NHU CẦU THU HÚT LAO ĐỘNG CHO KHU KINH TẾ NHƠN HỘ
2.1.1.5 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật
Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật là một bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực và lực lượng lao động xã hội. Cũng như khái niệm về phát triển nguồn nhân lực, phát triển lao động theo cấp bậc đào tạo được hiểu theo nghĩa rộng, đó là quá trình biến đổi, nâng cao không ngừng năng lực xã hội và tính năng động xã hội của người lao động trên mọi mặt (thể lực, trí tuệ và nhân cách), đồng thời phát huy có hiệu quả nhất năng lực đó để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Theo nghĩa rộng như vậy, khái niệm phát triển lao động theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật trùng với khái niệm về phát triển nguồn nhân lực. Điểm khác biệt là ở chỗ, phát triển nguồn nhân lực bao gồm cả giai đoạn giáo dục, đào tạo con người chưa trưởng thành và đã trưởng thành, còn phát triển lao động theo trình độ chuyên môn, kỹ
thuật chỉ giới hạn ở việc con người đã trưởng thành thông qua việc giáo dục nghề nghiệp và hoạt động nghề nghiệp. Nghĩa là khái niệm phát triển lao động theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật gắn chặt với đào tạo lao động theo các loại bằng cấp của con người đã trưởng thành khi tham gia vào thị trường lao động. Từ đó, có thể hiểu phát triển lao động theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật là quá trình dẫn đến việc làm biến đổi số lượng và chất lượng lao động theo trình độ đào tạo nhằm đạt được một cơ cấu lao động theo bằng cấp hiện đại, ngày càng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động và của toàn bộ nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình đó bao gồm đào tạo nghề nghiệp, bồi dưỡng nâng cao trình độ, phân bổ và sử dụng có hiệu quả lao ộng theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật được đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và thị trường nhằm phát huy cao nhất nguồn lực để phát triển đất nước.