2.1.8.1 Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích các hiện tƣợng kinh tế:
So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lƣợng quy mô của các hiện tƣợng kinh tế.
So sánh bằng số tƣơng đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tƣợng kinh tế.
2.1.8.2 Thống kê mô tả
Thống kê là một hình thức trình bày số liệu và thông tin đã thu thập để làm cơ sở phân tích và kết luận. Các đại lƣợng thống kê mô tả chỉ đƣợc tính với các biến định lƣợng.
Một số đại lƣợng dùng trong thống kê mô tả:
Giá trị trung bình (Mean, Average): Là tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát.
Số trung vị (Median): Là giá trị của biến đứng giữa của một dãy số đã sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số thành 2 phần với mỗi phần có số quan sát bằng nhau.
Mode: Là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay trong một dãy phân phối.
18
Phƣơng sai: Là trung bình giữa bình phƣơng các độ lẹch giữa các biến và trung bình của các biến đó.
Độ lệch chuẩn: Là căn bậc hai của phƣơng sai.
2.1.8.3 Phương pháp phân tích chi phí – Lợi ích CBA (Cost Benefit Analysis):
Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng trong phân tích kết quả hoạt động sản xuất hay dự án đầu tƣ. Trong đề tài này CBA đƣợc sử dụng để phân tích hiệu quả sản xuất muối gồm các chi phí và doanh thu, hiệu quả kinh doanh của các thành phần tham gia trực tiếp trong quá trình tiêu thụ lúa gạo.
2.1.8.4 Phương pháp phân tích kênh phân phối (Marketing channel):
Là phƣơng pháp dùng để xác định chi phí marketing, marketing biên tế và lợi nhuận marketing.