Nguồn vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tiêu thụ lúa gạo tại địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 51 - 53)

Bảng 4.4: Nguồn vốn kinh doanh của các trung gian phân phối

(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp năm 2014)

Nguồn vốn kinh doanh

Thƣơng lái (vốn hoạt động) NMXX (vốn lúc ĐKKD) Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Dƣới 30 triệu đồng 1 6,67 3 21,43 Từ 30 đến <100 triệu 3 20,00 2 14,29 Từ 100 đến <300 triệu 8 53,53 8 57,14 Từ 300 triệu trở lên 3 20,00 1 7,14 Tổng 15 100 14 100

41

Theo số liệu điều tra trực tiếp 15 thƣơng lái và 14 nhà máy xay xát và kết quả thống kê ở bảng 4.4 về nguồn vốn của các đối tƣợng trong kênh phân phối dùng cho việc kinh doanh thì:

Đối với nông dân nguồn vốn này không rõ ràng, hầu hết mọi cho phí hỗ trợ việc sản xuất đều theo hình thức gối đầu, tức là các chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cắt suốt đều đƣợc cho thiếu và thanh toán ở cuối mùa gặt. Các nông hộ chỉ tốn 1 khoản chi phí nhỏ cho việc mƣớn dặm lúa, bơm nƣớc, xịt thuốc (một số nông hộ tự làm nên không tốn phần này) chính vì vậy không thể thống kê nguồn vốn sản xuất 1 cách chính xác.

Còn đối với các thƣơng lái, nguồn vốn họ luân chuyển qua từng chuyến lúa, vốn lƣu động của họ trong mỗi chuyến giao động từ 120 triệu đến 250 triệu (tùy theo sản lƣợng tối đa mỗi chuyến của các thƣơng lái). Tuy nhiên, cũng có 1 số thƣơng lái lúa chỉ thu lợi nhuận từ việc mua lúa ở địa phƣơng rồi sang lại cho các thƣơng lái đƣờng dài từ nơi khác đến thu mua, họ chỉ tốn 1 khoản phí cho việc đặt cọc trƣớc cho nông dân nên yêu cầu về vốn của họ không cao chỉ khoản dƣới 100 triệu đồng. Tuy nhiên loại ngƣời chọn kinh doanh theo hình thức này tuy không cần nhiều vốn nhƣng phải là ngƣời địa phƣơng, có quen biết rộng, am hiểu thị trƣờng và tình hình sản xuất lúa của địa phƣơng, cũng nhƣ linh hoạt trong việc chọn thị trƣờng đầu ra mới có thể kinh doanh hiệu quả. Một số thƣơng lái thì mua dự trữ lúa sau đó phơi hoặc sấy khô rồi bán lại cho các thƣơng lái khác hoặc nhà máy xay xát thì vốn hoạt động tƣơng đối nhiều có thể trên 300 triệu. Vốn của các thƣơng lái đa phần là vốn tự tích lũy, ngoài ra họ còn vay thêm từ các ngân hàng chính sách của địa phƣơng với lãi suất thấp từ vốn vay kinh doanh khoảng 0,75-1,2%, trong 15 thƣơng lái đƣợc khảo sát thì có đến 9/15 chiếm 60% thƣơng lái có vay vốn từ 100-500 triệu (tùy theo quy mô kinh doanh, vốn sẵn có và các khoản thế chấp).

Theo khảo sát 14 NMXX tại địa phƣơng , vốn đăng kí kinh doanh từ 100- 300 triệu chiếm 57,14%, tuy thế vốn lƣu động của các NMXX để phục vụ kinh doanh có lúc lên đến gần 800 triệu, điều này có thể lý giải rằng các nhà máy thƣờng mua từ nhiều nguồn khác nhau, vựa lại xong xay xác và bán ra gạo sỉ hoặc lẻ từ từ thu hồi vốn. Có 1 điều đặc biệt là khi khảo sát cả 14/14 nhà máy đề không tiến hành vay vốn, họ cho rằng thủ tục vay tƣơng đối phức tạp hoặc không biết phải vay nhƣ thế nào, nguồn vốn học có chủ yếu là tự có hoặc vay mƣợn từ các ngƣờit hân trong gia đình, qua vụ xoay đồng vốn nhanh chóng trả lại và nhiều khi không cần trả lãi, chỉ cần biếu tặng vài bao gạo. Tuy vậy, cũng có những NMXX với vốn ĐKKD rất thấp, chỉ dƣới 30 triệu chiếm 21,43%, những nhà máy này chỉ kinh doanh xay xát, sấy hoặc lau bóng theo hình thức

42

dịch vụ chứ không mua bán lúa gạo, các NMXX này chỉ cần vốn để chi trả nhân công và một số khoản phí khác.

Có thể thấy rằng, đối với các trung gian phân phối vốn kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định đến lợi nhuận của họ. Họ sẵn sàng mạo hiểm bỏ ra vài trăm triệu để đầu tƣ cho 1 chuyến lúa gạo mà chỉ cần 1 biến động nhỏ của thị trƣờng thì thiệt hại có thể lên đến vài chục triệu. Còn đối với nông dân, một phần vì hạn chế nguồn vốn, 1 phần vì không dám mạo hiểm nên vốn sản xuất đối với họ chỉ là thứ yếu, và dĩ nhiên cả tỉ lệ rủi ro và lợi nhuận của họ cũng không cao.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tiêu thụ lúa gạo tại địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 51 - 53)