CHUẨN BỊ NEO TỜI VÀ AN TOÀN TRONG THAO TÁC NEO TÀU

Một phần của tài liệu Bài giảng an toàn lao động hàng hải (Trang 29)

Để đảm bảo công tác neo tàu được an toàn, trước khi đến địa điểm neo Thuyền trưởng phải xem xét cẩn thận mọi vấn đề liên quan như độ sâu vùng neo, tốc độ dòng chảy, hướng dòng chảy, tính chất đáy biển, các chướng ngại và độ rộng đảm bảo để tàu có thể quay trở an toàn chung quanh neo, các mục tiêu cố định để có thể dễ dàng xác định vị trí điểm neo, xác định được việc trôi dạt của tàu nếu trôi neo. Số lượng đường lỉn phải thả dựa trên độ sâu, dòng chảy, chất đáy và trạng thái của tàu, ngoài ra cũng cần phải tính đến tác động của các yếu tố thời tiết như sóng, gió....và cuối cùng là thời gian neo đậu ngắn hay lâu dài. Khi đến gần khu vực neo Thuyền trưởng cần dự tính thời gian phù hợp để lệnh cho nhóm phụ trách công tác thả neo có thời gian chuẩn bị.

1. Kiểm tra an toàn hệ thống tời, neo và chuẩn bị dụng cụ

Để đảm bảo an toàn trong công tác neo tàu thì việc trước tiên cần thực hiện đó là công tác kiểm tra an toàn hệ thống tời neo. Ngoài công tác kiểm tra bảo dưỡng định kỳ theo kế hoạch thì trước khi tiến hành việc thả neo cần kiểm tra an toàn toàn bộ hệ thống tời neo. Một số các bước kiểm tra an toàn cơ bản có thể nêu lên sau đây:

- Kiểm tra xem neo đã được mở chằng buộc chưa (Unlashing)? - Các nắp đậy lỗ nống neo, ống dẫn lỉn đã được tháo ra chưa?

- Trước khi cho chạy bơm thuỷ lực phải bảo đảm rằng đã ra trám tời, phanh trống tời đã được phanh chặt và ngáng hãm lỉn đã được cài.

- Bơm thuỷ lực chỉ được cho chạy khi đã thực hiện việc kiểm tra đảm bảo đầy đủ lượng dầu trong két. Cả hai hệ thống bơm thuỷ lực có thể được vận hành song song. Khi tàu hoạt động ở vùng lạnh thì việc cho bơm chạy không tải trước ít nhất 15 phút là cần thiết để làm ấm hệ thống, việc chạy không tải sẽ làm cho dầu từ cácte đi vào bôi trơn được cho tất cả hệ thống.

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 30 - Sau khi đã tiến hành kiểm tra và chạy thử xong thì cho vào trám bên phía tời mà neo sẽ được thả theo lệnh của thuyền trưởng, cần chú ý chốt tay trang cẩn thận nếu không trám tời có thể bật ra. Sau đó tuần tự tháo ngáng đầu lỉn và phanh trống tời, nhẹ nhàng chạy tời xông neo từ từ ra khỏi lỗ nống theo lệnh của sĩ quan chỉ huy, khi đã hoàn tất thì phanh chặt phanh trống tời rồi ra trám tời, lúc này neo đã ở vị trí sẵn sàng để thả tự do, cần hết sức chú ý công đoạn này vì nếu không phanh chặt phanh tời cẩn thận thì khi ra trám neo sẽ rơi tự do, trong khi tàu đang có tốc độ sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng như va chạm, vào cạn, mất neo....Sau khi neo đã sẵn sàng để thả phải ngay lập tức báo cáo cho thuyền trưởng biết.

- Khi chuẩn bị ra khu vực phía mũi để thả neo cần mang theo các dụng cụ và trang bị bảo hộ phù hợp và đầy đủ.

2. An toàn trong thao tác neo tàu

Sau khi công tác chuẩn bị để sẵn sàng thả neo đã thực hiện xong, sĩ quan đã báo cáo về cho Thuyền trưởng biết thì mọi công việc tiếp theo như thời điểm thả neo, số đường lỉn cần xông... sẽ hoàn toàn tuân thủ mệnh lệnh từ buồng chỉ huy. Tuy nhiên Sĩ quan chỉ huy phía mũi cũng cần thực hiện một số công việc đểđảm bảo an toàn và thông báo về cho buồng chỉ huy như sau:

Tình hình an toàn của khu vực vùng nước định thả neo, như có chướng ngại vật phía dưới không, tình hình dòng chảy thấy được từ phía mũi, khoảng cách ước tính đến các tàu neo lân cận hay các mục tiêu chung quanh....

Ban đêm khu vực làm việc ở mũi phải được cung cấp đầy đủ ánh sáng.

Khi thả neo tuyệt đối không được đứng phía trước theo hướng đường lỉn chạy, không đứng quá gần lỉn neo đang xông.

Khi neo đã rơi xuống đến đáy thì phanh dần phanh tời neo lại, chú ý không được phanh giật cục mà phải hãm từ từ theo tốc độ chạy của lỉn nếu không sẽ bịđứt phanh..

Sĩ quan chỉ huy phải thường xuyên báo cáo về cho buồng chỉ huy biết được tình hình thả neo như số đường lỉn đã được xông ra, trạng thái của lỉn (căng hay chùng), hướng lỉn, thời điểm neo bám đáy (Brought up).

Ngay khi neo chạm đáy thì phải kéo bóng dấu hiệu neo lên (nếu ban đêm thì bật đèn neo).

Trong khi xông neo chú ý không để neo rơi tự do quá nhanh, tránh để lỉn bị xông nhiều quá sẽ chồng đống lên nhau, gây hư hỏng cho lỉn hoặc neo và có thể làm rối lỉn. Chỉ được tiếp tục xông lỉn cho đủ sốđường lỉn theo lệnh của Thuyền trưởng khi lỉn neo đã bắt đâù có hướng, lỉn neo có hiện tượng căng dần và việc xông neo tiếp tục phải báo cáo và phải được sựđồng ý của Thuyền trưởng.

Sau khi hoàn thành công việc thả neo phải kiểm tra an toàn lại lần cuối cùng trước khi rời khu vực mũi. Phải kiểm tra xem phanh tời đã vặn chặt chưa, ngáng hãm lỉn đã được cài đặt và đã chốt chưa, lỗ nống neo đã được đậy nắp chưa (đặc biệt đối với những khu vực có cướp biển hoặc trộm cắp thì cần thiết phải cài chặt nắp đậy lỗ nống neo lại hoặc rào dây thép gai lên trên để chống người theo đường lỉn trèo lên tàu). 2.2.4. AN TOÀN KHI BUỘC TÀU VÀO PHAO

1. An toàn khi buộc tàu vào phao bằng dây

Những người ra làm việc phải được trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, mũ, giày, găng tay.... Ngoài ra đối với công tác buộc tàu vào phao yêu cầu mọi người phải mặc

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 31 thêm phao áo cứu sinh cá nhân. Có thể liệt kê ra sau đây một số công tác chuẩn bị và những lưu ý về an toàn lao động trong thao tác buộc tàu vào phao như sau:

Phải nắm được số lượng dây sẽ sử dụng để buộc phao (theo lệnh của Thuyền trưởng) để chuẩn bị ra dây, có làm dây đúp hay không, nếu có thì phải chuẩn bị dây ném (để kéo đầu khuyết trở lại tàu). Có sử dụng dây cáp hay không? Có sử dụng maní của tàu không?

Các dây phải được rải ra sàn gọn gàng để dễ dàng xông ra, không được để dây bị rối, không để dây tạo thành các khuyết giả, các vòng giả, vị trí của dây phải phù hợp với mục đích sử dụng của chúng.

Khi rải dây ra sàn đồng thời kiểm tra tình trạng của dây.

Các con lăn (Fairlead) phải quay được dễ dàng, không có hiện tượng hỏng hóc, mòn rỉ.

Không được xông dây trực tiếp từ các cuộn, đống dây đã rải trên boong xuống cho xuồng bắt dây mà phải thông qua bích quấn dây. Tuyệt đối không được đứng trong vòng dây hoặc những chỗ dây gấp khúc. Không đứng quá gần dây đang xông ra hoặc đang kéo.

Sĩ quan chỉ huy phải liên tục theo dõi các động thái, các tín hiệu yêu cầu của xuồng bắt dây để chỉ huy việc đưa dây và xông dây xuống xuồng. Không xông dây quá chùng sẽ làm dây trôi dạt làm cho xuồng khó kéo, không để dây căng sẽ dễ gây tai nạn cho xuồng.

Tuyệt đối không kéo dây khi đang có công nhân bắt dây đứng trên phao hoặc xuồng bắt dây chưa rời hẳn ra xa khỏi phao.

Nếu sử dụng cả dây cáp để buộc phao thì không để dây sợi và dây cáp chạy chung sát nhau trên một lỗ xôma hoặc một con lăn.

Các dây khi buộc xong lên phao phải bảo đảm căng đều nhau.

Khi thao tác buộc tàu vào hai phao (Mũi và lái) phải hết sức lưu ý nghe lệnh của buồng chỉ huy để phối hợp hành động nhịp nhàng. Đặc biệt khi buộc tàu vào phao trong điều kiện dòng chảy mạnh, thời tiết xấu phải thao tác nhanh nhưng chính xác và hết sức bình tĩnh để tránh xảy ra tai nạn trong quá trình làm việc.

2. An toàn khi buộc tàu vào phao bằng lỉn neo

Một số chú ý về an toàn lao động trong quá trình chuẩn bị cần quan tâm được nêu lên sau đây:

Trong quá trình chằng buộc neo để tháo mắt nối (Joining shackle) của đường lỉn thứ nhất cần phải tiến hành hết sức thận trọng, chỉ thực hiện việc này trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Mắt nối chỉ được tháo rời sau khi đảm bảo rằng neo đã được treo và chằng buộc hoàn hảo.

Tất cả thuỷ thủ khi làm việc phải mang đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, đặc biệt phải mang phao áo cứu sinh vì công việc này đòi hỏi nhiều lúc phải với ra ngoài mạn tàu (để luồn dây chằng neo).

Các dụng cụ làm việc phải chuẩn bị đầy đủ đặc biệt như búa, đục sắt (để tháo chốt trên mắt nối) cần thiết có cả đèn khò đề phòng khi phải dùng nhiệt để nung chảy lớp chì đắp trên chốt của mắt nối, ít nhất phải có 2 móc sắt để móc kéo rải lỉn lên mặt boong, cần có một thanh tre hoặc gỗ dài khoảng 5m ở đầu có gắn móc để móc luồn

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 32 dây xuống neo. Các vật tư khác như một số dây cáp chằng neo với kích cỡ cần tính toán phù hợp với trọng lượng của neo, cũng cần chú ý chuẩn bị maní buộc phao ...

Công tác chuẩn bị phải được tiến hành chu đáo và thận trọng, bình tĩnh, không nóng vội. Cũng cần chú ý phải dùng vòi rồng xịt rửa lỉn ngay khi xông ra để bùn đất còn tồn đọng trên lỉn không dấy bẩn lên mặt sàn boong mũi gây ra trơn trượt trong quá trình thao tác.

Phải sử dụng dây buộc tàu tốt nhất ở phía mũi để buộc phao cùng với lỉn.

Chỉ sau khi mũi tàu đã sát vào phao ổn định và đã điều chỉnh để vị trí đầu lỉn đã gần như thẳng đứng gần khuyết buộc của phao thì mới cho phép xuồng bắt dây vào gần để nhận maní buộc phao và lỉn neo. Phải theo dõi chặt chẽ các động thái của xuồng và công nhân bắt dây, đề phòng lỉn neo hoặc maní va chạm vào xuồng hoặc công nhân bắt dây, nắm bắt được rõ ràng các tín hiệu liên lạc để phối hợp nhịp nhàng với họ.

Chỉ sau khi công nhân bắt dây và xuồng của họ đã rời xa hẳn phao thì mới bắt đầu tiến hành các thao tác tiếp theo như xông dây buộc tàu, kéo lỉn. Khoảng cách phù hợp giữa phao và mũi tàu thường bằng khoảng 2,5 đến 3 lần đường kính của phao. Trong khi nằm buộc phao phải để lực giữ tàu chủ yếu tác động lên lỉn neo cho nên cần để dây buộc tàu luôn chùng hơn lỉn neo.

2.3. AN TOÀN CHO TÀU RỜI CẢNG

2.3.1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHUNG

1. Công tác kiểm tra an toàn ở buồng lái

Sau khi có lệnh của Thuyền trưởng về thời gian rời bến thì nhiệm vụ đầu tiên của Thuyền phó nhất hay sĩ quan trực ca là kiểm tra sự có mặt của thuyền viên trên tàu, thông thường chậm nhất là trước thời gian khởi hành 2 giờ tất cả thuyền viên phải có mặt trên tàu.

Kiểm tra an toàn ở buồng lái thuộc trách nhiệm của thuyền phó 3 và có sự kết hợp của thuyền phó 2. Một số mục chính trong công tác kiểm tra an toàn có thể liệt kê ra sau đây:

Kiểm tra và làm đồng bộ đồng hồ tàu, đặc biệt là đồng hồ giữa buồng lái và buồng máy.

Thử tay chuông truyền lệnh và các thiết bị thông tin liên lạc giữa buồng lái và buồng máy cũng như giữa buồng lái với mũi và lái.

Thử máy lái ở tất cả các chế độ (kết hợp giữa phó 3 và phó 2, một người ở buồng lái còn một người ở buồng máy lái), trước khi thử phải kiểm tra và bảo đảm rằng phía sau lái không có gì vướng.

Thử và kiểm tra tình trạng hoạt động của tất cả các thiết bị hàng hải hiện có như: Radar, Arpar, La bàn con quay (chú ý làm đồng bộ các la bàn phản ảnh với la bàn chính), la bàn từ, GPS, tốc độ kế, máy đo sâu, hệ thống đèn hành trình, đèn hiệu...

Căn cứ theo lệnh của Thuyền trưởng về thời gian chuẩn bị máy và thời gian máy phải ở trạng thái sẵn sàng để thông báo cho buồng máy biết. Khi buồng máy báo chuẩn bị xong và xin thử máy chính thì phải xin ý kiến Thuyền trưởng và thông báo cho các sĩ quan liên quan kiểm tra và túc trực ở mũi và lái, cầu thang mạn phải được kéo cao lên

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 33 để không bị vướng vào các cấu trúc dưới cầu cảng, chỉ khi đảm bảo rằng mũi và lái đã có người trực và không có các chướng ngại vật cũng như việc đảm bảo các dây buộc tàu đã được cô căng hoặc đã được gia cường thêm dây thì mới được tiến hành thử máy.

Sau khi công tác kiểm tra an toàn ở buồng lái đã thực hiện xong phải ghi chép vào nhật ký và các danh mục kiểm tra theo quy định. Cuối cùng phải báo cáo về tình hình kiểm tra và sự sẵn sàng hoạt động của các trang thiết bị cho Thuyền trưởng biết.

2. 1.2. Kiểm tra an toàn chằng buộc và thu dọn trước khi rời bến

Tất cả các trang thiết bị có thể dịch chuyển trên boong như cần cẩu, nắp hầm, gầu ngoạm, hàng hoá xếp trên boong,các thùng dầu... đêù phải được chằng buộc (Lashing) cẩn thận trước khi tàu rời bến. Thuyền phó nhất sẽ là sĩ quan chịu trách nhiệm chỉ huy công việc này.

Một số các công việc kiểm tra an toàn và thu dọn trên boong tiếp theo cần quan tâm như sau:

Kiểm tra người vượt biên.

Kiểm tra xem cầu thang hoa tiêu đã được lắp đặt phù hợp với yêu cầu chưa. Kiểm tra các dây buộc tàu nếu có dây nào bị chùng thì cần phải thu căng trở lại để tiến hành thử máy được an toàn.

Thu dọn tất cả các chắn chuột, cất vào kho.

Các trang thiết bị vật tư được đưa ra sử dụng trong thời gian nằm cầu cần phải thu dọn và đưa trở lại chỗ cũ của chúng.

Kiểm tra các trang thiết bị cứu sinh đã đầy đủ và đã được lắp đặt đúng vị trí chưa.

3. An toàn trong thao tác làm dây rời cầu

Cũng giống như trường hợp làm dây cập cầu, khi chuẩn bị làm dây rời cầu thuỷ thủ phải được trang bịđầy đủđồ bảo hộ lao động như quần áo, mũ, găng tay, giày bảo hộ....Cần mặc đủấm khi thời tiết gió lạnh.

Vào ban đêm khu vực làm việc ở mũi và lái phải được cung cấp đầy đủ ánh sáng.

Trước khi khởi động cho máy tời chạy không tải phải kiểm tra để đảm bảo rằng đã ra trám (ly hợp), và tay trang tốc độđang ở vị trí dừng (stop).

Kiểm tra để bảo đảm rằng tất cả các chắn chuột đã được tháo cất đi.

Sĩ quan chỉ huy phải kiểm tra và thử các phương tiện thông tin liên lạc với buồng chỉ huy.

Các dây buộc tàu phải được tháo tuần tự từng dây một theo lệnh của Thuyền trưởng, không vội vàng hấp tấp, tránh để xảy ra tai nạn.

Không được đứng trong vòng dây, trong những đoạn cong gấp khúc, không được bước qua dây, không đứng phía trước bích hoặc tời theo hướng mà dây đang xông hoặc kéo, không để tay quá gần bích hoặc trống tời khi đang xông hoặc kéo dây.

Không được để dây chồng chéo ở trên trống tời đang kéo dây, dây được thu về phải có người đứng sau xếp gọn thành cuộn hoặc thu gọn vào trống dây.

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 34

Một phần của tài liệu Bài giảng an toàn lao động hàng hải (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)