Các nhân tố bối cảnh khu vực và quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút lao động lao động cho Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 25)

Xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đã làm cho các nước xích lại gần nhau hơn. Với đường lối đối ngoại rộng mở, tập trung các nguồn lực trong nước phát triển kinh tế, hiện nay Việt Nam đã có quan hệ với hơn 160 quốc gia về ngoại giao, với trên 100 quốc gia về quan hệ buôn bán. Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, tiến trình khu vực hoá ngày càng diễn ra sâu rộng hơn, chúng ta đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế: AFTA, APEC, WTO. Gia nhập vào các tổ chức này, một mặt tạo ra nhiều cơ hội thuân lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, mở rộng thị trường, mặt khác cũng đặt nước ta vào những thách thức không nhỏ do xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, tính cạnh tranh yếu, kinh nghiệm trong thương trường quốc tế còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó, với trình độ công nghệ lạc hậu so với khu vực và quốc tế, nhưng là nước đi sau nên các ngành công nghiệp, dịch vụ có thể vận dụng được nhiều thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của các nước phát triển đi trước, có thể mua được công nghệ với giá rẻ hơn, chi phí chuyển giao thấp hơn từ các nước công nghệ tiên tiến. Trên thực tế, thông qua việc thu hút FDI, Việt Nam đã phần nào tranh thủ đổi mới và tiếp thu được công nghệ tiên tiến trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, đặc biệt ở một số lĩnh vực như dầu khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, điện tử và viễn thông.

Từ phân tích trên cho thấy, bối cảnh quốc tế hiện nay sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của Khu kinh tế Nhơn Hội trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút lao động lao động cho Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 25)