1. Các biện pháp đề phòng khi hành trình trên những vùng biển nguy hiểm
a. Khu vực buồng ở và xung quanh
Tất cả cửa ra vào, các cửa có thể mở ra ngoài được xung quanh khu vực buồng ở, cửa thông xuống buồng máy và các kho chứa phải cài chặt và khóa lại cẩn thận.
Phải có ít nhất có 3 vòi rồng cứu hoả với vòi phun đã được lắp sẵn vào các họng cứu hoả đặt ở các vị trí sau lái và hông tàu (quarterdeck) đồng thời cho chạy sẵn bơm cứu hoả nếu thấy cần thiết.
Vào ban đêm các đèn chiếu sang xung quanh lối đi của cabin phải được bật lên, phía ngoài hông và lái tàu phải được rọi sáng bằng đèn pha hay các đèn làm hàng (cargo lights).
Bài giảng: An toàn lao động hàng hải
Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 82 Vùng nước xung quanh tàu phải được rọi sáng bằng đèn pha hoặc các đèn tương tự.
Lối cầu thang phía ngoài cabin thông lên buồng lái phải được chặn lại bằng cách buộc dây cáp, dây thép hay sử dụng các vật cản khác.
Vào ban đêm cấm những người không có nhiệm vụđi ra ngoài cabin.
b. Buồng chỉ huy
Phải duy trì một chế độ cảnh giới phù hợp, bằng cánh sử dụng các ống nhòm, Radar, ARPAR... Đặc biệt chú ý tới di biến động của các tàu thuyền nhỏ với tốc độ cao đang chạy cùng hướng hoặc đang cắt hướng tàu mình.
Duy trì trực canh trên kênh 16 và 70 VHF.
Các đèn tín hiệu (daylight signal lights) phải lắp sẵn và để sẵn ở hai bên cánh gà buồng chỉ huy.
Cần bố trí thêm người trực quan sát liên tục vào ban đêm, đặc biệt từ 20giờ00 đến 06giờ00 giờđịa phương của ngày hôm sau.
Tất cả những người trực canh phải mang theo bộđàm (walkie-talkies) để liên lạc khi cần thiết.
Nếu phát hiện thấy có tàu thuyền khả nghi đang tiếp cận tàu mình thì sĩ quan trực ca phải cảnh cáo tàu thuyền đó bằng cách kéo còi, chiếu đèn pha hoặc đèn tín hiệu về phía tàu thuyền đó...và điều động tránh xa tàu thuyền đó.
Tăng cường số lần báo cáo vị trí tàu cho người quản lý tàu, người khai thác bằng Email, fax hoặc các phương tiện thông tin sẵn có phù hợp trên tàu.
Phải chuẩn bị sẵn các bức điện cấp cứu để gửi cho Trung tâm thông tin báo cáo cướp biển IMB, trung tâm tìm kiếm cứu nạn gần nhất, người quản lý tàu hoặc người khai thác, các bức điện này phải có sẵn trong hệ thống Inmasat để khi khẩn cấp có thể gửi được ngay. Danh mục các địa chỉ cần liên lạc trong trường hợp khẩn cấp, các trạm đài bờ phù hợp phải được lập sẵn và đểở buồng Radio.
Tất cả các cửa ra vào buồng chỉ huy, kể cả cửa trong thông xuống cabin cũng phải được cài chặt.
2. Những biện pháp đề phòng trong thời gian tàu nằm trong cảng hoặc khu neo
Không được để các dây vắt ra ngoài mạn tàu. Các đường ống rồng cứu hoả phải cho vào hộp của nó và buộc lại. Cho chạy liên tục bơm nước rửa neo và mở van nước rửa neo đểđề phòng trộm cướp trèo lên tàu theo đường lỉn neo.
Nắm được tên và số lượng người được phép lên tàu và tên của những thuyền viên mà họ gặp gỡ. Không cho phép những người buôn bán địa phương mang hàng lên tàu bán cho thuyền viên.
Nếu cảng có bố trí người bảo vệ trên bờ xuống (Watchmen) thì không nên bao giờ để họ đứng một mình ở cầu thang, mà phải luôn có một thủy thủ cùng trực cầu thang với họ.
Ban đêm phải cung cấp đủ ánh sáng cho toàn bộ mặt boong và khu vực hầm hàng.
Cầu thang mạn (gangway), cầu thang dây (ladder) khi không sử dụng đến thì kéo cao hẳn lên hoặc cất hẳn, đặc biệt là về ban đêm.
Bài giảng: An toàn lao động hàng hải
Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 83 Những thuỷ thủ trực ca boong phải liên tục tuần tra chung quanh tàu, không nên đi theo những thời gian nhất định, mà phải thay đổi để trộm cướp không thể nắm được chu kỳ tuần tra của mình. ở những khu vực được cảnh báo là đặc biệt nguy hiểm thì cần tăng cường thêm số lượng người trực canh. Những thuỷ thủ trực boong khi tuần tra phải mang theo máy bộđàm để liên lạc với nhau và với sĩ quan trực ca.
Chằng buộc hoặc khoá chặt tất cả các kho chứa, các hầm hàng, các cửa vào cabin. Nhắc nhở thuyền viên khi ra vào phòng ở của mình phải nhớ khoá lại.
3. Trường hợp tàu bị cướp biển tấn công
a. Nếu phát hiện thấy tàu thuyền khả nghi
Phải thông báo ngay cho buồng chỉ huy và thuyền trưởng. Bật chuông báo động (general alarm).
Các chỉ thị phải được thông báo qua hệ thống loa công cộng trên tàu.
Thông báo ngay về việc bị cướp biển có vũ trang tấn công cho trung tâm thông tin phòng chống cướp biển và trung tâm cứu nạn gần nhất (RCC-Rescue coordination center) và các tàu lân cận.
Ban đêm chiếu thẳng ánh sáng với cường độ lớn nhất có thể về phía tàu thuyền cướp biển để làm loá mắt chúng, trong khi thuyền viên thực hiện các biện pháp phòng chống.
Sử dụng các vòi rồng cứu hoả chĩa thẳng về phía đối phương với áp lực nước cao nhất có thể (ít nhất là 5,5 Kg/cm2) để ngăn chặn chúng đến gần. Tuy nhiên phải xem xét đến việc cướp có trang bị súng hay không, nếu có thì chỉ thực hiện việc phun nước khi trên tàu có khu vực che chắn được đạn. Tuyệt đối không để thuyền viên bị thương tích.
Phải tăng hết tốc độ tàu đến mức cao nhất có thể và hướng mũi tàu về phía biển nếu điều kiện an toàn cho phép, tuyệt đối không nên chạy vào gần bờ, chạy càng ra xa bờ càng tốt.
Nếu cướp biển cố trèo lên tàu bằng cách sử dụng các móc sắt ném lên để đưa dây lên tàu thì phải chặt dây nối với các móc sắt đó.
b. Trường hợp cướp biển lên được trên tàu
Ấn nút báo động (Distress signal button) trên Inmasat-C và phát ngay tín hiệu báo động khẩn cấp. Cố gắng để phát ngay các bức điện hoặc tín hiệu cấp cứu bằng mọi phương tiện sẵn có như Inmasat-C Telex, Inmasat-A/B Telephone, Satelitle EPIRB, VHF radio telephone…
Những thuyền viên không đi ca phải ở nguyên trong phòng của mình đểđợi các chỉ thị tiếp theo của Thuyền trưởng thông qua hệ thống loa công cộng.
Nên chiều theo những yêu cầu của cướp biển với thái độ điềm tĩnh để làm dịu tình hình, không nên nóng nảy dùng các biện pháp vũ lực để chống lại chúng làm cho tình hình căng thẳng thêm và có thể gia tăng các hành động bạo lực của chúng.
c. Sau khi cướp biển đã rời tàu
Thuyền viên vẫn phải chờ ở phòng của minh để đợi các chỉ thị của thuyền trưởng thông báo trên loa công cộng về các công việc phải làm.
Bài giảng: An toàn lao động hàng hải
Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 84 Nếu cướp biển chưa rời hẳn thì tiếp tục thông báo cho trung tâm cứu nạn và trạm đài bờ gần nhất và các tàu lân cận về sự hiện diện của cướp biển trên tàu mình hoặc trên vùng biển mà tàu mình đang chạy.
Tiến hành làm các công tác cứu thương nếu trên tàu có người bị thương tích. Tất cả các bằng chứng về sự tấn công của cướp biển phải được chụp ảnh lại, ghi lại, tập hợp lại.
Các báo cáo ban đầu phải được gửi về cho người quản lý tàu, đại diện luật pháp của tàu và trung tâm cứu nạn.
Sau khi tàu gặp phải cướp biển thì bất kể là có tổn thất về người và tài sản hay không cần phải liên lạc, báo cáo ngay với Trung tâm thông tin phòng chống cướp biển (IMB) có trụ sởđặt tai Kuala Lumpur, Malaysia.
Ngoài ra còn cần báo cáo chủ tàu, cơ quan quản lý an toàn của tàu, người thuê tàu, bảo hiểm P&I nếu có tổn thất.
4. Phòng chống nạn khủng bố
a. Trên biển
Thường xuyên đề cao cảnh giác, tránh xa hoặc giữ một khoảng cách thích hợp với những phương tiện nghi ngờ là của bọn khủng bố . Đặc biệt chú ý đề phòng các thuyền nhỏ tốc độ rất cao chạy song song hoặc cắt hướng tàu mình, lưu ý rằng các thuyền nhỏ này rất khó phát hiện được bằng Radar, cho nên phải tăng cường quan sát bằng mắt, bằng ống nhòm xung quanh vùng nước tàu đang hành trình. Liên tục trực canh trên VHF kênh 16 và 70 để có thể liên lạc ngay được với chính quyền gân nhất khi bị tấn công. Thêm vào đó phải chuẩn bị sẵn các bức điện cấp cứu lưu giữ trong Inmasat-C để khi cần là có thể phát điện được ngay. Cần đặc biệt chú ý khi đi qua các khu vực đã được cảnh báo.
b. Trong cảng hoặc vùng neo
Kiểm tra tình hình an ninh tại cảng đó. Liên tục trực canh tại cầu thang lên xuống tàu, kiểm tra an ninh đối với khách lên tàu. Cố gắng phát hiện những hành động khả nghi của cá nhân, các xe cộ...trên cầu cảng. Duy trì tuần tra chung quanh tàu để đảm bảo rằng không có kẻ nào đột nhập lên tàu từ phía mạn ngoài. Thông báo ngay với chính quyền cảng, đại lý khi phát hiện thấy bất kỳ một hiện tượng bất bình thường khả nghi nào, không nên hành động một mình trong những trường hợp như vậy.
Kiểm tra cẩn thận toàn tàu trước khi rời bến.
Tuyệt đối không cho phép khách lên tàu và những người không có nhiệm vụ đi vào những khu vực quan trọng và nhạy cảm trên tàu như buồng lái, buồng máy, buồng máy lái… Phải đề biển cấm ở bên ngoài những khu vực đó (Restricted area – authorize only).
Ngoài ra cần duy trì khả năng liên lạc bằng mọi phương tiện sẵn có trên tàu với các trạm bờ. Phải chuẩn bị sẵn danh mục và chi tiết các trung tâm cứu nạn để có thể liên lạc được ngay khi cần thiết.
Thường ở trên các tàu Thuyền trưởng được chủ tàu chỉ định là sĩ quan an ninh của tàu (SSO – Ship security officer), ông ta phải nắm được và thực hiện công tác bảo đảm an ninh trên tàu dựa trên “Kế hoạch an ninh của tàu – SSP Ship security plan” do công ty chủ tàu hoạch định.
Bài giảng: An toàn lao động hàng hải
Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 85 5.2.5. CÔNG TÁC VỆ SINH VÀ SỨC KHỎE TRÊN TÀU
1. Quản lý công tác vệ sinh trên tàu
a. Đề phòng ngộ độc thực phẩ
Để đề phòng ngộ độc thực phẩm, thuyền viên, đặc biệt là thuyền viên bộ phận phục vụ phải tuân thủ các vấn đề sau đây:
- Thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khu vực nhà bếp, các khu vực khác liên quan.
- Những người nấu ăn và phục vụ phải duy trì vệ sinh trong công việc của mình. - Nhà bếp phải xem xét đặc biệt đến phương pháp bảo quản thực phẩm và phương pháp nấu.
- Khi lên bờ, đặc biệt ở những vùng đang có dịch bệnh.
b. Quản lý chất lượng nước uống trên tàu
Để đảm bảo chất lượng nước uống trên tàu, sĩ quan phụ trách y tế phải lưu ý một sốđiểm sau:
- Khi nhận hoặc kiểm tra nước uống, phải sử dụng đường ống và thiết bị chuyên dùng cho việc này.
- Kiểm tra lượng clo (Chloride) trong nước một tháng một lần và giữ ở mức khoảng từ 0,1 đến 0,2 phần triệu (ppm).
- Nước được làm mát và khử trùng phải được duy trì thường xuyên trên tàu ở các khu vực công cộng.
- Vệ sinh két nước uống, các đường ống liên quan và két áp lực ít nhất 2 năm một lần.
c. Tẩy uế trên tàu
Để duy trì vệ sinh sạch sẽ trên tàu, thuyền phó nhất phải có trách nhiệm đôn đốc thuyền viên định kỳ tẩy uế, diệt trùng ở các khu vực như nhà bếp, nhà ăn, khu vực để thực phẩm, xưởng, văn phòng, hành lang và các khu vực chính khác của tàu.
d. Quản lý rác thải
Các quy định về quản lý rác thải trên tàu phải phù hợp với các quy định của công ước Marpol 73/78. Đặc biệt đối với các chất gây ô nhiễm như vật liệu có dính dầu mỡ, có các loại axit, Platic...tuyệt đối không được phép thải xuống biển ở bất kỳ vùng biển nào mà phải tiêu huỷ bằng cách đốt bằng lò đốt rác chuyên dụng ở trên tàu hoặc chuyển lên bờ bằng các phương tiện chuyên dụng của cảng. Do vậy rác thải trên tàu cần phải được phân loại vào các thùng chứa khác nhau, bên ngoài các thùng đó phải ghi rõ chủng loại rác để thuyền viên tự giác bỏ vào.
2. Sức khoẻ trên tàu
Để đảm bảo an toàn cho con người, con tàu và đảm bảo hoàn thành các công việc trên tàu, thuyền trưởng cần lưu ý một số điểm sau đây liên quan đến sức khoẻ thuyền viên.
- Thuyền viên trước khi lên tàu làm việc phải đảm bảo có đầy đủ sức khoẻ để đảm nhận công việc của mình, thuyền viên phải có giấy chứng nhận sức khoẻ hợp lệ.
Bài giảng: An toàn lao động hàng hải
Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 86 - Trước khi tàu hành trình thuyền trưởng phải đảm bảo rằng tất cả thuyền viên trên tàu đều có sức khoẻ tốt.
- Thuyền trưởng phải quan tâm đến điều kiện làm việc của thuyền viên và tránh để cho bất kỳ thuyền viên nào phải làm việc quá sức.
- Không cho phép thuyền viên sử dụng các chất gây nghiện, sử dụng quá mức các chất có cồn. Không để tình trạng cờ bạc diễn ra trên tàu để thuyền viên tham gia vào làm ảnh hưởng nặng nềđến tình hình sức khoẻ chung.
- Không được gây ồn ào mất trật tự trên tàu để đảm bảo những thuyền viên đã hết ca trực được nghỉ ngơi yên tĩnh.
- Động viên thuyền viên tham gia rèn luyện sức khoẻ, tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ để giảm stress khi phải làm việc xa đất liền và gia đình.
3. Y tế trên tàu
Để giải quyết vấn đề ốm đau và thương tật trên tàu, thuyền trưởng phải quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Thời hạn sử dụng của các loại thuốc, cần có sổ theo dõi (Medicine list) để nắm được loại thuốc nào hết hạn, cần thiết phải yêu cầu cung cấp trước khi loại thuốc đó hết hạn sử dụng.
- Trên tàu nếu không bố trí bác sĩ thì ít nhất phải có một sĩ quan có kiến thức về y tế, được đào tạo qua một khóa huấn luyện và có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn về y tế.
- Các thiết bị, dụng cụ y tế cũng như các loại và số lượng thuốc phải được cung cấp và trang bị đầy đủ theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới WHO khuyến nghị.
- Phải tiến hành kiểm kê tủ thuốc của tàu và các thiết bị y tế hai lần trong một năm, nếu loại nào thiếu hoặc hết hạn cần phải yêu cầu cung cấp ngay.
- Lượng thuốc cung cấp cho thuyền viên sử dung trong chuyến hoặc trong tháng phải được ghi chép cẩn thận vào sổ nhật ký thuốc (Medicine log).
- Cần tham khảo các tài liệu liên quan đến công tác y tế trên tàu như cuốn: Hướng dẫn y tế trên tàu (IMGS-International Medical Guide for Ships); Hướng dẫn sơ cứu (MFAG-Medical First Aid Guide)...
4. Quản lý việc sử dụng các chất có cồn và gây nghiện
Để đảm bảo an toàn cho con người, con tàu, thuyền trưởng phải quản lý chặt chẽ việc thuyền viên sử dụng các chất gây nghiện hoặc các chất có cồn, và đảm bảo một số yêu cầu sau đây:
- Tuyệt đối cấm việc sử dụng, cất giữ hay mua bán trao đổi các chất gây nghiện trên tàu.
- Cấm việc uống rượu đến mức làm ảnh hưởng đến công việc được phân công. - Rượu của căngtin tàu chỉ bán cho thuyền viên với số lượng hạn chế để không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ của anh ta.
- Khi thuyền viên đặt mua bia, rượu nếu thuyền trưởng xét thấy số lượng là