các chủ sở hữu trở nên không khả thi về mặt thực tế. Để giải quyết vấn đề này, các chủ sở hữu (người ủy thác) ký hợp đồng với một bên khác là BGĐ (người đại diện) nhằm thay mặt cho các cổ đông điều hành hoạt động của công ty. Lúc này, mối quan hệ

giữa người ủy thác - người đại diện ra đời, đồng thời phát sinh vấn đềngười đại diện. BGĐ nắm trong tay quyền điều hành công ty, với tư cách là người được các cổđông ủy quyền kiểm soát cùng kỳ vọng đem lại lợi ích chủ sở hữu. Trong khi đó, mặc dù là chủ sở hữu, song cổđông không điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, người đại diện (BGĐ) có xu hướng hành động vì lợi ích cá nhân mà không vì lợi ích chung của doanh nghiệp, ví như khi đứng trước một quyết định kinh doanh, người đại diện có thể bị hấp dẫn bởi lợi ích bản thân mà ra quyết định phương hại tới lợi ích của doanh nghiệp. Mặt khác, sức hấp dẫn từ các khoản tiền thưởng, tiền lương và các lợi ích khác khiến cho BGĐ cóđộng cơ điều chỉnh thông tin kế toán, nhằm che giấu các vấn đề về quản lý, hoặc làm đẹp BCTC do phần lớn các kế hoạch khen thưởng này dựa trên các con số kế toán. Những hành vi này làm suy giảm CLTT kế toán, ảnh hưởng tới quyền lợi của chủ sở hữu. Do đó các cổ đông cần kiểm soát hành vi của BGĐ nhằm đảm bảo họ thực hiện đúng nghĩa vụ với chủ sở hữu và cung cấp BCTC có chất lượng cao. Đểlàm được điều này, cổ đông phải chấp nhận chi phí đại diện (agency cost). Theo Jensen và Mecklink (1976) chi phí đại diện là tổng các chi phí: chi phí kiểm soát (Monitoring Expenditure), là chi phí được trả cho các kiểm soát viên nhằm báo động cho các cổđông khi các nhà quản lý trục lợi cho bản thân họ quá nhiều; chi phí giao kèo (Bonding Expenditure) là chi phí nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra từ những hành động thiếu trung thực của các nhà quản lý và tổn thất lợi ích là những tổn thất xảy ra do sự khác biệt giữa những quyết định trên thực tế của các nhà quản lý và những quyết định nhằm tối đa hóa lợi ích cho các cổđông. Các chi phí này nhằm duy trì hệ thống QTCT, giám sát hoạt động của BGĐ.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 67 - 68)