AN TOÀN KHI KÉO NEO VÀ KHI RỜI PHAO

Một phần của tài liệu Bài giảng an toàn lao động hàng hải (Trang 34 - 35)

1. An toàn khi kéo neo

Sau khi nhận được lệnh chuẩn bị kéo neo thì phải kiểm tra toàn bộ hệ thống tời neo, ra trám (Tách li hợp) rồi bật bơm thuỷ lực tời neo (trên các tàu có bố trí 2 bơm thì nên cho chạy cả 2) thời gian chạy khởi động của bơm tuỳ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời, nếu thời tiết giá lạnh phải cho chạy sớm trước ít nhất là 15 phút. Sau đó cho máy tời chạy không tải để bôi trơn các cơ cấu bên trong máy tời.

Ngoài các trang bị bảo hộ lao động cá nhân, các thành viên đội kéo neo phải mang theo một số dụng cụ cần thiết như búa, đèn pin (nếu là ban đêm), máy bộđàm...

Tháo nắp đậy lỗ nống neo, mở van nước vệ sinh lỉn và báo buồng lái để xin nước rửa neo. Sau đó vào trám (Vào li hợp) mở phanh tời và ngáng hãm lỉn để sẵn sàng kéo neo. Sau khi mọi việc chuẩn bị xong và công tác kiểm tra an toàn hoàn tất thì sĩ quan chỉ huy phải báo cáo cho Thuyền trưởng biết.

Không được đứng gần lỉn neo khi đang kéo, người đứng điều khiển tời phải là thuỷ thủ có kinh nghiệm (thường là thuỷ thủ trưởng). Trong khi điều khiển tời phải tập trung chú ý thực hiện theo lệnh của sĩ quan chỉ huy.

Sĩ quan chỉ huy phải liên tục báo cáo cho Thuyền trưởng biết số đường lỉn còn lại dưới nước, hướng lỉn so với mũi tàu, tình trạng của lỉn (căng hay chùng). Cần tạm thời ngừng kéo neo khi lỉn quá căng, đặc biệt khi có sóng to phải lựa lúc mũi tàu hạ xuống theo con sóng làm cho lỉn chùng thì mới tranh thủ kéo tiếp. Khi dòng chảy quá mạnh làm lỉn neo căng cần phải báo cáo thuyền trưởng để có thể sử dụng máy hỗ trợ, không cố gắng kéo khi lỉn quá căng sẽ gây hư hỏng cho lỉn và hệ thống tời neo.

Cần đặc biệt thận trọng khi đã kéo xong neo phải phanh chặt neo và đóng ngáng hãm lỉn, chốt lại rồi mới được ra trám tời. Sau khi kết thúc công việc kéo neo phải làm vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc, không để bùn đất vương vãi trên sàn, gây nên trơn trượt dễ gây tai nạn.

2. An toàn trong thao tác cởi dây rời phao

Về công tác kiểm tra an toàn đối với hệ thống tời như đã nhắc đến nhiều lần trong các phần trước. Cho nên ởđây chỉ nhắc đến một số lưu ý an toàn trong thao tác khi cởi dây rời phao.

Thường trên một phao được bắt ít nhất là ba dây buộc tàu, trong đó có một dây đúp, dây đúp sẽ là dây được tháo về cuối cùng. Đầu tiên phải sử dụng dây đúp để kéo mũi tàu sát gần vào phao và làm cho các dây đơn bị chùng xuống để chuẩn bị tháo dây đơn về trước. Khi xông dây đơn để công nhân cởi khuyết dây trên phao phải lưu ý là chỉ được xông hay kéo dây khi trên phao không có người, không xông dây tự do mà phải kiểm soát tốc độ xông thông qua ít nhất một vòng trên bích quấn dây.

Không đứng giữa các dây, không được bước qua các dây đang căng hoặc đang kéo, không được đứng gần dây đang kéo hoặc để tay quá gần trống tời kéo dây.

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 35 Đặc biệt lưu ý việc cởi dây đúp cuối cùng ở phía mũi, lúc này phải bảo đảm rằng không có công nhân trên phao và xuồng bắt dây đã rời xa hẳn. Nếu dòng chảy mạnh từ mũi về lái thì cần báo cáo thuyền trưởng để có thể dùng máy hỗ trợ, không nên xông dây đột ngột rất dễ xảy ra tai nạn, không được xông dây khi dây đang căng mà phảI chờ khi dây chùng mới xông, lúc này nên chủđộng xông dây bằng tời với tốc độ nhanh để dây chùng hẳn xuống tạo điều kiện để dễ dàng tháo khuyết từ trên tàu, cần tập trung nhiều người để tháo nhanh khuyết và dùng sức đưa hẳn khuyết ra khỏi mạn tàu mới thả xuống nước chứ không nên thả khuyết ngay trên sàn boong khuyết có thể sẽ bị vướng vào các cấu trúc khác. Khi khuyết đã được tháo phải cho tời chạy hết tốc độ để thu nhanh dây về, đồng thời liên tục theo dõi tiến trình để đảm bảo là dây không bị vướng vào chướng ngại vật nào. Ngay khi khuyết dây đã rời khuyết phao phải báo cáo Thuyền trưởng để có thể khởi hành rời phao an toàn.

Một phần của tài liệu Bài giảng an toàn lao động hàng hải (Trang 34 - 35)