AN TOÀN KHI TÀU HÀNH TRÌNH TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT

Một phần của tài liệu Bài giảng an toàn lao động hàng hải (Trang 45 - 48)

Thuyền trưởng luôn nhớ rằng khi tàu hành trình trong điều kiện thời tiết xấu, bất kỳ một sai lầm nào của người chỉ huy cũng có thể dẫn đến những nguy hiểm như thủng tàu, mắc cạn, chìm đắm... ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của con tàu, thuyền viên và hàng hoá cũng như việc ảnh hưởng xấu đến môi trường, do vậy cần phải điều khiển việc chạy tàu hết sức thận trọng bằng cách thu thập những thông tin thời tiết cần thiết, kiểm tra và duy trì các trang thiết bị trong tình trạng tốt, kiểm tra và chằng buộc tất cả các vật dụng, thiết bị dễ bị dịch chuyển, đóng chặt tất cả các cửa kín nước... tăng cường cảnh giới.

Theo định nghĩa thông thường hiện nay mà các công ty vận tải biển vẫn dùng để xác định thì thời tiết xấu là thời tiết mà khi có gió mạnh đến cấp 7 hoặc trên cấp 7 bôpho.

1. Kiểm tra an toàn trước khi tàu gặp thời tiết xấu.

a. Thu thập thông tin thời tiết

Trong thời gian hành trình trên biển tàu phải thường xuyên giám sát theo dõi các diễn biến của tình hình thời tiết. Thuyền trưởng phải thu thập càng nhiều càng tốt các thông tin về thời tiết bằng các phương tiện sẵn có trên tàu như:

- Máy thu thời tiết Facsimile (Weather forecasts). - Máy VHF (khi chạy gần bờ).

- Tivi hoặc Radio (khi chạy gần bờ). - Máy thu NAVTEX.

- Máy thu EGC. - Máy thu NBDP.

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 46 - Thông qua Ocean route, nếu chủ tàu hoăc người thuê tàu có bố trí trong chuyến đi.

Sau khi thu nhận được các thông tin thời tiết Thuyền trưởng phải nghiên cứu và phân tích các thông tin để xác định được việc tàu mình có thể gặp phải thời tiết xấu hay không, để chuẩn bị phòng tránh.

b. Kiểm tra an toàn và chuẩn bị phòng chống

Khi tàu đang hành trình mà dự tính sẽ gặp phải thời tiết xấu, hoặc khi thấy cần thiết, Thuyền trưởng sẽ ra các mệnh lệnh phù hợp cho các sĩ quan đầu nghành như Thuyền phó nhất, máy trưởng để làm tốt công tác chuẩn bị phòng chống sự thiệt hại do thời tiết xấu có thể gây ra cho tàu.

c. Bảo đảm thế vững

Đảm bảo sựổn định của hàng hoá.

Duy trì sự ổn định của tàu bằng cách loại trừ các mặt thoáng tự do. Có thể bằng cách dồn dầu ở các két để có ít két không đầy nhất.

Nếu tàu đang chạy ballast phải kiểm tra và bơm dằn đầy các ballast

d. Chằng buộc

Chằng buộc hoặc xếp đặt vào kho tất cả các vật dụng, trang bị, vật tư có thể di chuyển khi tàu lắc.

Kiểm tra và chằng buộc lại hàng hoá kể cả trong hầm hàng và hàng hoá trên boong (nếu có).

e. Chuẩn bị phòng chống sự tác động của sóng to gió lớn

Đóng và cài chặt các cửa kín nước, các nắp hầm, nắp két và các cửa mở khác. Chằng buộc và bảo vệ các thiết bị ngoài trời .

Cho chạy song song hai bơm thuỷ lực của máy lái, kiểm tra lượng dầu của máy lái, nếu hụt phải bơm đầy vào.

f. An toàn sinh mạng

Nghiêm cấm làm việc trên boong, kể cả việc đi ra ngoài để đổ rác, thức ăn thừa...

Lắp đặt dây cứu sinh.

Khi có công việc phải bắt buộc ra boong làm việc thì thuyền viên đó phải mang phao áo cứu sinh, đem theo dây cứu sinh và phải có người theo dõi, trực cứu nạn.

Cấm mang vác, dịch chuyển vật năng, vật nguy hiểm và cấm làm việc trên cao. Hạn chế việc nấu nướng mà phải sử dụng đến nước sôi và dầu, mỡ (đề phòng bỏng và hoả hoạn)

Chuẩn bị đèn ánh sáng sự cố.

g. Kiểm tra thiết bị hút nước

Kiểm tra hoạt động và cần thiết bảo dưỡng các bơm hút khô.

Kiểm tra sự hoạt động của bơm lacanh và vệ sinh sạch các hốc lacanh.

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 47 Thực hiện việc tuần tra toàn bộ tàu.

Kiểm tra các thiết bị cứu sinh

Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị hàng hải như Radar, đèn hành trình, máy VHF, thiết bị âm thanh...

2. An toàn khi hành trình trong điều kiện thời tiết xấu

Khi dự tính sẽ gặp hoặc gặp phải thời tiết xấu Thuyền trưởng phải cố gắng để phòng tránh nó, để làm được điều đó cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

a. Lựa chọn đường chạy tàu phù hợp b. Neo tránh

Khi tàu hành trình gần bờ hoặc ở những vùng nước mà thuận lợi cho việc neo trú thì việc lựa chọn một khu vực neo trú phù hợp là điều cần nghiên cứu đến.

c. Điều chỉnh thời gian chạy tàu

Khi tàu đang nằm ở cảng mà nhận được dự báo về tình hình thời tiết xấu mà tàu sẽ gặp phải trên đường hành trình thì cần tính toán đến điều kiện an toàn của tàu chẳng hạn như có thể xem xét điều chỉnh thời gian khởi hành hoặc chạy tàu đến vùng neo trú lân cận.

d. Tăng cường cảnh giới

Khi sử dụng Radar trong thời tiết xấu, thì cần điều chỉnh Radar thật phù hợp với điều kiện sóng biển và thời tiết hiện tại, bằng cách điều chỉnh nút khuyếch đại Gain, nút khử nhiễu biển Sea Clutter và nút khử nhiễu mưa Rain Clutter. Cần nhớ rằng các thuyền nhỏ và các mục tiêu nhỏ khác trở nên rất khó phát hiện do việc khử nhiễu biển.

Khi sử dụng ARPAR cần lưu ý rằng các mục tiêu thường có thể bị mờ nhạt hoặc mất đi do sự dịch chuyển của tàu và do việc khử nhiễu biển.

e. Quan trắc và báo cáo

Sĩ quan và thuỷ thủ trực ca buồng lái phải quan trắc và ghi chép sự thay đổi hàng giờ của khí áp, nhiệt độ, hướng và tốc độ gió, độ cao và hướng sóng. Khi nhận thấy có sự thay đổi bất thường của các yếu tố thời tiết đó thì phải báo cáo ngay cho Thuyền trưởng biết.

Khi tàu gặp bão hoặc gió mạnh bất thường đạt đến cấp 10 hoặc trên cấp 10 bôpho, thì Thuyền trưởng phải báo cáo những hiện tượng bất thường đó cho trạm khí tượng gần nhất, trừ khi Thuyền trưởng đã nhận được các dự báo hoặc cảnh báo về các tình trạng thời tiết như vậy từ một trạm bờ.

f. Sóng biển và tác động của nó đối với thân vỏ tàu

Thuyền trưởng và sĩ quan trực ca khi điều khiển tàu hành trình trong thời tiết xấu phải thường xuyên tính toán đến tác động của thời tiết đối với con tàu và cần xem xét đến việc thay đổi hướng đi cũng như việc giảm tốc độ để giảm ảnh hưởng của sóng biển đối với thân vỏ tàu.

Điều chỉnh tốc độ: khi sóng lớn với chân sóng dài và cao sẽ nhiều lúc lái tàu bị nâng lên, chân vịt có thể bị nổi một phần lên khỏi mặt nước làm cho vòng tua chân vịt tăng lên đột ngột dẫn đến tình trạng máy bị quá tải, do vậy cần giảm vòng tua chân vịt (giảm tốc độ) phù hơp.

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 48 Điều chỉnh hướng đi: Kinh nghiệm cho thấy rằng khi chạy ngược sóng thì nên để hướng sóng đến từ 15 đến 30 độ (phải hoặc trái) so với hướng trục dọc của tàu tính từ mũi, nếu đang chạy xuôi sóng thì để sóng đến từ 15 đến 30 độ (phải hoặc trái) so với hướng trục dọc tàu tính từ lái.

Lái tàu: Cần phải chuyển từ chếđộ lái tựđộng sang chế độ lái tay để điều khiển tàu trong thời tiết xấu. Việc giữ vững hướng đi trong thời tiết xấu là khá khó khăn, một góc bẻ lái lớn có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm, do vậy khi cần thay đổi một hướng đi lớn nên thay đổi ít một và từ từ với góc bẻ lái nhỏ, không nên bẻ lái góc lớn, đột ngột. Tuy nhiên cũng cần nhớ rằng tác động của bánh lái trong điều kiện thời tiết xấu là kém hơn bình thường do vậy cũng có những lúc cần phải sử dụng góc lái lớn để giữ hướng đi hoặc thay đổi hướng, nhưng phải hết sức thận trọng.

g. Công việc phải làm sau khi tàu gặp phải thời tiết xấu

Ngay sau khi thời tiết trở lại bình thường thì cần tổng kiểm tra toàn bộ tàu để xem có bi tổn thất do tác động của sóng gió gây nên hay không, nếu có phải tiến hành khắc phục ngay. Đồng thời xếp đặt lại các thiết bị nếu bị dịch chuyển.

Một phần của tài liệu Bài giảng an toàn lao động hàng hải (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)