Lý thuyết thông tin bất cân xứng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 66 - 67)

Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) được khởi xướng bởi Akerlof (1970), phản ánh việc các bên tham gia trong giao dịch kinh tế, có một sốngười có đầy đủ thông tin hơn những người khác. Sự thuận tiện hay thiệt thòi về thông tin sẽảnh hưởng lên quyết định lựa chọn của họ, khiến cho kết quả giao dịch không còn ở trạng thái tối ưu. Theo đó, BGĐ là những người đứng đầu và điều hành doanh nghiệp, cung cấp thông tin về tình hình tài chính qua BCTC, trong khi cổđông là chủ sở hữu doanh nghiệp lại là những người sử dụng thông tin về tình hình hoạt động của công ty. Với vị thếđó, BGĐ sẽ nắm được thông tin rõ hơn so với cổđông, người vốn dĩ là chủ của doanh nghiệp. Do vậy, cổđông sẽ có tâm lý lo lắng do không đủ căn cứ để đánh giá được liệu những thông tin mà BGĐ cung cấp đã trung thực, hợp lý hay chỉ là những thông tin được thổi phồng, từ đó thiếu cơ sở để đưa ra các quyết định. Điều này tương tựnhư trong thịtrường ô tô, người bán có thể biết rõ đặc

tính chiếc xe của mình muốn bán và bán với giá cao hơn. Còn người mua không có những thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời của chiếc ô tô mình muốn mua nên có thể trả giá thấp hơn giá trị thực của chiếc ô tô đó. Tình trạng này gây ra tổn thất xã hội và nhiều vấn đề khác như sự mất lòng tin vào sản phẩm tương tự có chất lượng tốt trên thịtrường.

Hiện tượng thông tin bất cân xứng này dẫn đến hai hệ quảđó là: sự lựa chọn đối nghịch (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard). Lựa chọn đối nghịch xảy ra khi trong một thị trường, người bán hoặc người mua biết rõ hơn về tính chất sản phẩm mà đối tượng kia không biết. Rủi ro đạo đức xảy ra khi một bên có nhiều thông tin hơn và che đậy hành vi sau khi ký kết hợp đồng giao dịch, tạo ra bất lợi cho đối phương để trục lợi. Trên thị trường tài chính, với mục đích thu hút vốn đầu tư từ những chủ thể bên ngoài vốn hạn chế về nguồn thông tin, BGĐ có xu hướng điều chỉnh thông tin theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, gây bất lợi vềthông tin đối với các nhà đầu tư. Đứng trên góc độ mối quan hệ giữa chủ sở hữu và BGĐ, khi ký kết hợp đồng ủy thác, BGĐ cam kết sử dụng nguồn lực tài chính đúng mục đích, cùng các điều khoản về cách thức phân phối các khoản lợi nhuận từ việc khai thác nguồn lực tài chính ấy. Mặc dù đã cố gắng bao quát tất cả các điều khoản nhưng các bên tham gia phải chấp nhận một thực tế rằng không thể dự báo được tất cả những kịch bản, tình huống bất ngờ trong tương lai, vì thế trong quá trình điều hành doanh nghiệp, hầu hết các quyền kiểm soát còn lại sẽ thuộc về người quản lý (Shleifer và Vishny, 1997). Điều này có thể dẫn đến rủi ro đạo đức khi BGĐ có xu hướng tận dụng quyền lực và lợi thế về thông tin trong mối quan hệ với nhà đầu tư để tối đa hóa lợi ích của bản thân thay vì tối đa hóa lợi ích chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 66 - 67)