Phối hợp với các tỉnh lân cận trong việc đào tạo và giới thiệu lao động cho các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Nhơn Hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút lao động lao động cho Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 78 - 79)

MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT LAO ĐỘNG CHO KHU KINH TẾ NHƠN HỘ

3.2.2.6 Phối hợp với các tỉnh lân cận trong việc đào tạo và giới thiệu lao động cho các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Nhơn Hộ

lao động cho các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Nhơn Hội

Trên cơ sở Chương trình hợp tác toàn diện đã ký kết giữa tỉnh Bình Định với một số tỉnh, thành phố trong cả nước, Ban Quản lý Khu kinh tế Nhơn Hội sẽ rà soát, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ký kết bổ sung Chương trình hợp tác với một số tỉnh, trong đó tập trung vào lĩnh vực thu hút lao động phục vụ cho Khu kinh tế Nhơn Hội.

Trước mắt, tập trung ký kết Chương trình hợp tác với một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ và các tỉnh Tây Nguyên để đưa lao động từ các tỉnh này về làm việc tại Khu kinh tế Nhơn Hội.

Phối hợp với các tỉnh bạn, thông qua các Trung tâm xúc tiến việc làm của cấp tỉnh, cấp huyện để tuyển dụng lao động theo tiêu chuẩn do Ban Quản lý Khu kinh tế Nhơn Hội xây dựng, tìm lao động cho Bình Định từ nguồn lao động dồi dào, chưa được khai thác hết của các tỉnh miền Tây Nguyên như: Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông và các tỉnh ở khu vực đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ.

Do đặc điểm riêng của từng vùng miền khác nhau, nên thị trường lao động các tỉnh bạn có nhiều điểm khác thị trường lao động Bình Định. Hầu hết các tỉnh miền Tây Nguyên và các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc bộ chưa có những Khu công nghiệp lớn, các tỉnh Bắc Trung bộ các Khu kinh tế vừa

mới được thành lập, nhu cầu lao động chưa cao; nguồn lao động chủ yếu gắn với nghề nông, nương rẫy. Nhưng điểm chung của thị trường lao động Bình Định và các tỉnh nêu trên đều có nghịch lý là vừa thừa, vừa thiếu lao động. Một số không ít lao động được xem là thất nghiệp nhưng không có nhu cầu tìm việc, thời gian nhàn rỗi trong lao động nông nghiệp ở một số tỉnh chiếm tỷ lệ khá cao, nhưng nhiều người không có ý tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi này. Tâm lý của bà con nông dân là sợ làm xa nhà, ngại tiếp cận với lao động công nghiệp,... Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, các tỉnh bạn rất nỗ lực trong việc giải quyết việc làm theo các chương trình xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động,...

Những giải pháp phối hợp được đề ra phải trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. Cần có sự trao đổi thường xuyên giữa các ngành chức năng của Bình Định, Ban Quản lý Khu kinh tế Nhơn Hội với Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh về tình hình lao động, thông tin kịp thời các nhu cầu tuyển dụng, việc làm và thu nhập của người lao động. Các tỉnh bạn sẽ cập nhật, thông tin tình hình việc làm ở Khu kinh tế Nhơn Hội để từ đó chỉ đạo các địa phương có nhiều lao động chưa có việc làm chuẩn bị nguồn lao động để kịp thời cung ứng khi Khu kinh tế Nhơn Hội có nhu cầu.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút lao động lao động cho Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w