Giải quyết việc làm cho số lao động tại các Khu tái định cư

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút lao động lao động cho Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 80 - 82)

MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT LAO ĐỘNG CHO KHU KINH TẾ NHƠN HỘ

3.2.2.8 Giải quyết việc làm cho số lao động tại các Khu tái định cư

Hiện nay, lao động làm việc trong các ngành kinh tế có 14.315 người, chiếm 87,5% dân số trong độ tuổi lao động. Trong số đó, lao động làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp có 12.600 người chiếm 88%, lao động dịch vụ, thương mại 1.715 người chiếm 12% lao động trong các ngành kinh tế. Lao động công nghiệp và xây dựng hầu như chưa có. Nếu coi như toàn bộ

lao động cần phải đào tạo lại thì ta có tổng kinh phí phải bỏ ra là 14.315 người * kinh phí học nghề (1.000.000 đồng/khoá) = 14,315 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này sẽ không giao bằng tiền mặt mà bằng các chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo của tỉnh. Sau đó, nếu trình độ người lao động đảm bảo yêu cầu thì tỉnh cam kết sẽ bố trí làm việc trong các đơn vị sản xuất của tỉnh. Điều này được thực hiện nhằm vừa đào tạo nguồn lao động cung ứng cho Khu kinh tế, vừa tránh tình trạng người dân sử dụng không hiệu quả số tiền nhận được. Trong thời gian tới kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng còn cần đến 243 tỷ đồng. Như vậy thì kinh phí đào tạo chỉ chiếm xấp xỉ 5% tổng số tiền dùng để bồi thường của khoảng thời gian còn lại (đến 2010).

Toàn bộ số lao động hiện hữu được di dời vào các Khu tái định cư trên địa bàn Khu kinh tế Nhơn Hội, mà tập trung chủ yếu là tại Khu tái định cư Nhơn Phước (xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn) và Khu tái định cư Cát Tiến (xã Cát Tiến, huyện Phù Cát), được Ban Quản lý Khu kinh tế làm việc với các doanh nghiệp để ưu tiên bố trí số lao động này vào làm việc tại các doanh nghiệp trong Khu kinh tế.

Để giải quyết việc làm cho số lao động có trình độ học vấn thấp, không thể bố trí làm việc tại các doanh nghiệp, Ban Quản lý Khu kinh tế phối hợp với ngành Lao động Thương binh và xã hội và các ngành chức năng của tỉnh tiến hành quy hoạch một số ngành nghề truyền thống, có giải pháp du nhập nghề mới, cấy nghề vào những khu vực còn trắng nghề để tạo thêm việc làm, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động đối với khu vực này. Để làm được điều này, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển các ngành nghề truyền thống, sử dụng lao động nhàn rỗi, có thể tập trung sản xuất hoặc giao nhận hàng hóa về từng hộ gia đình để sản xuất theo từng chi tiết sản

phẩm cần sản xuất. Ban Quản lý Khu kinh tế có cơ chế hỗ trợ phát triển ngành nghề về đất đai, thuế, vốn đầu tư.

- Giúp đỡ các làng nghề mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng cách tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm sản phẩm trong và ngoài tỉnh, hỗ trợ kinh phí lập trang thông tin để quảng bá, giới thiệu sản phẩm truyền thống của tỉnh Bình Định nói chung và của nhân dân trên địa bàn Khu kinh tế Nhơn Hội nói riêng.

- Đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát triển ngành nghề đa dạng với nhiều trình độ kỹ thuật và quy mô tổ chức khác nhau tùy theo điều kiện từng khu vực trong Khu kinh tế để giải quyết lao động.

- Quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở các làng nghề để thuận tiện cho giao thương hàng hóa với các vùng, miền trong tỉnh.

- Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động ở các làng nghề truyền thống để họ có điều kiện tăng năng suất lao động và làm ra các sản phẩm chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Tăng cường chính sách phát triển các làng nghề truyền thống với các cơ chế ưu đãi về vay vốn, tín dụng từ ngân hàng chính sách xã hội để phát triển thị trường, chuyển giao công nghệ.

Việc phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống ở khu vực nông thôn sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 1.200 lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút lao động lao động cho Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w