Quy hoạch phát triển ngành dệt may da giầy

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút lao động lao động cho Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 52 - 53)

NHU CẦU THU HÚT LAO ĐỘNG CHO KHU KINH TẾ NHƠN HỘ

2.4.6Quy hoạch phát triển ngành dệt may da giầy

Đầu tư phát triển ngành dệt may, da giày theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại, hướng vào khâu thiết kế, tạo mẫu mốt, sản phẩm cao cấp; chú trọng phát triển mạnh sản xuất nguyên phụ liệu và phụ tùng cho ngành. Phát triển ngành dệt may, da giầy bằng mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực của tư nhân trong và ngoài nước, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần, hình thành nhiều doanh nghiệp mới, tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2010 - 2015 khoảng 21,5% và giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 18,4%. Đến năm 2015 sản xuất trong Khu kinh tế đáp ứng phần lớn nguyên, phụ liệu của ngành sản xuất này trên địa bàn tỉnh Bình Định và các vùng lân cận.

Phát triển ngành dệt may, da giày theo định hướng xuất khẩu; bố trí lực lượng sản xuất theo hướng hình thành các nhà máy, xí nghiệp dệt may, da giày. Tại Khu công nghiệp (khu A) sẽ phát triển các nhà máy có quy mô lớn, sản xuất các sản phẩm thời trang, cao cấp và xuất khẩu; tại các khu vực khác, phát triển các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ, sản xuất các sản phẩm tiêu dùng nội địa và làm vệ tinh cho các nhà máy lớn.

Tập trung đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu tại các Khu công nghiệp trong Khu kinh tế Nhơn Hội nhằm giảm dần tỷ trọng sản phẩm gia công, tăng tỷ trọng sản phẩm tự sản xuất. Tăng cường khâu nghiên cứu, thiết kế mẫu mốt; mở rộng hệ thống siêu thị, bán buôn, hệ thống đại lý; ứng dụng công nghệ điện tử trong các hoạt động giao dịch, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng này.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút lao động lao động cho Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 52 - 53)