1. Công tác chuẩn bị và công tác kiểm tra an toàn
Khi tàu hành trình trong vùng nước ven bờ và nội hải là những vùng mà có mật độ tàu bè đi lại rất đông, do vậy bất kỳ một sai lầm nào cũng có thể dẫn đến nguy cơ va chạm và gây ra tổn thất nặng nề về tàu, người, hàng hoá cũng như môi trường. Cho nên cần phải hành trình hết sức thận trọng trên cơ sở chuẩn bị tốt kế hoạch chạy tàu.
Thuyền trưởng phải cho chuẩn bị thu thập những thông tin cần thiết, kiểm tra và duy trì sự hoạt động của các thiết bị hàng hải, tăng cường người cảnh giới thích đáng.
Để thiết lập một kế hoạch chạy tàu tốt, Thuyền trưởng phải kết hợp việc thu thập thông tin từ các thiết bị trên tàu như NAVTEX, thông qua các cảnh báo hàng hải, các hải đồ và hàng hải chỉ nam...
Các vấn đề liên quan đến luật lệđịa phương.
Tình trạng của việc duy trì các thiết bị phụ trợ hàng hải và những khó khăn trong việc kiểm tra vị trí tàu.
Tính chính xác của các hải đồ. Các cảnh báo hàng hải mới nhất.
Để chuẩn bị đi vào vùng nước có mật độ tàu bè đông đúc, Thuyền trưởng sẽ đưa ra các chỉ thị đặc biệt cho sĩ quan trực ca, và bảo đảm chuẩn bị tốt các vấn đề sau đây:
Máy lái: Phải chuyển chếđộ lái tựđộng sang lái tay và cần bố trí thuỷ thủ có kinh nghiệm lái trong luồng đứng lái. Cho chạy song song hai bơm thuỷ lực của máy lái.
Máy chính: Thuyền trưởng phải thông báo cho Máy trưởng hoặc sĩ quan máy trực ca đặt máy ở chếđộ sẵn sàng đểđiều động.
Tăng cường cảnh giới.
Sử dụng VHF: sử dụng máy VHF để phục vụ cho các mục đích sau đây: - Thu các cảnh báo hàng hải.
Bài giảng: An toàn lao động hàng hải
Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 49 - Thu thập các thông tin cần thiết về tình hình thời tiết và tình trạng biển cũng như các thông tin về sự hoạt động của các tàu thuyền đánh cá trong khu vực đó.
- Thu thập thông tin liên quan đến việc điều khiển chạy tàu trong vùng phân luồng.
- Thông tin giữa các tàu với nhau về các hành động điều động tránh va chạm. - Kiểm tra và theo dõi sự di chuyển của các tàu thuyền khác....
Các công việc chuẩn bị khác:
- Thuyền trưởng khi xét thấy cần thiết có thể tập hợp thuyền viên để ra các chỉ thị cũng như những nhắc nhở trước khi tàu đi vào vùng có mật độ tàu đông.
- Tính toán các điều kiện tác động đến việc chạy tàu như tình hình thuỷ triều, thời gian triều dâng, triều rút, độ cao thuỷ triều... tính toán thời gian mặt trời mọc, lăn, mớn nước khi chạy tàu và độ lớn cho phép của chân hoa tiêu. Tất cả các thông số này phải được dán ở buồng lái.
- Chuẩn bị thiết bị đo sâu.
- Thực hiện việc chuẩn bị phòng chống cướp biển nếu chạy tàu ở vùng nước đã có cảnh báo về nạn cướp biển.
- Thực hiện việc phòng chống thủng trong trường hợp xảy ra va chạm hoặc mắc cạn bằng cách đóng tất cả các cửa kín nước.
2. Bảo đảm an toàn khi hành trình trong vùng nước ven bờ và nội hải
Khi hành trình trong vùng nước có mật độ tàu bè đông thì Thuyền trưởng sẽ trực tiếp ở buồng lái đểđiều khiển tàu.
a. Duy trì tốc độ an toàn
Thuyền trưởng phải cho tàu hành trình với một tốc độ an toàn phù hợp với hoàn cảnh thực tế của vùng nước có mật độ tàu đông chẳng hạn như vùng luồng hẹp và vùng lân cận.
b. Duy trì nghiêm ngặt việc cảnh giới
- Đặc biệt công tác cảnh giới phải được thực thi một cách hết sức nghiêm ngặt kể cả ban ngày lẫn ban đêm. Chú ý quan sát và theo dõi sự di chuyển của các tàu thuyền khác không chỉ ở phía mũi mà cảở phía sau lái và chính ngang tàu mình.
- Trong vùng nước chật hẹp mà lại có nhiều thuyền đánh cá, cần thiết phải xác định được hướng mà thuyền đánh cá đang chạy tới và vị trí của thiết bị đánh cá. Lưu ý rằng vào ban đêm đôi khi rất khó phát hiện được dấu hiệu đèn của thuyền đánh cá, do đó cảnh giới nghiêm ngặt là để cố gắng phát hiện những trường hợp như vậy.
c. Điều động thận trọng
- Thuyền trưởng và sĩ quan trực ca phải tuân thủ nghiêm ngặt các luật lệ hiện hành của quốc tế cũng như của địa phương vùng nước chạy tàu.
- Tín hiệu âm thanh (ban đêm kết hợp với tín hiệu ánh sáng) để báo hiệu cho các tàu khác bao gồm các tín hiệu điều động, tín hiệu gây chú ý, tín hiệu cảnh báo, tín hiệu xin vượt.... phải phát ra một cách rõ ràng và phù hợp để không gây sự hiểu nhầm.
- Thuyền trưởng và sĩ quan trực ca khi điều động phải phát các khẩu lệnh lái một cách rõ ràng đểđề phòng trường hợp nhầm lẫn.
Bài giảng: An toàn lao động hàng hải
Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 50 - Trong trường hợp thay đổi hướng đi trong luồng hẹp, nên thay đổi từ từ, tránh thay đổi hướng đột ngột . Trong trường hợp có dòng chảy ngược hướng sẽ làm giảm quán tính (trớn) của tàu và có thể đưa tàu vào tình trạng nguy hiểm vì tàu có thể quay rất gấp.
- Trong vùng nước cạn của luồng cần đặc biệt chú ý tới ảnh hưởng của vùng nước nông.
- Khi hành trình trong vùng nước nông phải thường xuyên tiến hành đo sâu, luôn quan tâm đến độ sâu an toàn dưới ky tàu (chân hoa tiêu).
- Thuyền trưởng và sĩ quan đi ca nên sử dụng các đường giới hạn (hay gọi là đường hạn chế) trên màn ảnh Radar để giới hạn các vùng nguy hiểm.
d. Khi tầm nhìn xa bị hạn chế.
- Trước khi đi vào vùng có mật độ tàu đông đúc nếu thấy hoặc được dự báo là tầm nhìn xa của vùng nước định vào bị hạn chế thì thuyền trưởng cần phải cân nhắc hết sức thận trọng, nếu xét thấy không an toàn thì nên tính đến việc tìm chỗ neo trú tạm thời hoặc thả trôi chờđến khi tầm nhìn xa tốt lên mới hành trình vào.
- Tuy nhiên nếu Thuyền trưởng xét thấy rằng việc neo trú hoặc thả trôi để chờ là không thểđược hoặc là nguy hiểm thì cần hành trình hết sức thận trọng và theo các chỉ dẫn đã được nói đến ở phần 3.2.1.
e. Giám sát và ghi chép.
Sĩ quan trực ca phải ghi chép vào nhật ký tàu những vấn đề liên quan sau đây: - Thời gian khi máy bắt đầu được đặt ở trạng thái sẵn sàng và thời gian kết thúc, cũng như việc sử dụng máy trong thời gian đó.
- Thời gian máy lái được chuyển từ chếđộ lái tựđộng sang lái tay và ngược lại. - Thời gian bắt đầu chạy song song hai bơm thuỷ lực phục vụ máy lái và thời gian trở lại bình thường.
- Số lượng người được tăng cường cảnh giới và vị trí của họ. - Thời gian và vị trí hoa tiêu lên tàu và rời tàu.
Bài giảng: An toàn lao động hàng hải
Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 51
Chương 4. AN TOÀN KHI XẾP DỠ VÀ
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA TRÊN TÀU
4.1. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI CÁC THIẾT BỊ XẾP DỠ HÀNG HÓA