Đào tạo lao động theo địa chỉ và theo lộ trình phát triển Khu kinh tế Nhơn Hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút lao động lao động cho Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 74 - 78)

MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT LAO ĐỘNG CHO KHU KINH TẾ NHƠN HỘ

3.2.2.5Đào tạo lao động theo địa chỉ và theo lộ trình phát triển Khu kinh tế Nhơn Hộ

trình phát thanh, truyền hình của Trung ương và của tỉnh.

Duy trì dòng văn hoá phi vật thể phong phú như: hoạt động lễ hội, hát bội, nhạc võ Tây Sơn, ca kịch bài chòi, múa hát bá trạo của cư dân miền biển, là những món ăn tinh thần đặc sắc.

Hàng năm, phân bổ vé xem bóng đá, thể thao, miễn giảm 50% tiền vé xem bóng đá thường xuyên cho công nhân lao động tại Sân vận động Quy Nhơn và Trung tâm Thể dục Thể thao của tỉnh.

3.2.2.5 Đào tạo lao động theo địa chỉ và theo lộ trình phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội kinh tế Nhơn Hội

Bình Định từ trước đến nay vẫn được coi là có lợi thế so sánh về lực lượng lao động và chi phí nhân công hợp lý. Tuy nhiên, điểm yếu của lao động địa phương hiện nay đó là số lao động đã qua đào tạo không nhiều, điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng năng suất lao động của các ngành kinh tế chưa cao. Điều này cũng lý giải cho tình trạng thiếu lao

động chất lượng cao ở các ngành đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, nhân công lành nghề và lao động chất xám.

Việc thiếu lao động trình độ cao, chưa có khả năng làm việc trong môi trường cạnh tranh chuyên nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định trong thời gian qua. Để nâng cao chất lượng lao động tại Khu kinh tế Nhơn Hội trong thời gian tới, chúng ta cần tích cực quan tâm đến công tác quy hoạch và triển khai thực hiện trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề.

Thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hiện Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Định đang triển khai một số dự án đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Bình Định, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Nhơn Hội và mô hình đào tạo liên kết. Hiện tại, Trường Cao đẳng nghề Bình Định và một số trung tâm đào tạo trên địa bàn tỉnh đã có sự liên kết với các trung tâm nghiên cứu khoa học lớn, các trường Đại học ở Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore,… Phấn đấu đến năm 2010 đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn Khu kinh tế Nhơn Hội lên trên 40% và năm 2020 con số này là 65%. Trong đó, tỷ lệ thợ giỏi ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Trước mắt sẽ tập trung đào tạo lại, nhằm nâng cấp nhanh trình độ lao động kỹ thuật đang làm việc tại doanh nghiệp; bổ sung, cải tiến, cập nhật chương trình đào tạo ban đầu cho các khóa đào tạo nghề dài hạn; thu hút học sinh tham gia học nghề.

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành then chốt theo lộ trình phát triển của Khu kinh tế như: cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu mới,... cho các Khu công nghiệp trong Khu kinh tế, các dự án công nghiệp trọng điểm, các ngành nghề mới. Chú trọng đào tạo nghề để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng nắm bắt

và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Tổ chức đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, nâng dần chất lượng đào tạo lên ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới. Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực, đa dạng hóa các loại hình đào tạo.

Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong Khu kinh tế tổ chức đào tạo nguồn nhân lực bằng các hình thức đào tạo theo địa chỉ, đào tạo tại chỗ, tổ chức dạy nghề cho cư dân nông thôn.

Để đào tạo được nguồn lực lao động kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Định nói chung và Khu kinh tế Nhơn Hội nói riêng, Sở Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tập trung vào các giải pháp như: bồi dưỡng chuẩn hóa, cập nhật kiến thức kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của các cơ sở đào tạo, dạy nghề; Tổ chức các hội thảo chuyên đề về xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo nghề theo góp ý, tư vấn của các doanh nghiệp và học sinh sau khi tốt nghiệp đang làm việc trong các thành phần kinh tế; Biên soạn, cải tiến các chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn, các mô đun đào tạo công nghệ mới nhằm giải quyết nhu cầu bổ sung chương trình đào tạo ban đầu, xây dựng chương trình đào tạo lại và nâng cao cho lực lượng lao động đang làm việc; Tăng cường mời gọi xã hội hóa đào tạo nghề nhằm nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề trong và ngoài công lập thuộc tỉnh; Xây dựng nội dung kiểm định đào tạo làm cơ sở thực hiện các biện pháp củng cố, tăng cường chất lượng đào tạo, thương hiệu hóa các loại hình đào tạo tiến đến đấu thầu chỉ tiêu đào tạo, hợp đồng đào tạo theo đơn đặt hàng của đơn vị sử dụng lao động.

Ngoài ra, không chỉ bản thân người lao động phải nỗ lực, mà doanh nghiệp cũng phải tạo điều kiện để người lao động được học tập như hỗ trợ tiền học phí, đào tạo,... Từng doanh nghiệp cần phải hiểu việc nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động trong đơn vị mình cũng là nâng cao năng

lực cạnh tranh trên thị trường. Để người lao động đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp và thị trường, mô hình học tập cộng đồng cần được khuyến khích, mở rộng.

Với ưu thế là một tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, việc thu hút các ngành nghề, các doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài để tìm sự hỗ trợ, hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực cần phải được triển khai, nhân rộng ở các trường, các cơ sở đào tạo nghề. Chất lượng của nguồn lao động chính là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc và khu vực.

Trên cơ sở lực lượng lao động đã thu hút về làm việc tại Khu kinh tế Nhơn Hội, Ban Quản lý Khu kinh tế phối hợp với các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động tiến hành quy hoạch, xác định tiêu chí lựa chọn lực lượng lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao để ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi về chế độ đào tạo, cụ thể:

- Đối tượng được quy hoạch, đào tạo là cán bộ quản lý và công nhân làm việc trên địa bàn Khu kinh tế Nhơn Hội; đảm bảo các tiêu chuẩn của từng ngạch đào tạo và có sức khỏe tốt để học tập và làm việc lâu dài.

- Đối với những trường hợp đưa đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước phải bảo đảm điều kiện chung là học đúng chuyên ngành và trường mà Khu kinh tế cần đào tạo; tuổi đời không quá 35 đối với bậc đào tạo thạc sĩ và không quá 40 đối với bậc đào tạo tiến sĩ.

- Chính sách hỗ trợ: Nếu học trong tỉnh thì mức trợ cấp 1.000.000 đồng/người/tháng, học ngoài tỉnh mức trợ cấp 1.500.000 đồng/người/tháng và sau khi tốt nghiệp được hỗ trợ 30.000.000 đồng/người đối với thạc sĩ và hỗ trợ 50.000.000 đồng/người đối với tiến sĩ.

- Trường hợp đào tạo ở nước ngoài: Trước khi đi học nước ngoài, học viên được cử đi học chương trình ngoại ngữ đạt chuẩn; học viên được trợ cấp

1.500 USD/người/khóa. Nếu học không đạt yêu cầu thì ngân sách chi 60%, người học tự trang trải 40% chi phí học tập. Các trường hợp đạt yêu cầu, mức chi đào tạo cụ thể theo quy định của trường được cử đi đào tạo, ngân sách bảo đảm chi trọn gói. Nếu học viên không tốt nghiệp, thì phải bồi hoàn lại kinh phí đào tạo cho ngân sách.

Nguồn kinh phí chi trả do Ngân sách tỉnh Bình Định bố trí hàng năm từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút lao động lao động cho Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 74 - 78)