Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tiêu thụ lúa gạo tại địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 31)

Mục tiêu 1:

Sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ sở NN&PTNT, tổng cục thống kê,…để thống kê tình hình tiêu thụ lúa của tỉnh Sóc Trăng.

Phương pháp thống kê mô: tổng hợp các dữ liệu sơ cấp thu thập đƣợc mô tả đặc điểm và tình hình tiêu thụ của mẫu nghiên cứu.

Phương pháp xếp hạng: để xếp hạng các đối tƣợng để đánh giá chung các đối tƣợng theo thứ tự quan trọng của nó.

Phương pháp so sánh: số tƣơng đối và số tuyệt đối nhằm đánh giá biến động số liệu về tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo giữa các năm.

Mục tiêu 2:

 Sử dụng phƣơng pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) và phƣơng pháp phân tích kênh thị trƣờng để phân tích các tác nhân trong kênh phân phối.

Phương pháp phân tích chi phí – Lợi ích CBA (Cost Benefit AnalysisTrong đề tài này CBA đƣợc sử dụng để phân tích hiệu quả tiêu thụ lúa gạo gồm các chi phí và doanh thu, hiệu quả kinh doanh của các thành phần tham gia trực tiếp trong quá trình tiêu thụ lúa gạo.

Phương pháp phân tích kênh phân phối (Marketing channel): xác định chi phí marketing, marketing biên tế, lợi nhuận marketing, tỉ suất lợi nhuận/chi

21

phí, tỉ suất thu nhập/chi phí để đánh giá hiệu quả tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Mục tiêu 3:

Từ kết quả phân tích kết hợp ma trận SWOT tiến hành đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ lúa góp phần nâng cao đời sống của các nông hộ trồng lúa ven biển tỉnh Sóc Trăng.

22

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

3.1.1 Vị trí địa lí

(Nguồn: www.soctrang.gov.vn)

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng

Sóc trăng là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng hạ lƣu sông Hậu, trên trục lộ giao thông thủy bộ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu cách thành phố Hồ Chí Minh 231 km, cách Cần Thơ 62 km, nằm trên tuyến quốc lộ 1A nối liền các tỉnh, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang.

Sóc trăng có diện tích đất khoảng 3.311,7629 km2, chiếm khoảng 1% diện tích cả nƣớc và 8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

23

Tỉnh có đƣờng bờ biển dài 72 km và 3 cửa sông lớn Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh đổ ra biển Đông.

Vị trí tọa độ: 9012’ - 9056’ vĩ Bắc và 105033’ - 106023’ kinh Đông. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp nhƣ sau:

Phía Bắc và Tây Bắc tiếp giáp tỉnh Hậu Giang; Phía Tây Nam tiếp giáp tỉnh Bạc Liêu;

Phía Đông Băc giáp tỉnh Trà Vinh;

Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.

3.1.2 Về đặc điểm địa hình

Sóc Trăng có địa hình thấp và tƣơng đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tƣơng đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bƣng trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 - 0,5 m, mùa mƣa thƣờng bị ngập úng làm ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thƣờng bị ngập khi triều cƣờng, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ.

3.1.3 Dân số

Dân số Sóc Trăng năm 2012 là 1.301.900 ngƣời với mật độ dân số trung bình 393 ngƣời/km2 (Số liệu tổng cục thống kê). Thành phần dân tộc chủ yếu của tỉnh là ba dân tộc Kinh, Khmer và Hoa. Trong đó ngƣời Kinh chiếm khoảng 65% cơ cấu dân trong tỉnh, kế đến là ngƣời Khmer khoảng 29% còn lại là ngƣời Hoa. Các dân tộc đã cùng nhau chung sống khai phá, xây dựng và bảo vệ vùng đất Sóc Trăng phát triển và ổn định nhƣ ngày nay.

3.1.4 Khí hậu

Sóc trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hƣởng gió mùa, hằng năm có khô và mùa mƣa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 28,6 C, ít khi bị bão lũ. Lƣợng mƣa trung bình hằng năm là 1.864mm, tập trung nhiều ở các tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho các sự phát triển cho nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây lúa.

24

3.1.5 Về đất đai, thổ nhƣỡng

Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.164 ha. Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nƣớc, cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu nhƣ hành, tỏi và các loại cây ăn trái nhƣ bƣởi, xoài, sầu riêng... Hiện đất nông nghiệp là 276.690 ha, chiếm 83,55%; Trong đó, đất trồng lúa là 146.586 ha (chiếm 52,98%), đất trồng cây lâu năm là 42.911 ha (chiếm 15,51%), đất lâm nghiệp có rừng là 10.659 ha (chiếm 3,85%), đất nuôi trồng thuỷ sản 54.492 ha (chiếm 16,42%) và đất làm muối chiếm 0,22% trong tổng cơ cấu hiện trạng đất năm 2010. Riêng đất phi nông nghiệp là 53.522 ha và 952 ha đất chƣa sử dụng (Số liệu đƣợc cập nhật theo Nghị quyết số 25 NQ-CP của chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2010- 2015 tỉnh Sóc Trăng).

Đất đai Sóc Trăng có thể chia thành 6 nhóm chính: Nhóm đất cát có 8.491 ha, bao gồm các giồng cát tƣơng đối cao từ 1,2 - 2 m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể trồng một số loại rau màu; nhóm đất phù sa có 6.372 ha thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và các cây ăn trái đặc sản, nhóm đất giây có 1.076 ha, ở vùng thấp, trũng, thƣờng trồng lúa một vụ; nhóm đất mặn có 158.547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đƣớc (ngập triều) trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn 75.016 ha thích hợp với việc trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn, dài ngày...; các loại đất mặn khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất phèn có 75.823 ha, trong đó chia ra làm 2 loại đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo phƣơng thức đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất nhân tác có 46.146 ha.

Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên nhƣ thiếu nƣớc ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhƣng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngƣ nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú.

Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành nhƣ cồn Mỹ Phƣớc, Khu du lịch Song Phụng, Cù Lao Dung... là địa điểm lý tƣởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái.

25

3.1.6 Thủy văn

Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hƣờng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cƣ dân địa phƣơng, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên.

Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông Nam bộ, vùng có nhiều trữ lƣợng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng nhƣ phát triển kinh tế biển tổng hợp.

3.1.7 Về tài nguyên rừng và biển

Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 10.659 ha với các loại cây chính: Tràm, bần, giá, vẹt, đƣớc, dừa nƣớc phân bố ở 4 huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.

Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn là Trần Đề, Định An và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hƣớng biển, thƣơng cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.

3.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- XÃ HỘI 3.2.1 Tăng trƣởng kinh tế 3.2.1 Tăng trƣởng kinh tế

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tỉnh Sóc Trăng từ năm 2006 đến 9/2013 (%) Chỉ tiêu Năm 2006-2010 2011 2012 9/2013 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế: 11,38 9,04 9,35 9,72 Khu vực I 6,56 -2,50 4,45 9,20 Khu vực II 14,38 10,58 2,37 7,34 Khu vực III 19,77 26,29 19,86 11,72 (Nguồn: www.soctrang.gov.vn)

Qua số liệu thống kê ở bảng 3.1 cho thấy trong giai đoạn 2006- 2010, tỉnh Sóc Trăng có tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trong tỉnh đạt ở mức khá cao 11,38% với sự gia tăng ở cả 3 khu vực kinh tế, nông-lâm-ngƣ nghiệp tăng

26

6,56%, công nghiệp- xây dựng tăng 14,38% và tăng trƣởng nhiều nhất là ở khu vực dịch vụ 19,77%.

Bƣớc sang năm 2011, kinh tế trong tỉnh tăng trƣởng sụt giảm, so với mức trung bình giai đoạn 2006- 2010 là 11,38% thì đến năm 2011 chỉ còn 9,04%. Sự sụt giảm chỉ diễn ra ở hai khu vực kinh tế là nông-lâm-ngƣ nghiệp và công nghiệp- xây dựng, trong đó nông-lâm-ngƣ nghiệp tăng trƣởng giảm mạnh xuống mức -2,5%, công nghiệp giảm còn 10,58%. Nguyên nhân là do ảnh hƣởng từ tình hình lạm phát trong nƣớc và diễn biến phức tạp của sâu bệnh trong năm 2011 đã dẫn đến sự sụt giảm tăng trƣởng của khu vực I, II và tốc độ tăng trƣởng chung của tỉnh. Riêng khu vực dịch vụ lại tăng trƣởng vƣợt bậc đạt 26,29% phần lớn là do sự tăng trong dịch vụ bán lẻ hàng hóa(Tổng mức bán lẻ hàng hóa ƣớc thực hiện 25.749 tỷ đồng, tăng 18,37% so với năm 2010).

Từ năm 2011 đến 2013, kinh tế trong tỉnh có xu hƣớng tăng và đạt tỉ lệ tăng trƣởng ổn định.

Nông nghiệp năm 2012 phục hồi và tăng liên tục đến năm 2013, tuy nhiên mức độ tăng trƣởng lại không đạt bằng giai đoạn 2006-2010. Mặc dù diện tích và sản lƣợng lúa năm 2012 đều tăng so với năm 2011 ( Diện tích trồng lúa tăng 4,85%, sản lƣợng lúa tăng 7,71%) nhƣng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy hải sản do tình hình dịch bệnh phát sinh đặc biệt là ở đàn gia cầm và vuông tôm làm sản lƣợng giảm nghiêm trọng ảnh hƣởng đến tăng trƣởng chung của khu vực kinh tế này. Bƣớc sang năm 2013, tình hình dich bệnh đƣợc kiểm soát tốt, tăng trƣởng trong khu vực I lại tăng và đạt 9,20% cho đến 9/2013.

Khu vực kinh tế công nghiêp- dịch vụ bƣớc sang năm 2012 lại giảm mạnh 8,21% so với năm 2011 chỉ còn 2,37%. Sự sụt giảm này là do tăng trƣởng của sản phẩm tôm đông lạnh và bia giảm (tôm đông lạnh giảm 14,7%, bia giảm 2,4%). Sang năm 2013, xuất khẩu thủy sản tăng mạnh, xuất khẩu nông sản thì giảm nên tăng trƣởng 9 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 7,34%. Dịch vụ trong tỉnh có xu hƣớng giảm chủ yếu là trong lĩnh vực tín dụng do ảnh hƣởng của lãi suất và tình hình nợ công.

27

3.2.2 Cơ cấu kinh tế

Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010-2012(%) Năm Khu vực 2010 2011 2012 Khu vực I 57,23 54,32 43,41 Khu vực II 14,62 14,54 14,81 Khu vực III 28,15 31,14 41,78 Tổng 100,00 100,00 100,00 (Nguồn: www.soctrang.gov.vn)

Qua số liệu thống kê ở bảng 3.2 về cơ cấu kinh tế tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010- 2012 có thể thấy rằng cơ cấu kinh tế tỉnh có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỉ trọng các khu vực kinh tế II(Công nghiệp và xây dựng) và III(Dịch vụ), giảm tỉ trọng kinh tế khu vực I(Nông- Lâm- Ngƣ nghiệp).

Tỉ trọng khu vực I giảm liên tục từ 2010 đến 2012, giai đoạn 2010- 2011 giảm 2,91% đến giai đoan 2011- 2012 thì giảm mạnh đến 10,91%. Khu vực II có sự thay đổi trong tăng trƣởng chƣa rõ rệt, khu vực III lại tăng đên 13,63%. Sự thay đổi tăng trƣởng trong cơ cấu các khu vực kinh tế cho thấy sự phù hợp với định hƣớng phát triển của đất nƣớc và sự quản lí, hƣớng dẫn có hiệu quả của cán bộ tỉnh Sóc Trăng trong nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh.

28

3.2.3 Kết quả sản xuất kinh tế

3.2.3.1 Giá trị sản xuất nông- lâm- thủy sản

Bảng 3.3: Diện tích, sản lƣợng và năng suất lúa của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010-2013 Thời gian Tiêu chí Cả năm Vụ lúa Đông Xuân Vụ lúa Hè Thu Vụ lúa Thu Đông Diện tích sản xuất lúa (ha)

Năm 2010 350.000 139.600 188.600 21.800 Năm 2011 349.000 138.300 187.100 23.600 Năm 2012 365.900 138.800 200.500 26.600 Năm 2013 373.400 141.300 200.700 31.500 Sản lƣợng lúa (Tấn) Năm 2010 1.966.600 872.400 995.100 99.100 Năm 2011 2.090.600 884.000 1.102.900 103.700 Năm 2012 2.251.800 909.800 1.214.600 127.400 Năm 2013 2.220.000 993.200 1.128.200 158.600 Năng suất lúa(Tạ/ha) Năm 2010 56,2 62,5 52,8 45,5 Năm 2011 59,9 63,9 59,0 43,9 Năm 2012 61,5 65,5 60,6 47,9 Năm 2013 59,5 66,1 56,2 50,4

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2013)

Qua số liệu thống kê ở bảng 3.3 về tình hình sản xuất lúa của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010-2013, có thể thấy rằng:

Từ năm 2010 đến 2013, sản xuất lúa của tỉnh Sóc Trăng có sự tăng trƣởng cả về diện tích, sản lƣợng và năng suất lúa.

Về diện tích sản xuất lúa, diện tích sản xuất lúa năm 2013 tăng 6,69% so với năm 2010. Trong đó nếu xét riêng từng vụ lúa thì tỉ trọng diện tích đƣợc mở rộng nhiều nhất là trong vụ lúa Thu Đông, diện tích sản xuất lúa vụ Thu Đông năm 2013 tăng 44,50% so với vụ Thu Đông năm 2010; Vụ Hè Thu diện tích lúa mở rộng thêm 6,42% so với năm 2010; Còn vụ Đông Xuân diện tích sản xuất lúa giảm chút ít ở năm 2011, tuy nhiên bƣớc sang năm 2012 đã tăng và đến năm 2013 đã mở rộng thêm đƣợc 1,22% so với năm 2010 . Mặc dù diện tích vụ Thu Đông tăng nhanh nhƣng lại chỉ chiếm 8,44% tổng diện tích sản xuất của cả năm. Nhƣ vậy, mặc dù chỉ tăng 6,42% nhƣng lƣợng tăng trong

29

vụ Hè Thu lại đóng vai trò chính trong sự gia tăng diện tích sản xuất lúa cả năm của tỉnh.

Về sản lƣợng lúa,sản lƣợng lúa năm 2013 của tỉnh Sóc Trăng đạt trên 2 triệu tấn, tăng 12,89% so với sản lƣợng lúa năm 2010. Vụ lúa có sản lƣợng nhiều nhất trong giai đoạn 2010- 2013 là vụ Hè Thu, với sản lƣợng lúa cả 4 năm luôn chiếm hơn 50% sản lƣợng lúa cả năm của tỉnh. Vụ có sản lƣợng thấp nhất là vụ lúa Thu Đông, năm 2013 chỉ chiếm 7,14% tổng sản lƣợng cả năm của tỉnh. Song song với sự gia tăng diện tích sản xuất lúa thì sản lƣợng lúa của 3 vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông cũng tăng trong giai đoạn 2010-2013, sản lƣợng vụ lúa Đông Xuân tăng 13,85%, vụ lúa Hè Thu tăng 13,38% so với năm 2010, riêng vụ Thu Đông thì tăng đến 60,04%

Về năng suất lúa, năng suất sản xuất lúa năm 2013 mặc dù cao hơn năm 2010 nhƣng lại thấp hơn so với năm 2011 và đặc biệt là năm 2012. Năng suất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tiêu thụ lúa gạo tại địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 31)