Khái niệm về phân phối và lý thuyết thị trƣờng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tiêu thụ lúa gạo tại địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 25 - 27)

2.1.5.1 Khái niệm về phân phối

* Phân phối: là hoạt động liên quan đến quá trình đƣa sản phẩm từ nơi ngƣời sản xuất đến ngƣời sử dụng cuối cùng.

* Kênh phân phối: là một hệ thống các tổ chức hoặc các cá nhân có quyền sở hữu sản phẩm hoặc giúp đỡ trong việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm nào đó khi nó di chuyển từ ngƣời sản xuất đến ngƣời mua cuối cùng. Có nhiều loại kênh phân phối. Kênh phân phối dài có nhiều thành phần tham gia và kênh phân phối ngắn ít đối tƣợng tham gia. Trong đó kênh phân phối ngắn hiệu quả hơn.

2.1.5.2 Lý thuyết thị trường nông sản.

Thị trƣờng nông sản là tập hợp những thỏa thuận, dựa vào đó ngƣời bán và ngƣời mua trao đổi đƣợc các hàng hoá nông sản và các dịch vụ cho nhau.

Mỗi cuộc trao đổi trực tiếp bằng hiện vật hay bằng tiền trên thị trƣờng đều là sự chuyển giao quyền sở hữu từ ngƣời chủ này sang chủ khác với một giá nhất định. Nếu chúng ta xem xét hàng loạt biến đổi về quyền sở hữu làm cho sản phẩm chuyển từ tay ngƣời sản xuất đầu tiên đến tay ngƣời tiêu dùng sau cùng là những dây chuyền phân phối (kênh phân phối) thì có nhiều dây chuyền phân phối khác nhau trong thị trƣờng nông sản. Có hai cách mô tả cơ cấu tổ chức của dây chuyền phân phối nhƣ sau:

* Timmer (1983): có 5 dây chuyền phân phối khác nhau có thể hoạt động ở thị trƣờng nông sản.

- Ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng ở nông thôn.

- Ngƣời sản xuất, người bán lẻ nông thôn và ngƣời tiêu dùng ở nông thôn.

- Ngƣời sản xuất, người thu gom và người chế biến ở địa phương và ngƣời tiêu dùng ở nông thôn.

15

- Ngƣời sản xuất, ngƣời thu gom và ngƣời chế biến ở địa phƣơng,

người bán buôn ở thành thị, người bán lẻ ở thành thị và người tiêu dùng ở thành thị.

- Ngƣời sản xuất, người thu gom và người chế biến không ở địa phương, ngƣời bán buôn ở thành thị, ngƣời bán lẻ ở thành thị và ngƣời tiêu dùng ở thành thị.

* Hill và Insergent: mô tả tổng quát một dây chuyền phân phối nông sản nhƣ sau:

Hình 2.2 Dây chuyền phân phối nông sản

Theo mô tả trong sơ đồ, hàng triệu ngƣời sản xuất bán sản phẩm của mình cho một số ít thƣơng nhân, những ngƣời này thực hiện chức năng là mua gom các món hàng nhỏ lại thành những lô hàng lớn bán lại cho ngƣời bán buôn hoặc chế biến. Số ngƣời chế biến và bán buôn ít hơn rất nhiều so với ngƣời thu gom, và phía cuối dây chuyến mở rộng ra vì sản phẩm vào tay rất nhiều ngƣời bán lẻ và cuối cùng đến hàng triệu ngƣời tiêu dùng.

Nguyên tắc chung mỗi lần chuyển giao quyền sở hữu đều kéo theo một lần định giá. Giá ngƣời nông dân bán cho các tổ chức tham gia dây chuyền phân phối là giá của ngƣời sản xuất. Giá mà ngƣời tiêu dùng phải trả là giá bán lẻ. Giá đƣợc ấn định từ ngƣời thu gom đến ngƣời bán lẻ đƣợc xem nhƣ là giá bán buôn.

Các hoạt động của thị trƣờng có những vai trò sau:

* Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về thời gian

Thông qua tồn trữ và xử lý bằng các kỹ thuật giữ tƣơi, nhiều nông sản đáp ứng yêu cầu sử dụng quanh năm hoặc nhiều năm của ngƣời tiêu dùng.

* Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về không gian địa lý

Sản phẩm của một vùng, một nƣớc đƣợc vận chuyển đến những vùng, những nƣớc khác không sản xuất để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng.

16

Do sức ép của công nghiệp ngƣời tiêu dùng cần những sản phẩm dƣới hình thức “gần nhƣ hoàn thành” hoặc “hoàn thành” không phải qua nấu nƣớng.

Nhƣ vậy, lĩnh vực thị trƣờng (marketing nông sản) tạo ra giá trị thêm vào đối với nông sản.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tiêu thụ lúa gạo tại địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 25 - 27)