Bảng 4.12: Bảng tổng hợp chi phí_Doanh thu_Lợi nhuận và đánh giá hiệu quả tiêu thụ của các trung gian trong kênh phân phối lúa gạo ở tỉnh Sóc Trăng
Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích 2014
Loại hình 1.Giá mua TB (đồng/k g) 2.Giá bán TB (đồng/kg) 3.Biên tế Mar (2-1) (đồng/kg) 4.Chi phí Mar _ Chi phí phát sinh (đồng/kg) 5.Lợi nhuận biên (3-4) 6. Sản lƣợng trung bình (tấn/vụ) 7.Tổng chi phí (1000 đồng) 8.Tổng doanh thu (1000 đồng) 9. Lợi nhuận (1000 đồng) 10.Hệ số hiệu quả Mar (9/7) Nông dân 3.289,5 5.136,1 1.846,6 - - 798,6 39.100 66.200 27.100 1,69 Thƣơng lái lúa 5.138,2 5.495,3 357,1 224,8 132,3 726,8 3.900.000 3.980.000 75.250 1,019 Thƣơng lái ( Mua lúa bán gạo) 5.283,1 8.095,3 2.812,1 2.592,5 219,5 668,4 3.800.000 3.940.000 101.370 1,026 Thƣơng lái (Mua gạo bán gạo) 7.493,8 8.265,6 771,9 634,8 137 598,8 5.200.000 5.305.000 82.200 1,016 NMXX 5.408 8.357 2.949 2.322,7 626,3 855 5.120.000 5.180.000 53.600 1,010
58
Qua kết quả thống kê số liệu ở bảng 4.12 ta thấy:
Đối với nông dân, giá mua trung bình đầu vào có nghĩa là chi phí bỏ ra công lao động nhà để sản xuất ra 1kg lúa là 3.289,5 đồng/kg, với mức giá bán ra trung bình là 5.136,1 đồng/kg lúa. Nhƣ vậy trung bình (tính theo quý) 1 quý mỗi nông hộ có 27.100.000 đồng lợi nhuận từ việc làm lúa. Hệ số hiệu quả marketing đạt 1,69>1 chứng tỏ việc trồng trọt của nông dân là có hiệu quả và mang lại lợi nhuận. Cứ với mỗi 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ mang về lợi nhuận 1,6 đồng. Tuy hệ số này của nông dân cao nhƣng do hạn chế về vốn, kỹ thuật và phụ thuộc vào số đất tích lũy của gia đình nên lợi nhuận trung bình tính ra của nông dân không cao. Hơn nữa một phần là do chi phí bỏ ra thấp nên mức lãi thu vào cũng không cao.
Còn thƣơng nhân kinh doanh và NMXX, do tính toán cộng dồn theo cả quý nên chi phí và doanh thu rất cao.
Đối với thƣơng nhân kinh doanh ở nhóm mua lúa bán lúa, nguồn cung cấp của họ 100% là từ nông dân, thế nên giá trung bình đầu vào của họ xấp xỉ giá bán ra trung bình của nông dân là 5.138,2 đồng/kg. Theo phỏng vấn thì đối với nhóm thƣơng nhân này họ chủ yếu là mua đi sang lại với mức chênh lệch không cao vì chi phí và thời gian bỏ ra tƣơng đối ít, giá bán ra trung bình 1kg lúa của thƣơng lái là 5.495,3 đồng, biên tế marketing 537,1 đồng/kg. Với trung bình 726,8 tấn/quý, trừ cho các khoản phí phát sinh là 224,8 đồng/kg, thì mỗi quý một thƣơng lái có lợi nhuận trung bình là 75.200.000 đồng, hệ số hiệu quả marketing đạt 1,0193>1 cho biết kinh doanh là có lời và với 1 đồng chi phí bỏ ra, thƣơng lái thu về 1,0193 đồng. Tuy hệ số này không cao do công bỏ ra không nhiều nhƣ nông dân nhƣng nhờ biết tính toán, ít tốn chi phí do chỉ đứng ra mua và sang lại cho thƣơng lái đƣờng dài hoặc NMXX nên dù vậy các thƣơng lái này cũng có lợi nhuận tƣơng đối cao.
Đối với thƣơng nhân mua lúa bán gạo, nhóm thƣơng lái này có tỉ lệ cao nhất, bao gồm cả thƣơng lái địa phƣơng và thƣơng lái từ nơi khác đến, họ có thể mua trực tiếp từ nông dân nếu có nguồn, còn từ nơi khác đến thì chủ yếu họ phải mua từ thƣơng lái địa phƣơng hoặc mua thông qua thành phần trung gian đƣợc gọi bằng cái tên quen thuộc là “cò lúa”, cũng vì thế giá mua trung bình của nhóm thƣơng lái này là 5.283,1 đồng/kg cao hơn so với thƣơng lái mua lúa bán lúa . Với trung bình mỗi quý 461,8 tấn mỗi thƣơng lái kiếm về phần lợi nhuận tƣơng đối cao triệu đồng. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán tƣơng đối cao 2.812,1 đồng/kg, trừ chi phí phát sinh, thƣơng lái lợi 219,5 đồng/kg, trung bình mỗi quý lợi nhuận đạt 101.400.000 đồng. Hệ số hiệu quả
59
marketing là 1,026 cho biết với mỗi đồng chi phí bỏ ra thì thƣơng lái thu về 1,026 đồng. Các thƣơng lái kinh doanh theo hình thức này tuy có lợi nhuận cao nhƣng kèm theo đó là chi phí cao, cần trang bị phƣơng tiện kinh doanh và mức độ rủi ro cao hơn so với thƣơng lái mua lúa bán lúa. Đồng thời họ cũng phải trải qua nhiều khâu trung gian để tiêu thụ hàng hóa từ mua lúa, sấy lúa đến xay xát, lau bóng (có thể có hoặc không) nên lao động gia đình và chi phí họ bỏ ra cũng cao nên dĩ nhiên là lợi nhuận họ nhận đƣợc cũng phải cao để bù vào các khoản chi phí đó.
Đối với thƣơng nhân mua gạo bán gạo, đây là hình thức kinh doanh ít gặp nhƣng ở Sóc Trăng do có nhiều nhà máy xay xát với công suất lớn nên trong số liệu phỏng vấn có 13,33% thƣơng lái kinh doanh theo hình thức này. So với 2 dạng thƣơng lái đã đề cập ở trên thì giá mua vào của thƣơng lái này cao hơn do mua trực tiếp gạo từ các NMXX và mang đến các vựa gạo lớn hoặc 1 phần bán lẻ ra thị trƣờng. Giá trung bình mua vào và bán ra là 7.493,8 và 8.265,6 đồng/kg gạo. Trừ các khoản chi phí, mỗi kg gạo thƣơng lái thu lãi 137 đồng. Với trung bình 598,8 tấn gạo/quý mỗi thƣơng lái thu về lợi nhuận 82.200.000 đồng, đạt hệ số hiệu quả 1,016. Tuy đây là một hình thức kinh doanh có lãi nhƣng do chi phí vốn bỏ ra cao hơn rất nhiều so với 2 dạng thƣơng lái trên nên ít có ngƣời kinh doanh. Hơn thế nữa rủi ro về chất lƣợng gạo và khó khăn về đầu ra là một trong những điều đáng lo ngại của hình thức kinh doanh này. Còn đối với các NMXX, một thực tế cho rằng đây là hình thức kinh doanh tốn kém nhiều chi phí ban đầu lúc khởi nghiệp, từ các chi phí về cơ sở kinh doanh, trang thiết bị kĩ thuật, cơ cấu hạ tầng,…Giá mua vào của NMXX cao hơn so với thƣơng lái do trải qua các khâu trung gian cũng nhƣ là huê hồng cho ngƣời môi giới với trung bình 5.408 đồng/kg, giá bán ra trung bình là 8.357 đồng/kg gạo. Lợi nhuận trung bình mỗi quý của các nhà máy xay xát bỏ qua công lao động nhà là 53.500.000 đồng, với hệ số hiệu quả marketing đạt 1,010. Với mỗi đồng chi phí bỏ ra thì các NMXX thu về 1,010 đồng. Trong các số liệu phỏng vấn trong năm vừa rồi đa số các NMXX bị trục trặc về khoản máy móc phải sữa chữa nên chi phí bị đội lên cao hơn so với bình thƣờng, chính điều này cũng là nguyên nhân làm sụt giảm lợi nhuận của các NMXX. Theo thống kê có một số NMXX với công suất lớn mỗi quý họ thu lãi trên 200 triệu đồng, nhƣng cũng có những NMXX trục trặc máy móc và lỗ gần 800 triệu đồng (tiền trả nhân công, lỗ do sang lúa lại giá thấp và bảo trì máy móc). Tuy vậy khi đƣợc phỏng vấn và hỏi các NMXX có tiếp tục kinh doanh không thì đa số đều trả lời có, vì họ đã có sẵn cơ sở vật chất, đây là ngành thu nhập không quá cao nhƣng tƣơng đối ổn định, còn máy móc thì khoảng 3-5 năm mới bảo trì tổng quát và rất ít trƣờng hợp kinh doanh thua lỗ.
60
Nhìn chung các thƣơng nhân kinh doanh (nói chung) họ là những ngƣời trung gian đƣợc lợi nhiều nhất. Trung bình 1 đồng chi phí bỏ ra họ thu vào 1,02 đồng lợi nhuận. Chênh lệch giá của nhóm thƣơng lái mua lúa bán gạo là cao nhất vì họ phải tốn thêm nhiều chi phí vận chuyển, xay xát, lau bóng,… Lợi nhuận trung bình mỗi quý của 1 thƣơng nhân nói chung là trên 86 triệu.. Còn NMXX, nhóm đối tƣợng này tốn nhiều chi phí trong quá trình kinh doanh nên hệ số hiệu quả chỉ đạt 1,010 tức 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu về 1,010 đồng. Lợi nhuận trung bình của 1 NMXX là 55 triệu/quý. So với nông dân suốt ngày “bán mặt cho đất bán lƣơng cho trời” mỗi quý tính luôn công lao động nhà mỗi quý chỉ đạt 27 triệu/hộ thì thành phần thƣơng lái là kinh doanh đƣợc lợi và hiệu quả nhất.
Tóm lại, qua quá trình điều tra và phân tích ở chƣơng 4, có thể khẳng định đƣợc rằng. Lúa đƣợc xem là cây trồng chính ở Sóc Trăng vì có lợi thế cạnh tranh cao, có thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn và vững chắc, sản xuất rất ổn định. Trong những năm gần đây mặc dù diện tích đất lúa ngày càng bị thu hẹp do đất đƣợc chuyển sang sử dụng trong các mục đích khác và một phần do ảnh hƣởng của nƣớc biển xâm nhập vào một số vùng ven biển. Một số địa phƣơng là trồng thêm vụ 3 và một tín hiệu vui cho nông dân là giá lúa tăng lên làm cho nông dân hứng khởi. Tuy nhiên nếu tiếp tục nhƣ vậy thì đất đai sẽ ngày càng bạc màu, dịch hại phát triển phức tạp hơn. Do đó chính quyền địa phƣơng nên tuyên truyền về ý thức canh tác cho nông dân kết hợp giữa sản xuất và bảo vệ sinh thái, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. Sản lƣợng và chất lƣợng lúa ngày càng tăng lên liên tục do nông dân áp dụng những giống lúa mới với năng suất cao và phẩm chất ngon nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của thị trƣờng.
Hệ thống phân phối lúa gạo ở Sóc Trăng hiện đề tài chƣa xây dựng đầy đủ, trên cơ bản chỉ phân tích về hiệu quả tiêu thụ của các thành viên trung gian trong kênh phân phối bao gồm nông dân, thƣơng lái (thƣơng lái mua lúa bán lúa, thƣơng lái mua lúa bán gạo, thƣơng lái mua gạo bán gạo), và nhà máy xay xát. Mỗi thành viên có vai trò và đặc điểm khác nhau:
Nông dân: giữ vai trò là nhà sản xuất, đảm nhận các hoạt động từ khâu làm đất, gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch đến bảo quản (nếu không bán lúa tƣơi tại đồng). Họ là thành viên có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong kênh nhƣng lại bị hạn chế về tất cả các mặt nhƣ diện tích, trình độ học vấn, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, vốn đầu tƣ cho sản xuất. Lợi nhuận chủ yếu vẫn là lấy cong
61
làm lời, vì vậy có thể nói lợi nhuận vẫn chƣa thể bù đắp để nông dân có cuộc sống sung túc hơn.
Thƣơng lái là các hộ kinh doanh cá thể, họ đảm nhận vai trò trung gian mua bán và vận chuyển giữa nông dân với các thành viên khác trong hệ thống kênh phân phối. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận của họ không cao nhƣ nông dân do thƣơng lái hoạt động trên địa bàn rộng và sản lƣợng kinh doanh lớn nên tổng lợi nhuận thu đƣợc của thành viên này là cao nhất. Có thể nói lợi nhuận cao là lý do thu hút ngày càng nhiều ngƣời gia nhập vào nghề này. Tuy thế, hiện nay thƣơng lái cũng đang vấp phải những khó khăn do thiếu kho dự trữ và phƣơng tiện kinh doanh lạc hậu cũng nhƣ thị trƣờng lúa gạo ở Sóc Trăng đang dần trở nên khan hiếm.
Nhà máy xay xát đảm nhận công việc xay xát là chính, chế biến lúa thành gạo và bán cho thành viên tiếp theo trong kênh phân phối. Thành viên này có tỷ suất lợi nhuận gần bằng thƣơng lái. Nhà máy xay xát là thành viên có cơ sở vật chất kỹ thuật cũng nhƣ phƣơng tiện kinh doanh tƣơng đối lớn, vốn kinh doanh ban đầu lớn, vì vậy tuy có tỷ suất lợi nhuận cao nhƣng không có nhiều ngƣời gia nhập ngành nhƣng đây vẫn là hình thức kinh doanh tƣơng đối ổn định
62
CHƢƠNG 5
PHÂN TÍCH SWOT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ
LÚA GẠO TỈNH SÓC TRĂNG 5.1 PHÂN TÍCH SWOT
5.1.1 Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với kênh tiêu thụ lúa gạo tỉnh Sóc Trăng
5.1.1.1 Điểm mạnh
Sóc Trăng có diện tích trồng lúa khá cao, năm 2013 là 4.337.900 ha, đứng thứ 5 trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, Sóc Trăng các điều kiện về thời tiết, khí hậu, thổ nhƣỡng và thủy lợi thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây lúa. Đặc biệt, Sóc Trăng dẫn đầu khu vực về sản lƣợng và diện tích lúa cao sản và đang có chiều hƣớng gia tăng.
Những giống lúa thơm ST và lúa thơm tài nguyên đã trở thành thƣơng hiệu lúa gạo hàng đầu của tỉnh Sóc Trăng trong nƣớc và xuất khẩu gạo sang nƣớc ngoài.
Nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và bám nghề. Nông dân không chỉ xem nghề nông nhƣ một công việc mang lại thu nhập mà còn là ngành nghề truyền thống phải giữ gìn và phát triển của dân tộc. Những kinh nghiệm mà họ tích lũy đƣợc góp phần đáng kể cho công tác canh tác ngày càng hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Trên địa bàn tỉnh có nhiều nhà máy xay xát hoạt động. Những nhà máy công xuất lớn vài nghìn tấn cho đến những nhà máy công suất nhỏ hoặc chỉ cung cấp đến bà con nông dân lân canh dịch vụ xay xát lúa. Nhƣng nhìn chung, với qui mô ngay càng nhiều và lớn hơn của các nhà máy xay xát hứa hẹn sẽ là đầu ra tiêu thụ lúa gạo tin cậy của bà con nông dân.
Thêm vào đó, nông nghiệp từ lâu đã là thế mạnh của tỉnh, trong đó cây lúa đƣợc xem là cây trồng chủ lực nên đƣợc địa phƣơng chú trong đầu tƣ nhiều. Những đề án phát triển gần đến năm 2015 hoặc xa hơn là 2020 nhằm phục vụ nông nghiệp phát triển hiệu quả nhƣ: Đề án cơ giới hóa khâu thu hoạch và sau thu hoạch lúa; Đề án giống cây trồng và vật nuôi,…
63
Trình độ học vấn nông dân thấp nên việc tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật còn nhiều hạn chế. Nông dân chƣa mạnh dạn áp dụng vào sản xuất, nhiều vấn đề lo ngại nên phần lớn họ canh tác theo kinh nghiệm là chủ yếu.
Đất đai sản xuất lúa còn phân tán, rời rạc và hiệu quả sản xuất không cao. Công tác tích tụ ruộng đất thành khu vực chuyên canh còn ít và xu hƣớng chuyển dịch kinh tế theo hƣớng công nghiệp dịch vụ trong những năm tới đây sẽ làm diện tích trồng lúa sụt giảm.
Đất đai ngày càng bạc màu do canh tác liên tục, tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện dịch bệnh hại cây lúa.
Đầu ra của lúa gạo còn nhiều bấp bênh, giá cả không ổn định trong khi chi phí đầu vào ngày một gia tăng vì thế gây nhiều khó khăn lên đời sống nông hộ trồng lúa.
Công tác quảng bá hình ảnh gạo đặc sản xủa tỉnh chƣa đƣợc xem trọng, nên hình ảnh thƣởng hiệu khá mờ nhạt.
5.1.1.3 Cơ hội
Nhu cầu lƣơng thực thế giới gia tăng trong nhiều năm gần đây. Tình trạng chính trị bất ổn định và thiên tai diễn ra thƣờng xuyên làm nhu cầu lƣơng thực càng cao. Chính điều này đã thúc đẩy không chỉ sản lƣợng mà còn là giá cả gạo trên thế giới, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu cho những nƣớc sản xuất lúa gạo nhiều nhƣ Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh gạo quốc tế vào nƣớc ta sẽ tạo ra môi trƣờng cạnh tranh ngày càng đa dạng cho các đối tƣợng tiêu thụ cũng nhƣ mang lại nguồn lợi nhuận nhiều hơn cho nông dân từ việc giá bán đƣợc nâng cao do cạnh tranh.
Giá trị nông sản ngày đƣợc tăng cao do công nghệ chế biến đƣợc phát triển sẽ giúp tạo ra những sản phẩm có giá trị tinh chế cao hơn so với bán sản phẩm thô nhƣ hiện nay.
5.1.1.4 Thách thức
Do cơ chế mở cửa và thông thƣơng giữa các thành viên trong cùng tổ chức nên ngày càng nhiều mặt hàng nƣớc ngoài đƣợc nhập vào nƣớc ta, trong đó có sản phẩm gạo của nhiều nƣớc nhƣ: Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ,… Điều này sẽ ảnh hƣởng đến giá lúa gạo trong nƣớc của nƣớc ta.
Cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nƣớc xuất khẩu gạo nhiều trên thế giới làm hoạt động xuất khẩu cạnh tranh cao về cả giá và chất lƣợng gạo.
64
Sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu gây ra sự thay đỏi về nhiệt độ, lƣợng mƣa và độ ẩm,… Điều này gây ảnh hƣởng không nhỏ đối với quá trình sinh trƣởng của cây lúa. Có