ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tiêu thụ lúa gạo tại địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 36)

3.2.1 Tăng trƣởng kinh tế

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tỉnh Sóc Trăng từ năm 2006 đến 9/2013 (%) Chỉ tiêu Năm 2006-2010 2011 2012 9/2013 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế: 11,38 9,04 9,35 9,72 Khu vực I 6,56 -2,50 4,45 9,20 Khu vực II 14,38 10,58 2,37 7,34 Khu vực III 19,77 26,29 19,86 11,72 (Nguồn: www.soctrang.gov.vn)

Qua số liệu thống kê ở bảng 3.1 cho thấy trong giai đoạn 2006- 2010, tỉnh Sóc Trăng có tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trong tỉnh đạt ở mức khá cao 11,38% với sự gia tăng ở cả 3 khu vực kinh tế, nông-lâm-ngƣ nghiệp tăng

26

6,56%, công nghiệp- xây dựng tăng 14,38% và tăng trƣởng nhiều nhất là ở khu vực dịch vụ 19,77%.

Bƣớc sang năm 2011, kinh tế trong tỉnh tăng trƣởng sụt giảm, so với mức trung bình giai đoạn 2006- 2010 là 11,38% thì đến năm 2011 chỉ còn 9,04%. Sự sụt giảm chỉ diễn ra ở hai khu vực kinh tế là nông-lâm-ngƣ nghiệp và công nghiệp- xây dựng, trong đó nông-lâm-ngƣ nghiệp tăng trƣởng giảm mạnh xuống mức -2,5%, công nghiệp giảm còn 10,58%. Nguyên nhân là do ảnh hƣởng từ tình hình lạm phát trong nƣớc và diễn biến phức tạp của sâu bệnh trong năm 2011 đã dẫn đến sự sụt giảm tăng trƣởng của khu vực I, II và tốc độ tăng trƣởng chung của tỉnh. Riêng khu vực dịch vụ lại tăng trƣởng vƣợt bậc đạt 26,29% phần lớn là do sự tăng trong dịch vụ bán lẻ hàng hóa(Tổng mức bán lẻ hàng hóa ƣớc thực hiện 25.749 tỷ đồng, tăng 18,37% so với năm 2010).

Từ năm 2011 đến 2013, kinh tế trong tỉnh có xu hƣớng tăng và đạt tỉ lệ tăng trƣởng ổn định.

Nông nghiệp năm 2012 phục hồi và tăng liên tục đến năm 2013, tuy nhiên mức độ tăng trƣởng lại không đạt bằng giai đoạn 2006-2010. Mặc dù diện tích và sản lƣợng lúa năm 2012 đều tăng so với năm 2011 ( Diện tích trồng lúa tăng 4,85%, sản lƣợng lúa tăng 7,71%) nhƣng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy hải sản do tình hình dịch bệnh phát sinh đặc biệt là ở đàn gia cầm và vuông tôm làm sản lƣợng giảm nghiêm trọng ảnh hƣởng đến tăng trƣởng chung của khu vực kinh tế này. Bƣớc sang năm 2013, tình hình dich bệnh đƣợc kiểm soát tốt, tăng trƣởng trong khu vực I lại tăng và đạt 9,20% cho đến 9/2013.

Khu vực kinh tế công nghiêp- dịch vụ bƣớc sang năm 2012 lại giảm mạnh 8,21% so với năm 2011 chỉ còn 2,37%. Sự sụt giảm này là do tăng trƣởng của sản phẩm tôm đông lạnh và bia giảm (tôm đông lạnh giảm 14,7%, bia giảm 2,4%). Sang năm 2013, xuất khẩu thủy sản tăng mạnh, xuất khẩu nông sản thì giảm nên tăng trƣởng 9 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 7,34%. Dịch vụ trong tỉnh có xu hƣớng giảm chủ yếu là trong lĩnh vực tín dụng do ảnh hƣởng của lãi suất và tình hình nợ công.

27

3.2.2 Cơ cấu kinh tế

Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010-2012(%) Năm Khu vực 2010 2011 2012 Khu vực I 57,23 54,32 43,41 Khu vực II 14,62 14,54 14,81 Khu vực III 28,15 31,14 41,78 Tổng 100,00 100,00 100,00 (Nguồn: www.soctrang.gov.vn)

Qua số liệu thống kê ở bảng 3.2 về cơ cấu kinh tế tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010- 2012 có thể thấy rằng cơ cấu kinh tế tỉnh có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỉ trọng các khu vực kinh tế II(Công nghiệp và xây dựng) và III(Dịch vụ), giảm tỉ trọng kinh tế khu vực I(Nông- Lâm- Ngƣ nghiệp).

Tỉ trọng khu vực I giảm liên tục từ 2010 đến 2012, giai đoạn 2010- 2011 giảm 2,91% đến giai đoan 2011- 2012 thì giảm mạnh đến 10,91%. Khu vực II có sự thay đổi trong tăng trƣởng chƣa rõ rệt, khu vực III lại tăng đên 13,63%. Sự thay đổi tăng trƣởng trong cơ cấu các khu vực kinh tế cho thấy sự phù hợp với định hƣớng phát triển của đất nƣớc và sự quản lí, hƣớng dẫn có hiệu quả của cán bộ tỉnh Sóc Trăng trong nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh.

28

3.2.3 Kết quả sản xuất kinh tế

3.2.3.1 Giá trị sản xuất nông- lâm- thủy sản

Bảng 3.3: Diện tích, sản lƣợng và năng suất lúa của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010-2013 Thời gian Tiêu chí Cả năm Vụ lúa Đông Xuân Vụ lúa Hè Thu Vụ lúa Thu Đông Diện tích sản xuất lúa (ha)

Năm 2010 350.000 139.600 188.600 21.800 Năm 2011 349.000 138.300 187.100 23.600 Năm 2012 365.900 138.800 200.500 26.600 Năm 2013 373.400 141.300 200.700 31.500 Sản lƣợng lúa (Tấn) Năm 2010 1.966.600 872.400 995.100 99.100 Năm 2011 2.090.600 884.000 1.102.900 103.700 Năm 2012 2.251.800 909.800 1.214.600 127.400 Năm 2013 2.220.000 993.200 1.128.200 158.600 Năng suất lúa(Tạ/ha) Năm 2010 56,2 62,5 52,8 45,5 Năm 2011 59,9 63,9 59,0 43,9 Năm 2012 61,5 65,5 60,6 47,9 Năm 2013 59,5 66,1 56,2 50,4

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2013)

Qua số liệu thống kê ở bảng 3.3 về tình hình sản xuất lúa của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010-2013, có thể thấy rằng:

Từ năm 2010 đến 2013, sản xuất lúa của tỉnh Sóc Trăng có sự tăng trƣởng cả về diện tích, sản lƣợng và năng suất lúa.

Về diện tích sản xuất lúa, diện tích sản xuất lúa năm 2013 tăng 6,69% so với năm 2010. Trong đó nếu xét riêng từng vụ lúa thì tỉ trọng diện tích đƣợc mở rộng nhiều nhất là trong vụ lúa Thu Đông, diện tích sản xuất lúa vụ Thu Đông năm 2013 tăng 44,50% so với vụ Thu Đông năm 2010; Vụ Hè Thu diện tích lúa mở rộng thêm 6,42% so với năm 2010; Còn vụ Đông Xuân diện tích sản xuất lúa giảm chút ít ở năm 2011, tuy nhiên bƣớc sang năm 2012 đã tăng và đến năm 2013 đã mở rộng thêm đƣợc 1,22% so với năm 2010 . Mặc dù diện tích vụ Thu Đông tăng nhanh nhƣng lại chỉ chiếm 8,44% tổng diện tích sản xuất của cả năm. Nhƣ vậy, mặc dù chỉ tăng 6,42% nhƣng lƣợng tăng trong

29

vụ Hè Thu lại đóng vai trò chính trong sự gia tăng diện tích sản xuất lúa cả năm của tỉnh.

Về sản lƣợng lúa,sản lƣợng lúa năm 2013 của tỉnh Sóc Trăng đạt trên 2 triệu tấn, tăng 12,89% so với sản lƣợng lúa năm 2010. Vụ lúa có sản lƣợng nhiều nhất trong giai đoạn 2010- 2013 là vụ Hè Thu, với sản lƣợng lúa cả 4 năm luôn chiếm hơn 50% sản lƣợng lúa cả năm của tỉnh. Vụ có sản lƣợng thấp nhất là vụ lúa Thu Đông, năm 2013 chỉ chiếm 7,14% tổng sản lƣợng cả năm của tỉnh. Song song với sự gia tăng diện tích sản xuất lúa thì sản lƣợng lúa của 3 vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông cũng tăng trong giai đoạn 2010-2013, sản lƣợng vụ lúa Đông Xuân tăng 13,85%, vụ lúa Hè Thu tăng 13,38% so với năm 2010, riêng vụ Thu Đông thì tăng đến 60,04%

Về năng suất lúa, năng suất sản xuất lúa năm 2013 mặc dù cao hơn năm 2010 nhƣng lại thấp hơn so với năm 2011 và đặc biệt là năm 2012. Năng suất lúa năm 2013 có phần kém hơn so với 2 năm trƣớc là do năng suất vụ Hè Thu giảm, do chiếm tỉ trọng sản lƣợng cao nên sản lƣợng lúa vụ giảm trong khi diện tích sản xuất lúa tăng đã ảnh hƣởng đến năng suất chung cả năm của tỉnh. Mặc dù vụ lúa Hè Thu có sản lƣợng và diện tích sản xuất lớn nhất nhƣng năng suất đạt mức cao nhất lại vụ Đông Xuân với mức cao nhất năm 2013 là 66,1 tạ/ha trong khi vụ Hè Thu chỉ là 59,5 tạ/ha. Vụ lúa Thu Đông đạt năng suất thấp nhất so với hai vụ lúa còn lại (Vụ đƣợc khuyến cáo có tình hình dịch bệnh nhiều nên sản lƣợng không cao.

Diện tích và Sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp khác:

Bảng 3.4: Diện tích và sản lƣợng một số sản phẩm nông nghiệp khác của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010-2013

Nông sản Tiêu chí

Ngô Khoai lang Mía

Diện tích (ha) Năm 2010 3.700 2.600 13.900 Năm 2011 3.700 2.700 14.000 Năm 2012 3.800 2.400 13.300 Năm 2013 4.200 2.100 13.000 Sản lƣợng (tấn) Năm 2010 14.300 30.700 1.297.000 Năm 2011 13.800 32.000 1.300.100 Năm 2012 14.100 29.700 1.379.600 Năm 2013 15.900 28.400 1.404.900

30

Qua số liệu thống kê ở bảng 3.4 cho thấy, bên cạnh cây lúa là sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn của tỉnh Sóc Trăng, một số loại nông sản khác nhƣ ngô, khoai lang, mía,… cũng đƣợc trồng nhiều và cho sản lƣợng tƣơng đối đóng góp vào giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Trong giai đoạn 2010- 2013, diện tích trồng ngô của tỉnh đƣợc mở rộng thêm 500 ha. Mặc dù diện tích trồng ngô luôn tăng nhƣng sản lƣợng ngô lại có xu hƣớng giảm nhẹ trong giai đoạn 2010- 2012, đến năm 2013 sản lƣợng ngô mới tăng lên. Năng suất trồng ngô trong giai đoạn này đạt cao nhất là vào năm 2010 (3,86 tấn/ha). Năm 2013 cùng với sự gia tăng trong diện tích trồng ngô thì năng suất trồng ngô cũng tăng lên đạt 3,78 tấn/ha, cao hơn so với 2 năm 2011 và 2012.

Khoai lang là nông sản có diện tích cũng nhƣ sản lƣợng biến động nhiều nhất trong các loại nông sản đƣợc trồng nhiều ở Sóc Trăng. Năm 2011 diện tích trồng khoai lang tăng 100 ha so với năm 2010, tuy nhiên đến năm 2012 lại giảm 300 ha diện tích trồng, năm 2013 cũng giảm thêm 300 ha. Diện tích trồng khoai giảm do ảnh hƣởng của giá khoai lang trên thị trƣờng giảm cùng những khó khăn trên thị trƣờng đầu ra. Năng suất trồng khoai lang dao động ổn định trong khoảng từ 11,8 đến 11,9 tấn/ha. Tuy nhiên do sản lƣợng sụt giảm nhiều nên sản lƣợng cũng giảm đáng kể.

Mía đƣợc trồng nhiều ở huyện Cù Lao Dung của tỉnh Sóc Trăng với diện tích trên 10.000 ha cho sản lƣợng hơn 1 triệu tấn là nguồn nguyên liệu đáng kể cho công nghiệp mía đƣờng.

Diện tích và sản lượng chăn nuôi gia súc:

Bảng 3.5: Sản lƣợng chăn nuôi gia súc của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010-2013

Gia súc Sản lƣợng (Con)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sơ bộ 2013

Trâu 3.300 3.400 3.700 3.200

Bò 31.600 26.600 23.600 24.700

Lợn 267.000 280.000 279.200 278.500

(Nguồn: Số liệu tổng cục thống kê www.gso.gov.vn)

Qua số liệu thống kê ở bảng 3.5 về sản lƣợng chăn nuôi gia súc của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010- 2013 có thể thấy số lƣợng đàn trâu, bò có xu hƣớng giảm và đàn lợn lại có xu hƣớng tăng. Đàn trâu tăng 400 con trong giai đoạn 2010- 2012 nhƣng sang năm 2013 lại giảm mạnh đến 500 con. Đàn bò của tỉnh liên tục giảm trong giai đoạn 2010- 2012, năm 2011 đã giảm 15,82% và

31

năm 2012 đã giảm 25,32% so với số lƣợng năm 2010, riêng đến năm 2013 đàn bò lại tăng 4,66% so với năm 2012. Đàn lợn năm 2011 tăng 13.000 con so với năm 2010, tuy nhiên đến năm 2012 và 2013 đàn lợn của tỉnh giảm nhẹ chút ít nhƣng nhìn chung vẫn tăng so với năm 2010. Nguyên nhân giảm sút trong số lƣợng của những đàn trâu, bò là do diện tích chăn nuôi đang dần thu hẹp, hiệu quả chăn nuôi trâu bò không cao nên ảnh hƣởng đến việc tái đầu tƣ đàn, dịch bệnh ở đàn bò bùng phát và diễn biến phức tạp trong năm 2011 và 2012, đã gây ảnh hƣởng lớn tới việc đầu tƣ tái lập đàn. Riêng đàn lợn qui mô chăn nuôi thay đổi không nhiều do năm 2012 việc chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do giá thịt giảm, chi phí đầu vào tăng cao, sức mua thấp, các khó khăn về vốn, lãi suất tín dụng và cùng với đó là tình trạng sử dụng chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi nên hạn chế việc mở rộng qui mô, tái lập đàn.

Diện tích và sản lượng chăn nuôi gia cầm:

Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện sản lƣợng gia cầm tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010- 2013 (Nghìn con)

(Nguồn: Số liệu tổng cục thống kê www.gso.gov.vn)

Dựa vào biểu đồ 3.1 thể hiện sản lƣợng chăn nuôi gia cầm của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010- 2013, có thể thấy số lƣợng đàn gia cầm có xu hƣớng giảm, so với năm 2010 số lƣợng đàn gia cầm năm 2013 đã giảm 27.000 con, ƣớc tính tăng khoảng khoảng 0,60%. Giai đoạn này cũng cho thấy sự biến động mạnh trong số lƣợng đàn gia cầm, năm 2011 số lƣợng đàn gia cầm tăng đến 500.000 con nhƣng chỉ sang năm 2012 lại giảm đến 280.000 con và bƣớc sang tháng 10/2013 thì lại giảm thêm 247.000 con. Số lƣợng sụt giảm trong đàn gia cầm xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó giá bán giảm và tình

4200.0 4300.0 4400.0 4500.0 4600.0 4700.0 4800.0 4900.0 5000.0

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sơ bộ 2013

4494.0

4994.0

4714.0

32

hình dịch bệnh trên gia cầm diễn biến phức tạp là nguyên nhân làm cho sản lƣợng gia cầm sụt giảm và bị thiệt hại.

Diện tích và sản lượng chăn nuôi thủy sản:

Dựa vào biểu đồ 3.2 thể hiện diện tích và sản lƣợng thủy sản của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010- 2013 có thể thấy diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh đang dần thu hẹp, từ năm 2010 đến 2012 diện tích nuôi trồng đã giảm 7.100 ha, sang năm 2013 diện tích có chiều hƣớng phục hồi và đã đạt 68.200 ha tăng 3.400 ha so với năm 2012, nhƣng nhìn chung so với 2010 diện tích nuôi thủy sản đã giảm 3.300 ha (ƣớc tính khoảng 4,62%). Mặc dù diện tích nuôi trồng thủy sản giảm nhiều nhƣng sản lƣợng lại có chiều hƣớng gia tăng liên tục, năm 2013 sản lƣợng thủy sản đạt 195.140 tấn tăng 16,16% so với sản lƣợng đạt đƣợc năm 2010. Sự gia tăng sản lƣợng trong khi diện tích nuôi trồng đang giảm cho thấy năng suất nuôi trồng thủy sản đang tăng lên, sự tăng lên này là do công tác chăm sóc và xử lí tốt vấn đề dịch bệnh, bên cạnh đó giống chất lƣợng cũng làm cho năng suất đầu ra tăng. Mặc dù năm 2011 có xảy ra bệnh trên tôm nhiều làm giảm tốc độ tăng trƣởng của khu vực kinh tế chung nhƣng tính riêng sản lƣợng nuôi trồng thủy sản trong năm lại không giảm cho thấy nuôi trồng thủy sản của tỉnh khá đa dạng về loài và hiệu quả về sản lƣợng.

Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lƣợng thủy sản của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010- 2013

(Nguồn: Số liệu tổng cục thống kê www.gso.gov.vn)

.0 50000.0 100000.0 150000.0 200000.0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sơ bộ 2013 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sơ bộ 2013 d iệ n t ích (h a) sản lư ợ ng ( T ấn ) 71500.0 67100.0 64800.0 68200.0 168000.0 175295.0 181011.0 195140.0

33

3.2.3.2 Giá trị sản xuất công nghiệp

Bảng 3.6: Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010- 2013

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sơ bộ 2013 Giá trị sản xuất

công nghiệp (tỷ đồng)

13.743,8 18.275,8 21.709,6 24.422,1

(Nguồn: Số liệu tổng cục thống kê www.gso.gov.vn)

Qua số liệu thống kê ở bảng 3.6 về giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Sóc Trăng có thể thấy rằng trong giai đoạn 2010- 2013 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng, trong đó năm 2011 giá trị sản xuất công nghiệp tăng đến 32,98% so với năm 2010, năm 2012 giá trị sản xuất chỉ tăng 19,41% so với năm 2011 và năm 2013 tốc độ tăng là 12,49% so với năm 2012. Nhƣ vậy tốc độ tăng của giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Sóc Trăng năm 2013 có phần kém hơn so với những năm trƣớc. Nếu nhƣ trong năm 2011 giá trị sản xuất của các sản phẩm thủy sản nhƣ tôm đông lạnh tăng mạnh thì đến năm 2012, 2013 sản lƣợng tôm nguyên liệu do ảnh hƣởng của tình hình dich bệnh đã giảm mạnh, làm thiếu hụt nguyên liệu quan trọng cho ngành và sự sụt giảm trong giá trị sản xuất công ngiệp của tỉnh. Bên cạnh đó năm 2012 công nghiệp sản xuất bia của tỉnh Sóc Trăng cũng có giảm sút về số lƣợng. Từ đó đã trực tiếp ảnh hƣởng đến giá trị sản xuất công nghiệp chung của tỉnh năm 2012 và 2013.

3.2.4 Một số vấn đề xã hội khác

Cùng với việc quan tâm phát triển kinh tế, Đảng bộ, quân và nhân dân Sóc Trăng huy động mọi nguồn lực với phƣơng châm xã hội hoá chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và các phƣơng tiện chuyên ngành đƣợc chú trọng đầu tƣ. Tỷ lệ giƣờng bệnh/vạn dân năm 2011 là 16,83 GB/vạn dân, so với năm 1992 tăng 4,08 GB/vạn dân. Tỷ lệ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tiêu thụ lúa gạo tại địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)