AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TRÊN CÁC TÀU CHUYÊN CHỞ KHÍ HÓA LỎNG

Một phần của tài liệu Bài giảng an toàn lao động hàng hải (Trang 68)

4.5.1. SỰ NGẠT THỞ

Như đã được nói đến trong chương 1, phần 1.1.2, cơ thể con người cần có một lượng khí ôxy là 21% trong không khí để thở, khi lượng ôxy suy giảm sẽ dẫn đến các tình trạng nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng con người.

Sự suy giảm lượng ôxy trên các tàu chở khí hoá lỏng có thể xảy ra do hậu quả khi toàn bộ không gian bị bao phủ dày đặc bởi một lớp hơi hàng hoá hoặc khí trơ, hoặc do nhiều lý do khác (như sự ôxy hoá).

Việc đi vào các buồng kín trên tàu chở khí hoá lỏng chỉ được phép khi đã kiểm tra lượng khí ôxy trong các buồng kín đó. Kiểm tra lượng ôxy cần phải tiến hành ở một vài vị trí khác nhau trong buồng kín vì trong đó chất khí tích tụ không đều nhau.

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 69 4.5.2. TÍNH ĐỘC HẠI

Trong chất khí hoá lỏng có một số chất có khả năng phá hoại tế bào sống, làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, gây bệnh hoạn và có thể dẫn đến chết người. Có một số hiện tượng sau đây có thể xảy ra khi hít phải các khí đó:

- Cảm thấy tức ngực, nghẹn cổ họng và đôi khi da cũng cảm thấy khó chịu, đó là những dấu hiệu của sự nhiễm độc.

- Sự hoạt động bình thường bị giảm sút, giảm khả năng nhạy cảm, nhận thức trở nên chậm chạp, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nên choáng, ngất.

4.5.3. SỰ BỎNG LẠNH VÀ BỎNG HÓA HỌC

Khi da người đột ngột có sự tiếp xúc với một vật thể có nhiệt độ rất thấp sẽ tạo ra hậu quả giống như khi tiếp xúc với vật thể nóng có hiệu số nhiệt độ như nhau. Trong hệ thống chứa hàng của tàu chở khí luôn có nguy cơ bị rò rỉ, làm cho nhiệt độ tại mặt tiếp xúc giảm đột ngột, và khi da người tiếp xúc với những khu vực như vậy thì sẽ bị bỏng lạnh (cold burning spot) giống như bỏng nóng cấp 2. Tại điểm bị bỏng có cảm giác rất đau và kèm theo các hiện tượng như bối rối, chóng mặt và suy nhược cơ thể.

Đặc biệt khi da tiếp xúc với quần áo bị dính khí hoá lỏng bão hoà thì mức độ bỏng còn nặng hơn cả khi da tiếp xúc trực tiếp với chất khí vì khi đó chất lỏng ngưng tụ bốc hơi rất nhanh, do vậy cần loại bỏ ngay những quần áo như vậy.

Ngoài sự bỏng lạnh còn có hiện tượng bỏng hoá học, đó là do khi da tiếp xúc với các chất khí hoá lỏng như là ammoniac, clo, oxyd etyl và oxyd propyl. Các chất này cũng đều rất không an toàn cho mắt.

4.5.4. TÍNH DỄ CHÁY

Tất cả các loại khí hoá lỏng chuyên chở bằng đường biển đều dễ cháy trừ Clo, Nitơ và các loại Phreon. Hơi của khí hoá lỏng có tính chất giống hơi của nhiên liệu lỏng.

Do hơi trong khí hoá lỏng có áp suất cao nên hơi dễ cháy của chúng bành trướng nhanh hơn so với hơi của nhiên liệu lỏng. Khả năng bắt cháy của khí hoá lỏng khi dò ra ngoài là rất lớn. Sự bức xạ nhiệt khi khí hoá lỏng cháy sẽ xảy ra rất mạnh do việc bốc hơi dữ dội. Cho nên khi con người đến gần đám cháy phải yêu cầu mặc quần áo bảo vệđặc biệt.

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 70

Chương 5. QUN LÝ AN TOÀN VÀ AN NINH CHUNG TRÊN TÀU

5.1. QUẢN LÝ AN TOÀN

5.1.1. BẢNG PHÂN CÔNG KHI CÓ BÁO ĐỘNG (Muster list)

Để đảm bảo thực thi một cách có hiệu quả các hành động khẩn cấp trên tàu như hoạt động cứu sinh, phòng cháy chữa cháy, bỏ tàu, chống thủng....mỗi thuyền viên trên tàu phải nắm được nhiệm vụ của mình trong các hoạt động đó. Tuân thủ theo công ước quốc tế về bảo vệ an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS) bắt buộc trên các tàu phải thiết lập một bảng phân công nhiệm vụ khi có báo động (Muster list), theo điều 8 và điều 37 trong chương III, phần B của công ước thì bảng phân công phải đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Nhiệm vụ của mỗi thuyền viên và vị trí của họ trong mỗi loại báo động phải được nêu lên một cách rõ ràng.

- Phải nêu càng chi tiết càng tốt hành động của từng thuyền viên đối với từng loại báo động, các thiết bị và dụng cụ mà họ phải mang theo để thực thi nhiệm vụ.

- Quy định rõ ràng các tín hiệu cho mỗi loại báo động, loại thiết bịđể phát các tín hiệu đó, kèm theo là cách thức phát lệnh của thuyền trưởng trên hệ thống loa công cộng.

- Ngôn ngữ sử dụng cho bảng phân công khi có báo động là ngôn ngữ thông dụng mà mọi người trên tàu đều có thể hiểu được. Nếu trên tàu gồm thuyền viên đa quốc gia thì tiếng Anh sẽ được dùng làm ngôn ngữ chính.

- Đối với các tàu chở khách thì còn cần phải nêu cụ thể vị trí và trách nhiệm của hành khách đối vơí mỗi loại báo động. Phân công thuyền viên chịu trách nhiệm hướng dẫn hành khách ở mỗi khu vực cụ thể.

- Bảng phân công khi có báo động phải được thiết lập bởi thuyền trưởng dựa trên tình hình cụ thể cuả tàu mình như số lượng thuyền viên, loại tàu, loại hàng hoá thường chở....Khi có bất kỳ sự thay đổi nào, đặc biệt là về nhân sự thì bảng phân công phải được sửa đổi, cập nhật lại cho phù hợp, công việc này bắt buộc phải hoàn tất trước khi tàu rời bến. Bảng phân công khi có báo động phải được dán ở các khu vực công cộng để mọi người đều có thể đọc được dễ dàng, bao gồm cả buồng chỉ huy, buồng máy và khu vực buồng ở của thuyền viên. Ngoài ra ở mỗi buồng ở của thuyền viên và hành khách cần trích lục phần vị trí và nhiệm vụ của thuyền viên hay hành khách đó đối với mỗi loại báo động, đặc biệt đối với 2 loại báo động quan trọng nhất là báo động cứu hoả và báo động bỏ tàu, đồng thời ghi rõ các tín hiệu báo động.

- Đi kèm với với bảng phân công khi có báo động là các bảng hướng dẫn về cách mặc phao áo cứu sinh, danh sách bố trí người lên xuồng cứu sinh trong trường hợp bỏ tàu (Boarding list), sơ đồ bố trí các thiết bị và hệ thống phòng cháy chữa cháy, sơđồ bố trí xuồng cứu sinh....

Trên tàu thường có các loại báo động sau đây: - Báo động chữa cháy - Fire fighting station; - Báo động bỏ tàu - Abandon ship station; - Báo động cứu sinh - Rescure boat station; - Báo động chống thủng - Flooding station;

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 71 - Báo động tràn dầu - Oil spill station;

- Báo động va chạm tàu - Collision station; - Báo động mắc cạn - Grounding station;

- Báo động sự cố máy chính - Main engine failure;

- Báo động mất điện (Sự cố máy đèn)- Failure of main electric power (Black out). Sau đây là một ví dụ về phân công nhiệm vụ khi có báo động cứu hoả trên tàu:

FIRE FIGHTING STATION – BÁO ĐỘNG CHỮA CHÁY

TEAM RANK DUTY

COMMAND TEAM Trạm chỉ huy

MASTER The supreme Command. Chỉ huy chung

3/O

Assistant of Master & recording.

Trợ giúp thuyền trưởng & Ghi nhật ký.

Operate emergency Dừng switch in bridge when necessary.

Sử dụng công tắc dừng khẩn cấp ở buồng lái khi cần thiết.

AB-S (On watch)

Steering. Lái tàu

AB-S (Next watch)

Message, signal & lookout.

Truyền thông tín, tín hiệu & cảnh giới.

EXTINGUISHING TEAM Đội cứu hỏa

C/O

Command on the fire Area. (Sup supreme commander).

Chỉ huy tại khu vực cháy. (Chỉ huy phó công tác chữa cháy)

BOSUN Carry firemens outfits & lifeline

Mang quần áo chống cháy & dây cứu sinh.

AB-S (Over watch)

Carry hammer, fire axes, fire hose & nozzle.

Mang búa, rìu, ống rồng & vòi rồng cứu hoả.

OS-B

Message. Carry fire hose & nozzle

Truyền thông báo. Mang ống rồng & vòi rồng cứu hoả.

OS-C Carry middle hammer & lighting lamp.

Mang búa & đèn.

OILER-A, WIPER

Carry portable fire extinguisher.

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 72

TEAM RANK DUTY

TRAINEE- Deck Assitant of Officer. Trợ giúp Sỹ quan. MAINT.- Crew

Follow the Masters intruction.

Theo sự chỉđạo của Thuyền trưởng.

INTERCEPTING VENTILATION

TEAM

Đội đóng cửa thông gió

2/O Direct to intercept ventilation system.

Trực tiếp đóng hệ thống thông gió.

OS-A OILER-B

2/COOK

Close ventilators, doors of all rooms & stores, window & openings. After completion of intercepting ventilation, to be joined to extinguishing team.

Đóng các cửa thông gió, cửa ra vào của tất cả các phòng & kho, cửa sổ và các khu vực mở. Sau khi hoàn thành đóng các cửa thông gió thì tham gia vào đội chữa cháy.

(2/cook to join Communication & Rescue team)

(Bếp 2 tham gia vào đội Thông tin & Cấp cứu)

ENGINE OPERATION TEAM

Đội vận hành máy

C/E Command of the Engine operation team.

Chỉ huy buồng lái.

1/E Operation of main engine.

Phụ trách vận hành Máy chính.

2/E Operation of pumps.

Phụ trách vận hành hệ thống bơm.

3/E

Assistant of C/engineer.

Trợ giúp máy trưởng.

Communication with bridge & recording.

Liên lạc với buồng lái và ghi nhật ký.

No.1 OILER Assistant of 1 st

& 2nd engineers.

Trợ giúp Máy 1 & 2.

TRAINEE- Eng.

Assistant of engineers.

Trợ giúp các sỹ quan máy.

COMMUNICATION & RESCUE TEAM Đội liên lạc và cứu nạn R/O

Command of the Communication & Rescue team.

Chỉ huy đội Thông tin & Cấp cứu.

Communication with bridge & contact with outside

Liên lạc với buồng lái & với bên ngoài (nếu cần).

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 73

TEAM RANK DUTY

MESS MAN Sơ cứu & chăm sóc người bị nạn và mang cáng

cứu thương. Hướng dẫn xử lý báo động chữa cháy:

- Khi phát hiện tháy cháy phải kêu to và báo cáo với Sỹ quan trực ca.

- Khi thấy cháy thì trước hết phải tiến hành ngay việc chữa cháy, thực hiện theo FIRE FIGHTING STATION khi đội chữa cháy tới khu vực cháy.

- Sỹ quan trục ca phải báo cáo ngay cho thuyền trưởng, Đại phó, và Máy trưởng. Thuyền trưởng phát lệnh tất cả mọi người, tiến hành chữa cháy (và thông báo khu vực cháy), và phát liên tục một hồi chuông/còi dài qua hệ thống báo động chung

- Khi thực hiện chữa cháy, thuyền viên phải đội mũ bảo hộ, quần áo chống cháy, dày bảo hộ, mang theo khăn mặt và các dụng cụ chữa cháy cần thiết khác.

- Bơm chữa cháy phải được hoạt động trong mọi trường hợp.Chú ý, khi khởi động hoặc dừng bơm chữa cháy phải thông báo qua loa phóng thanh hoặc qua máy bộ đàm.

- Khi cháy tại khu vực neo hoặc tại cảng, nếu cần yêu cầu sự trợ giúp từ bên ngoài, tín hiệu CB6 phải được treo lên và kéo tín hiệu còi theo như qui định của cảng đó. (ở các cảng Nhật là 5 hồi còi dài).

- Đại phó có trách nhiệm duy trì, bảo dưỡng các thiết bị chữa cháy.

- Nếu người chỉ huy vắng mặt, người có cấp bậc kế cận phải chỉ huy thay. 5.1.2. THỰC TẬP BÁO ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC AN TOÀN TRÊN TÀU

1. Thực tập báo động trên tàu

Theo điều 19 chương III, phần B của SOLAS quy định việc làm quen với các trang thiết bị cứu sinh, thiết bị chữa cháy, cũng như việc nắm được nhiệm vụ và vị trí của mình trong các trường hợp báo động là bắt buộc đối với tất cả thuyền viên làm việc trên tàu, đặc biệt đối với các thuyền viên mới lên tàu làm việc. Để có thể thực hiện một cách hoàn hảo các nhiệm vụ như đã được phân công trong bảng MUSTER LIST, theo từng khoảng thời gian đã được quy định trong SOLAS cũng như quy định của cơ quan quản lý tàu, thuyền trưởng phải cho tiến hành các đợt thực tập báo động trên tàu. Đặc biệt khi số thuyền viên mới thay thế lớn hơn 25% tổng số thuyền viên của cả tàu thì thực tập huấn luyện chữa cháy và bỏ tàu phải được tiến hành trong vòng 24 tiếng sau khi tàu rời bến. Sau đây là quy định về khoảng thời gian để tiến hành các loại báo động trên tàu của hầu hết các công ty vận tải biển Nhật bản và thế giới:

- Nhóm các loại thực tập báo động phải tiến hành hàng tháng gồm: + Báo động bỏ tàu - Abandon ship station.

+ Báo động chữa cháy - Fire fighting station. + Báo động cứu thủng - Flooding station.

- Nhóm các loại thực tập báo động phải tiến hành ít nhất 3 tháng một lần gồm: + Hạ xuồng cứu sinh - Launch Lifeboat.

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 74 + Sự cố máy lái - Emergency Steering.

- Nhóm các loại thực tập báo động phải tiến hành ít nhất 6 tháng một lần gồm: + Sự cố ô nhiễm dầu - Oil polution prevention station.

+ Sự cố va chạm tàu - Collision station. + Sự cố mắc cạn - Grounding station.

+ Sự cố mất điện - Failure of main electric power (Black out). + Sự cố máy chính.- Main engine failure.

Cần nhớ rằng lịch thực tập báo động phải được thiết lập cho một thời gian dài, thường là cho cả một năm.

Nội dung của mỗi loại thực tập phải được thuyền viên nghiên cứu trước và tiến hành một cách tự giác, thể hiện như một tình huống sự cố có thật xảy ra. Thuyền trưởng và các sĩ quan phụ trách an toàn của các bộ phận phải kiểm tra từng thuyền viên về khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình đã được phân công trong bảng MUSTER LIST, kiểm tra về tình trạng các trang thiết bị an toàn cá nhân và trang thiết bị an toàn sử dụng trong đợt thực tập, đồng thời cho tiến hành bảo dưỡng các thiết bị ngay sau khi kết thúc báo động nhằm duy trì liên tục tính sắn sàng để sử dụng và tình trạng tốt của của chúng.

Mọi hoạt động trong quá trình thực tập phải được ghi chép vào sổ nhật ký tàu và các biểu mẫu báo cáo khác của công ty chủ tàu quy định.

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 75

2. Bộ luật quản lý an toàn (ISM Code) và công tác giáo dục an toàn trên tàu

Nhằm bảo đảm an toàn cho con người, con tàu và hàng hoá cũng như nhằm bảo vệ môi trường biển, tổ chức IMO đã cho ra đời bộ luật quản lý an toàn (INTERNATIONAL SAFETY MANAGEMENT CODE) được thông qua từ năm 1993 bởi nghịđịnh A.741(18), được sửa đổi vào tháng 12 năm 2000 bởi nghị định MSC.104(73).

Bộ luật quản lý an toàn như tên gọi của nó là bộ luật quản lý quốc tế đối với các hoạt động an toàn của tàu và đối với việc chống ô nhiễm môi trường được thông qua bởi tổ chức IMO.

Mục đích của bộ luật là nhằm đưa ra một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý và hoạt động an toàn của tàu và về phòng chống ô nhiễm môi trường. Nhằm bảo đảm an toàn trên biển, phòng ngừa sự thương tổn và mất mát sinh mạng con người, nhằm ngăn ngừa tổn thất đối với môi trường, đặc biệt là môi trường biển và tài nguyên biển.

Nội dung của bộ luật được chia làm 2 phần chính: Phần A là phần các điều khoản thi hành (Implementation), phần B là phần quy định về kiểm tra và cấp giấy chứng nhận (Certification and verification).

Dựa trên ISM Code, mỗi công ty quản lý tàu sẽ tự thiết lập cho mình một bộ luật quản lý an toàn riêng phù hợp với tình hình thực tế của công ty mình. Bộ luật quản lý

Một phần của tài liệu Bài giảng an toàn lao động hàng hải (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)