Thƣơng nhân kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tiêu thụ lúa gạo tại địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 63 - 65)

Bảng 4.11: Hoạt động kinh doanh lúa gạo của các thƣơng nhân kinh doanh/Thƣơng lái

Thƣơng lái lúa (Mua lúa bán lúa)

Thƣơng lái lúa gạo (Mua lúa bán gạo)

Thƣơng lái gạo đƣờng dài (Mua gạo bán gạo)

Tần số 5 8 2

Giá mua trung bình (đồng) 5.138,2 5.283,1 7.943,8 Giá bán trung bình (đồng) 5.495,6 8.095,3 8.265,6 Khối lƣợng mua (tấn) 726,8 668,4 598,8 Khối lƣợng bán (tấn) 708,8 485,5 598,8 Chi phí trung bình (1000 đồng) 3.897.600 3.840.100 5.220.800

Doanh thu trung bình (1000 đồng)

3.972.800 3.941.400 5.303.000

Lợi nhuận trung bình (1000 đồng)

75.300 101.400 82.200

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý năm 2014)

Qua thống kê kết quả phỏng vấn 15 thƣơng lái kinh doanh lúa, gạo và bảng kết quả xử lý ở bảng 4.11 về hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có thể thấy rằng:

Trong số 15 thƣơng lái hoạt động kinh doanh thì có đến 8 thƣơng lái là kinh doanh mua lúa bán gạo, có 5 thƣơng lái mua lúa bán lúa và 2 thƣơng lái kinh doanh mua gạo bán gạo. Nhƣ vậy, hoạt động mua lúa sau đó đem đi nhà máy để xay xát sau đó đem bán lại cho các vựa gạo là hoạt động kinh doanh phổ biến của các thƣơng lái hoạt động trong nghề.

Để hiểu rõ cụ thể hoạt động kinh doanh của thƣơng lái, chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu hoạt động mua bán của từng nhóm thƣơng lái:

Đối với nhóm thƣơng lái mua lúa bán lúa, có 5/15 thƣơng lái đƣợc phỏng vấn chọn kinh doanh theo hình thức này, chiếm 33,33%. Giá mua lúa trung

53

bình mà các thƣơng lái mua vào là 5.138 đồng/kg và bán ra là khoảng 5.495,6 đồng/kg. Khoảng chênh lệch giữa giá mua và giá bán lúa của nhóm thƣơng lái này là không cao. Các thƣơng lái (chủ yếu là thƣơng lái đến từ địa phƣơng) thu mua lúa từ nông dân sau đó sang lại cho các thƣơng lái đƣờng dài hoặc các NMXX khác. Tuy hình thức kinh doanh này khoản chênh lệch mua bán không cao nhƣng đổi lại sẽ ít tốn chi phí chuyên chở đi xa, tránh đƣuọc các rủi ro khác. Mặt khác, việc kiếm lời bằng hình thức bán này làm tăng nhanh vòng luân chuyển vốn của các thƣơng lái nên sau vụ lúa họ có thể tận dụng ngay vào hoạt động kinh doanh khác. Trung bình trong một quí tổng chi phí mà các thƣơng lái này tốn khoảng 3.897.600.000 đồng. Tuy nhiên, không phải là các thƣơng lái này phải có đủ số tiền này mà họ chỉ cần một số tiền gối vụ đầu khoảng 100 đến 200 triệu đồng là có thể tiến hành thu mua. Với khoảng chi phí đó, mỗi quí mỗi thƣơng lái mua khoảng 726,8 tấn lúa, sau khi trừ hao hụt khối lƣợng chuyển nhƣợng khoảng 708,8 tấn lúa. Nhƣ vậy, sau mỗi quí trung bình tổng doanh thu của thƣơng lái thu về khoảng 3.980.000.000 đồng và họ kiếm lợi đƣợc từ đây khoảng 75.300.000 đồng/quí.

Đối với nhóm thƣơng lái mua lúa bán gạo, có 8/15 thƣơng lái phỏng vấn chọn kinh doanh theo hình thức này, chiếm 53,33%. Giá mua trung bình mà các thƣơng lái này mua vào là 5.283,1 đồng/kg và bán ra là khoảng 8.095,3 đồng/kg. Khoảng chênh lệch giá này khá lớn lên đến 2.812,2 đồng/kg, sẽ mang lại cho các thƣơng lái nguồn doanh thu cao. Tuy nhiên, đổi lại họ sẽ phải chịu thêm nhiều chi phí hơn so với việc chuyển nhƣợng lúa lại nhƣ thƣơng lái lúa. Với tổng khối lƣợng mua vào khoảng 668,4 tấn/quí, sau khi khấu hao hao hụt do sấy, phơi lúa tƣơi và xay xát tại nhà máy thì sản lƣợng gạo bán ra trung bình một thƣơng lái là khoảng 485,5 tấn/quí. Với sản lƣợng gạo trung bình bán ra trong một quí nhƣ vậy mỗi thƣơng lái sẽ thu về đƣợc khoảng 3.852.320.000 đồng/quí với mức chi phí trung bình là 3.840.100.000 đồng/quí . Nhƣ vậy, sau mỗi quí trung bình một thƣơng lái mua lúa và bán gạo sẽ lợi đƣợc khoảng 101.370.000 đồng.

Còn với nhóm thƣơng lái mua gạo bán gạo (Các thƣơng lái gạo đƣờng dài), có 2/15 thƣơng lái phỏng vấn chọn kinh doanh theo hình thức này, chiếm 13,33%. Giá mua trung bình mà các thƣơng lái này mua vào là 7.943,8 đồng/kg đồng/kg và bán ra là khoảng 8.265,6 đồng/kg. Khoảng chênh lệch giá này khoảng 321,9 đồng/kg. Mặc dù mức chênh lệch giá này cũng không cao lắm nhƣng so với các thƣơng lái chỉ mua lúa bán lúa họ đƣợc lợi thế về chi phí hao hụt (hầu nhƣ không có). Trung bình mỗi quí một thƣơnglái gạo đƣờng dài kinh doanh khoảng 598,8 tấn gạo. Cũng nhƣ hai nhóm thƣơng lái mua lúa bán lúa và mua lúa bán gạo, thƣơng lái gạo đƣờng dài thƣờng chỉ cần vốn tiền mặt cho chuyến đầu sau đó họ sẽ dùng doanh thu thu về làm vốn cho chuyến đi

54

sau. Nhƣ vậy, mặc dù tổng chi phí cho mỗi quí lên đến 5.220.830.000 đồng nhƣng họ chỉ cần vài trăm triệu là đủ để làm vốn kinh doanh. Tổng doanh thu của mỗi thƣơng lái đạt khoảng 5.303.000.000 đồng trong đó thƣơng lái sẽ đƣợc khoảng 82.200.000 đồng.

Nhìn chung, sau mỗi quí các thƣơng lái đều đạt lợi nhuận khá cao. Trong đó đối tƣợng thu đƣợc nhiều lợi nhuận nhất là nhóm thƣơng lái mua lúa bán gạo, rồi đến thƣơng lái gạo đƣờng dài và cuối cùng là các thƣơng lái mua lúa sang tay. Tuy nhiên, do đặc thù từng nhóm thƣơng lái phải đi khá xa để thu mua nên cuộc sống khá bấp bênh và yêu cầu vốn khá lớn ban đầu nên mặc dù đây là một nghề mang lại lợi nhuận cao nhƣng hiện nay tỉ lệ gia nhập ngành khá ít. Tỉ lệ các thƣơng lái tăng cao vào thời điểm thu hoạch, điều này làm tăng áp lực cạnh tranh giữa các thƣơng lái với nhau và với các đối tƣợng thu mua khác. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của các nhóm đối tƣợng này nhƣng sẽ tạo cơ hội mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho nông dân.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tiêu thụ lúa gạo tại địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 63 - 65)