Tổng quan chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 105 - 108)

Bảng 4.1 trình bày thống kê mức độ quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tíchcủa các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020.

Bảng 4.1. Mức độ quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết

Mức độ quản trị lợi nhuận Trung bình

QTLN_1 0,0801

QTLN_2 0,0809

QTLN_3 0,0793

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo tính toán từ phần mềm STATA 14.2

Thống kê từ bảng 4.1 cho thấy giá trị trung bình của quản trịlợi nhuậnở 3 cách đo khá tương đồng, lần lượt là 0,0801, 0,0809, 0,0793. Kết quả này gần với nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng và cộng sự (2018) trong giai đoạn từ 2010-2016 là 0,074,

có phần thấp hơn so với số liệu tại một số quốc gia như Trung Quốc ở mức 0,094 trong nghiên cứu của Chen và cộng sự (2011), tại Ai cập là 0,9875 (Soliman và Ragab, 2013), hay Jordan là 0,1330 (Abed và cộng sự, 2012), và có phần cao hơn so với một số quốc gia như Úc là 0,0624 (Liu, 2012) hay Thổ Nhĩ Kỳ là 0,0077 (Aygun và cộng sự, 2014). Sự chênh lệch này đến từ khác biệt về phạm vi nghiên cứu bao gồm không gian và thời gian. Bên cạnh đó, một số công ty có mức độ quản trị lên tới 0,6, cụ thể là Công ty Cổ phần đầu tư Sao Thăng Long (DST) năm 2017 (0,631), Công ty Cổ phầnxây dựng số 7 (VC7) năm 2018 (0,614) cho thấy CLTT kế toán ở mức báo động.

Xét trên khía cạnh sai sót trên BCTC, chênh lệch báo cáo sau kiểm toán được coi là một hiện tượng phổ biến trên TTCK Việt Nam.

Bảng 4.2. Tỷ lệ sai sót trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết

Đơn vị:%

Tỷ lệ sai sót trên BCTC Trung bình

Chênh lệch lợi nhuận sau kiểm toán 76,3

SAI_SOT_1 24

SAI_SOT_2 16,6

SAI_SOT_3 27

SAI_SOT_4 20,4

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo tính toán từ phần mềm STATA 14.2

Bảng 4.2 chỉ ra trong giai đoạn từnăm 2010 tới 2020, có tới 76,3% công ty có sai sót dẫn tới phải điều chỉnh lại báo cáo sau kiểm toán, với quy mô trung bình về chênh lệch lợi nhuận ở mức 3,19 tỷđồng (theo thống kê từ dữ liệu), đồng nghĩa chỉ có 23,7% công ty có BCTC trước kiểm toán đáng tin cậy. Các sai sót ở mức trọng yếu luôn ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin. Thống kê từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy, có tới 24% công ty có BCTC sai sót ở mức trọng yếu 5% và 16,6% công ty có BCTC có sai sót ở mức trọng yếu 10%. Tỷ lệ sai sót ở mức trọng yếu 5%, cao hơn so với nghiên cứu tại Trung Quốc của Chen và Li (2010) là 20%, và ở Malaysia của Abdullah và cộng sự (2010) là 1%, cho thấy sự phổ biến về

sai sót trên BCTC tại Việt Nam. Ngoài ra, có tới 27% công ty có chênh lệch sau kiểm toán trên 5% hoặc nhận được ý kiến không phải chấp nhận toàn phần, và 20,4% công ty có chênh lệch sau kiểm toán trên 10% hoặc nhận được ý kiến không phải chấp nhận toàn phần. Nghiêm trọng hơn, thống kê từ dữ liệu chỉ ra trong các trường hợp điều chỉnh lợi nhuận sau kiểm toán, có 1,17% công ty có BCTC bị chỉnh sửa từ lãi thành lỗ, và 0,21% công ty được chỉnh sửa từ lỗthành lãi. Đây được coi là những sai sót có ảnh hưởng lớn đến người sử dụng thông tin do vấn đềthay đổi bản chất kết quả kinh doanh của công ty. Trong đó việc kết quả kiểm toán bị sửa từ lãi thành lỗ phổ biến hơn so với việc sửa báo cáo từ lỗthành lãi, đặt ra nghi vấn về sựđiều chỉnh thông tin nhằm che giấu kết quả kinh doanh thua lỗ của công ty. Chi tiết hơn, có một số công ty có mức điều chỉnh lợi nhuận rất lớn, gây mất lòng tin nơi người sử dụng BCTC và làm suy giảm tính minh bạch thịtrường. Một trong những trường hợp có điều chỉnh giảm sau kiểm toán lớn nhất phải kểđến Công ty Cổ phần tập đoàn Đại Dương (OGC) khi trong năm 2014, công ty này có lợi nhuận trước kiểm toán là 408 tỷđồng, nhưng sau kiểm toán lại báo cáo lỗ 2.547 tỷđồng, chênh lệch lên tới 2.956 tỷ. Ngoài vấn đề giá trị điều chỉnh lớn, công ty được coi là có sai sót nghiêm trọng khi có điều chỉnh sau kiểm toán từ lãi sang lỗ. Các khoản điều chỉnh của OGC phần lớn đến từ chênh lệch chi phí tài chính khi thay vì 73 tỷ thì sau kiểm toán là 1.624 tỷ, trong đó chi phí lãi vay gần 262 tỷ, bổ sung dự phòng các khoản đầu tư 234 tỷ, và lỗ thanh lý khoản đầu tư vào OceanBank là 1.092 tỷ. Không chỉ vậy, tiếp sang năm 2015, lợi nhuận sau kiểm toán của công ty này tiếp tục giảm 762 tỷ so với báo cáo tự lập, chênh lệch chủ yếu nằm ở hai khoản mục chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) năm 2017 cũng có hành vi điều chỉnh mạnh BCTC sau kiểm toán từ 1.032,5 tỷ đồng xuống còn 371,6 tỷ, giảm 64% so với báo cáo tự lập. Phần lớn sự điều chỉnh giảm này đến từ chênh lệch tăng chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. Ở chiều ngược lại, một số công ty có lợi nhuận sau kiểm toán tăng mạnh, có thể kểđến trường hợp của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa (BTP) năm 2011 với báo cáo trước kiểm toán là lỗ 176 tỷđồng, trong khi sau kiểm toán lại báo lãi 62,7 tỷđồng, nguyên nhân chủ yếu do điều chỉnh tăng doanh thu khi giá điện trong báo cáo trước kiểm toán là giá tạm tính, còn giá trên báo cáo sau kiểm toán là giá mới được duyệt. Trường hợp của BTP

không chỉ đáng chú ý do mức chênh lệch lớn mà ngược với OGC, đây là trường hợp báo cáo sau kiểm toán bị đổi thành từ lỗ sang lãi, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của nhà đầu tư. Sự phổ biến của hiện tượng chênh lệch lợi nhuận sau kiểm toán, thậm chí diễn ra liên tiếp tại cùng một công ty, với số tiền chênh lệch lớn, báo cáo sau kiểm toán bịđiều chỉnh từ lãi sang lỗ, từ lỗ thành lãi. Điều này cho thấy sai sót trên BCTC là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tính minh mạch của TTCK Việt Nam, dẫn tới sự mất lòng tin của nhà đầu tư về CLTT.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)