2.3.1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHUNG
1. Công tác kiểm tra an toàn ở buồng lái
Sau khi có lệnh của Thuyền trưởng về thời gian rời bến thì nhiệm vụ đầu tiên của Thuyền phó nhất hay sĩ quan trực ca là kiểm tra sự có mặt của thuyền viên trên tàu, thông thường chậm nhất là trước thời gian khởi hành 2 giờ tất cả thuyền viên phải có mặt trên tàu.
Kiểm tra an toàn ở buồng lái thuộc trách nhiệm của thuyền phó 3 và có sự kết hợp của thuyền phó 2. Một số mục chính trong công tác kiểm tra an toàn có thể liệt kê ra sau đây:
Kiểm tra và làm đồng bộ đồng hồ tàu, đặc biệt là đồng hồ giữa buồng lái và buồng máy.
Thử tay chuông truyền lệnh và các thiết bị thông tin liên lạc giữa buồng lái và buồng máy cũng như giữa buồng lái với mũi và lái.
Thử máy lái ở tất cả các chế độ (kết hợp giữa phó 3 và phó 2, một người ở buồng lái còn một người ở buồng máy lái), trước khi thử phải kiểm tra và bảo đảm rằng phía sau lái không có gì vướng.
Thử và kiểm tra tình trạng hoạt động của tất cả các thiết bị hàng hải hiện có như: Radar, Arpar, La bàn con quay (chú ý làm đồng bộ các la bàn phản ảnh với la bàn chính), la bàn từ, GPS, tốc độ kế, máy đo sâu, hệ thống đèn hành trình, đèn hiệu...
Căn cứ theo lệnh của Thuyền trưởng về thời gian chuẩn bị máy và thời gian máy phải ở trạng thái sẵn sàng để thông báo cho buồng máy biết. Khi buồng máy báo chuẩn bị xong và xin thử máy chính thì phải xin ý kiến Thuyền trưởng và thông báo cho các sĩ quan liên quan kiểm tra và túc trực ở mũi và lái, cầu thang mạn phải được kéo cao lên
Bài giảng: An toàn lao động hàng hải
Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 33 để không bị vướng vào các cấu trúc dưới cầu cảng, chỉ khi đảm bảo rằng mũi và lái đã có người trực và không có các chướng ngại vật cũng như việc đảm bảo các dây buộc tàu đã được cô căng hoặc đã được gia cường thêm dây thì mới được tiến hành thử máy.
Sau khi công tác kiểm tra an toàn ở buồng lái đã thực hiện xong phải ghi chép vào nhật ký và các danh mục kiểm tra theo quy định. Cuối cùng phải báo cáo về tình hình kiểm tra và sự sẵn sàng hoạt động của các trang thiết bị cho Thuyền trưởng biết.
2. 1.2. Kiểm tra an toàn chằng buộc và thu dọn trước khi rời bến
Tất cả các trang thiết bị có thể dịch chuyển trên boong như cần cẩu, nắp hầm, gầu ngoạm, hàng hoá xếp trên boong,các thùng dầu... đêù phải được chằng buộc (Lashing) cẩn thận trước khi tàu rời bến. Thuyền phó nhất sẽ là sĩ quan chịu trách nhiệm chỉ huy công việc này.
Một số các công việc kiểm tra an toàn và thu dọn trên boong tiếp theo cần quan tâm như sau:
Kiểm tra người vượt biên.
Kiểm tra xem cầu thang hoa tiêu đã được lắp đặt phù hợp với yêu cầu chưa. Kiểm tra các dây buộc tàu nếu có dây nào bị chùng thì cần phải thu căng trở lại để tiến hành thử máy được an toàn.
Thu dọn tất cả các chắn chuột, cất vào kho.
Các trang thiết bị vật tư được đưa ra sử dụng trong thời gian nằm cầu cần phải thu dọn và đưa trở lại chỗ cũ của chúng.
Kiểm tra các trang thiết bị cứu sinh đã đầy đủ và đã được lắp đặt đúng vị trí chưa.
3. An toàn trong thao tác làm dây rời cầu
Cũng giống như trường hợp làm dây cập cầu, khi chuẩn bị làm dây rời cầu thuỷ thủ phải được trang bịđầy đủđồ bảo hộ lao động như quần áo, mũ, găng tay, giày bảo hộ....Cần mặc đủấm khi thời tiết gió lạnh.
Vào ban đêm khu vực làm việc ở mũi và lái phải được cung cấp đầy đủ ánh sáng.
Trước khi khởi động cho máy tời chạy không tải phải kiểm tra để đảm bảo rằng đã ra trám (ly hợp), và tay trang tốc độđang ở vị trí dừng (stop).
Kiểm tra để bảo đảm rằng tất cả các chắn chuột đã được tháo cất đi.
Sĩ quan chỉ huy phải kiểm tra và thử các phương tiện thông tin liên lạc với buồng chỉ huy.
Các dây buộc tàu phải được tháo tuần tự từng dây một theo lệnh của Thuyền trưởng, không vội vàng hấp tấp, tránh để xảy ra tai nạn.
Không được đứng trong vòng dây, trong những đoạn cong gấp khúc, không được bước qua dây, không đứng phía trước bích hoặc tời theo hướng mà dây đang xông hoặc kéo, không để tay quá gần bích hoặc trống tời khi đang xông hoặc kéo dây.
Không được để dây chồng chéo ở trên trống tời đang kéo dây, dây được thu về phải có người đứng sau xếp gọn thành cuộn hoặc thu gọn vào trống dây.
Bài giảng: An toàn lao động hàng hải
Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 34 Đặc biệt chú ý đối với các tàu nhỏ khi ra cầu không có tàu lai hỗ trợ.
Sau khi đã thu hết dây phải tiến hành xếp đặt lại gọn gàng và vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc. Các dây sau khi đã xếp thành cuộn hoặc đã cho vào trống cần phải chằng buộc và che đậy lại cẩn thận. Tời phải được ra trám (tách li hợp), tay trang tốc độ phải đưa về vị trí dừng và chốt lại, phanh tời phải được phanh chặt.