Về đất đai, thổ nhƣỡng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tiêu thụ lúa gạo tại địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 35 - 36)

Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.164 ha. Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nƣớc, cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu nhƣ hành, tỏi và các loại cây ăn trái nhƣ bƣởi, xoài, sầu riêng... Hiện đất nông nghiệp là 276.690 ha, chiếm 83,55%; Trong đó, đất trồng lúa là 146.586 ha (chiếm 52,98%), đất trồng cây lâu năm là 42.911 ha (chiếm 15,51%), đất lâm nghiệp có rừng là 10.659 ha (chiếm 3,85%), đất nuôi trồng thuỷ sản 54.492 ha (chiếm 16,42%) và đất làm muối chiếm 0,22% trong tổng cơ cấu hiện trạng đất năm 2010. Riêng đất phi nông nghiệp là 53.522 ha và 952 ha đất chƣa sử dụng (Số liệu đƣợc cập nhật theo Nghị quyết số 25 NQ-CP của chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2010- 2015 tỉnh Sóc Trăng).

Đất đai Sóc Trăng có thể chia thành 6 nhóm chính: Nhóm đất cát có 8.491 ha, bao gồm các giồng cát tƣơng đối cao từ 1,2 - 2 m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể trồng một số loại rau màu; nhóm đất phù sa có 6.372 ha thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và các cây ăn trái đặc sản, nhóm đất giây có 1.076 ha, ở vùng thấp, trũng, thƣờng trồng lúa một vụ; nhóm đất mặn có 158.547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đƣớc (ngập triều) trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn 75.016 ha thích hợp với việc trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn, dài ngày...; các loại đất mặn khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất phèn có 75.823 ha, trong đó chia ra làm 2 loại đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo phƣơng thức đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất nhân tác có 46.146 ha.

Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên nhƣ thiếu nƣớc ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhƣng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngƣ nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú.

Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành nhƣ cồn Mỹ Phƣớc, Khu du lịch Song Phụng, Cù Lao Dung... là địa điểm lý tƣởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái.

25

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tiêu thụ lúa gạo tại địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 35 - 36)