NHỮNG LƯU Ý AN TOÀN TRONG KHI GIAO, NHẬN CA

Một phần của tài liệu Bài giảng an toàn lao động hàng hải (Trang 40)

1. Quy trình giao nhận ca

Sĩ quan và thuỷ thủ khi đến phiên trực ca của mình phải lên buồng lái vào thời gian phù hợp (thường là trước 15 phút).

Sĩ quan giao ca sẽ không được phép giao ca trực cho sĩ quan nhận ca khi nhận thấy rằng anh ta không đủ khả năng đảm nhận ca trực một cách an toàn đồng thời phải ngay lập tức báo cáo Thuyền trưởng biết.

Sĩ quan nhận ca sẽ chưa nhận ca cho đến khi anh ta nhận thấy rằng thuỷ thủ cùng đi ca với anh ta hoàn toàn đủ khả năng để thực hiện an toàn ca trực của mình. Đồng thời anh ta cũng đảm bảo rằng thị giác của thuỷ thủ đi ca và anh ta đã quen với bóng tối (nếu là ca trực đêm)

Khi đang tiến hành điều động tránh va hay đang thực hiện một hành động ngăn ngừa các nguy hiểm khác đối với tàu thì việc giao nhận ca sẽ tạm thời chưa thực hiện cho đến khi các hành động nêu trên đã hoàn tất.

Sĩ quan nhận ca sẽ xác nhận việc hoàn thành quy trình giao ca của thuỷ thủ trực ca.

Sau khi giao ca xong, sĩ quan giao ca phải cùng với thuỷ thủ tiến hành tuần tra chung quanh tàu để kiểm tra an toàn chung và các hiện tượng bất thường khác của tàu sau đó ghi chép vào sổ tuần tra đêm (Night patrol).

2. Những điểm cần thiết khi giao nhận ca

Sĩ quan giao ca trước khi rời buồng lái phải đảm bảo rằng đã giao cho sĩ quan nhận ca các điểm chủ yếu sau đây:

Các mệnh lệnh thường trực (Standing orders) cũng như các lệnh và chỉ thị khác (nếu có) của Thuyền trưởng (thường ghi trong sổ lệnh đêm: Night order book).

Hướng, tốc độ và vị trí hiện tại của tàu. Các đèn và dấu hiệu hàng hải nhìn thấy.

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 41 Di biến động của các tàu chung quanh.

Tình trạng của các trang thiết bị hàng hải, đèn hành trình, dấu hiệu và cờ. Tình trạng thời tiết và tình trạng biển.

Việc bố trí các hải đồ cần thiết cho tuyến hành trình.

Các hoạt động đang diễn ra trên tàu và những lưu ý an toàn đối với các hoạt động đó.

Những yêu cầu đã hoặc sẽ thông báo cho buồng máy.

Những điểm cần thực hiện tiếp hoặc cần lưu ý tiếp trong ca tới. 3.1.4. THÔNG BÁO CHO THUYỀN TRƯỞNG

Sĩ quan và thuỷ thủ trực ca phải ngay lập tức báo cáo với Thuyền trưởng và nhận những mệnh lệnh của Thuyền trưởng trong những trường hợp được nêu lên sau đây:

Khi tầm nhìn xa trở nên xấu đi hoặc sắp trở nên xấu đi.

Khi nhận thấy rằng sự di chuyển của các tàu bè khác có thể dẫn đến nguy cơ va chạm với tàu mình và/hoặc anh ta không biết cách xử lý (hoặc không tin tưởng vào cách xử lý tình huống của bản thân) để phòng tránh va chạm.

Khi nhận thấy sự khó khăn trong việc điều động tàu, duy trì hướng đi do mật độ tàu bè quá đông hoặc do tác động của điều kiện thời tiết và tình trạng biển.

Khi hướng đi hoặc tốc độ bị thay đổi làm cho tàu lệch nhiều khỏi đường đi dự định.

Khi có sự hỏng hóc đối với thân tàu, máy móc, máy lái hoặc các thiết bị hàng hải chủ yếu khác của tàu.

Khi có bất kỳ tình trạng tổn thất nào do tác động của thời tiết trong thời gian thời tiết xấu xảy ra.

Khi nhận được các bản điện cấp cứu, các cảnh báo hàng hải và các bức điện quan trọng khác liên quan đến an toàn hàng hải.

Khi nhận được các bức điện quan trọng hoặc các tín hiệu từ các tàu chiến hoặc từ các trạm đài bờ.

Khi nhận thấy các tình trạng bất thường được liệt kê sau đây:

- Khi không phát hiện được đất liền hoặc các mục tiêu hàng hải mà theo dự tính là sẽ phải thấy vào thời điểm đó.

- Khi độ sâu xác định được tương ứng với vị trí tàu là sai lệch nhiều so với độ sâu ghi trên hải đồ.

- Khi có sự thay đổi lớn hoặc sự bất thường của các điều kiện thời tiết hoặc tình trạng biển (như khi khí áp suy giảm rõ rệt, hướng và tốc độ gió thay đổi lớn, tầm nhìn xa suy giảm mạnh). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi có người bị thương nặng hoặc ốm đau nặng trên tàu.

- Khi có sự tăng lên bất thường của mực nước lacanh hầm hàng, buồng máy hoặc sự tăng trưởng trong nhiệt độ hầm hàng.

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 42 - Khi phát hiện thấy hoặc được báo cáo về bất kỳ một sự bất thường nào khác liên quan đến an toàn của tàu.

Tuy nhiên trước tình hình nguy cấp mà nguy hiểm sắp xảy ra và không còn đủ thời gian để gọi Thuyền trưởng được thì sĩ quan trực ca phải không ngần ngại đưa ra các hành động cần thiết phù hợp mà hoàn cảnh lúc đó đòi hỏi và báo cáo cho Thuyền trưởng càng sớm càng tốt.

3.2. AN TOÀN HÀNG HẢI TRONG CÁC TÌNH HUỐNG ĐẶC BIỆT

3.2.1. CÔNG TÁC AN TOÀN KHI HÀNH TRÌNH TRONG ĐIỀU KIỆN TẦM NHÌN XA BỊHẠN CHẾ HẠN CHẾ

Điều kiện tầm nhìn xa hạn chế là điều kiện khi mà tầm nhìn bị suy giảm rõ rệt bởi có sự hiện diện của mù, mưa, tuyết, bão cát....và nó cũng bao gồm cả tình trạng suy giảm tầm nhìn theo một hướng nào đó.

Khi tàu hành trình trong điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế, Thuyền trưởng phải luôn nhớ rằng bất kỳ một sai lầm nhỏ nào của con người cũng có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho con tàu, thuyền viên, hàng hoá và môi trường, do vậy cần phải đặc biệt thận trọng khi tầm nhìn xa giảm xuống hoặc dự kiến sẽ bị giảm xuống bằng cách thu thập tất cả các thông tin mà có thể nhận được, kiểm tra và duy trì sự hoạt động tốt của các trang thiết bị liên quan, tăng cường số lượng người cảnh giới, tuân thủ các điều luật chạy tàu và điều động tàu một cách thận trọng.

1. Kiểm tra an toàn trước khi tàu đi vào vùng có tầm nhìn xa hạn chế

a. Thông tin về tầm nhìn xa

Thuyền trưởng phải cố gắng thu thập các thông tin sau đây về điều kiện tầm nhìn xa.

b. Phương tiện để thu thập thông tin về tầm nhìn xa

- Máy thu thời tiết Facsimile.

- Thông tin từ máy VHF (khi gần bờ).

- Tivi hoặc Radio (khi gần bờ hay nằm trong cảng). - Dịch vụ chạy tàu theo thời tiết (Ocean route). - Máy thu NAVTEX.

- Máy thu EGC.

- Máy thu băng dải hẹp NBDP. - Và các phương tiện khác.

c. Kiểm tra và duy trì các thiết bị liên quan

Khi dự tính là tầm nhìn xa sẽ suy giảm, Thuyền trưởng sẽ chỉ thị cho các sĩ quan trực ca thường xuyên kiểm tra và duy trì sự hoạt động tốt của các thiết bị quan trọng đối với an toàn hàng hải bao gồm cả Radar và máy lái. Bảo đảm rằng các thiết bị phụ trợ hàng hải sẵn có trên tàu luôn ở tình trạng hoàn hảo, gồm các thiết bị chủ yếu sau đây:

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 43 - Máy lái và la bàn. - Thiết bị phát âm hiệu sa mù. - Đèn hành trình. - Máy VHF. - Máy đo sâu. - Và các thiết bị khác.

Ngoài ra cần thiết phải đóng tất cả các cửa kín nước, tạm ngưng các công việc phát ra tiếng ồn, kiểm tra các phương tiện cứu sinh...

2. Công tác đảm bảo an toàn khi tàu hành trình trong điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế

a. Thông báo

Khi tàu gặp phải hoặc dự tính sẽ gặp phải điều kiện tầm nhìn xa hạn chế sĩ quan trực ca phải thông báo ngay cho Thuyền trưởng về tình trạng tầm nhìn xa hiện tại, vị trí tàu, di biến động của các tàu chung quanh, và tình hình mọi mặt chung quanh tàu.

Sĩ quan trực ca cũng phải liên lạc với máy trưởng hoặc sĩ quan máy trực ca để yêu cầu đặt máy trong tình trạng sẵn sàng đểđiều động.

b. Âm hiệu và đèn hành trình

Sĩ quan trực ca phải ngay lập tức bật âm hiệu sa mù theo quy tắc tránh va ngay khi tàu gặp phải điều kiện tầm nhìn xa hạn chế. Tuy nhiên để có thể phát hiện được các tín hiệu sa mù của các tàu khác thì cần có những quãng thời gian ngừng tín hiệu của tàu mình phù hợp.

Sĩ quan trực ca cũng ngay lập tức phải bật đèn hành trình kể cả vào thời gian ban ngày để tạo điêù kiện cho các tàu khác dễ dàng phát hiện ra tàu mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Trách nhiệm điều khiển tàu

Thuyền trưởng sẽ trực tiếp có mặt tại buồng lái để chỉ huy tàu trong điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế. Thuyền trưởng cũng sẽ trực tiếp ra những mệnh lệnh cụ thểđể các bộ phận thực thi nhằm đảm bảo an toàn cho tàu hành trình.

d. Cảnh giới

- Tăng cường số lượng người cảnh giới. - Cảnh giới bằng Radar và ARPAR. - Sử dụng VHF và thiết bị AIS.

e. Tốc độ an toàn

Trước khi tàu vào vùng có tầm nhìn xa hạn chế, Thuyền trưởng phải thông báo cho Máy trưởng hoặc sĩ quan máy trực ca đặt máy về tình trạng sẵn sàng (Stand-by) và tiến hành chạy tàu với một tốc độ an toàn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.

Trong trường hợp này không chỉ tình trạng hạn chế của tầm nhìn xa mà cả những vấn đề sau đây cũng cũng phải được xem xét để xác định một tốc độ an toàn:

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 44 - Đặc tính điều động của tàu, bao gồm cả khoảng cách dừng tàu (trớn) và khả năng quay trở.

- Sự khó khăn trong việc xác định sự di chuyển của các tàu khác vào ban đêm vì có nền sáng, chẳng hạn như ánh sáng từ bờ hoặc ánh sáng toả ra từ bản thân tàu đó.

- Tình trạng của sóng, gió, dòng chảy và sự gần các nguy hiểm hàng hải. - Mớn nước liên quan đến độ sâu của vùng chạy tàu.

- Đặc tính và những hạn chế của Radar.

- Ảnh hưởng của nhiễu Radar do tình trạng biển, điều kiện thời tiết và các nguồn nhiễu xạ khác.

- Sự có thể có các tàu thuyền bé, băng hoặc các vật thể nổi khác mà Radar không thể phát hiện được.

- Số lượng, vị trí và sự di chuyển của các tàu thuyền chung quanh đã được phát hiện bởi Radar.

Tại những vùng biển có nhiều tàu bè qua lại, trong điều kiện tầm nhìn xa quá xấu, thì việc chạy tàu với một tốc độ chỉ vừa đủ để giữ hướng là cần phải xem xét đến. Đã có quá nhiều trường hợp tai nạn va chạm xảy ra khi hành trình trong điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế do việc sử dụng sử dụng tốc độ không hợp lý và xử lý tình huống không kịp thời gây ra.

f. Kiểm tra vị trí tàu

Trong thời gian hành trình ven bờ, nếu dự tính tầm nhìn xa có thể suy giảm, sĩ quan trực ca phải tranh thủ mọi cơ hội để xác định ngay vị trí tàu khi mà các mục tiêu bờ còn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Phải tận dụng mọi thiết bị sẵn có trên tàu để thường xuyên kiểm tra vị trí.

Khi Thuyền trưởng cảm thấy không chắc chắn tin tưởng vào vị trí tàu thì tốt nhất là nên chạy ra xa bờ hoặc là tạm thời neo tàu lại.

g. Máy lái

Trong điều kiện tầm nhìn xa hạn chế, sĩ quan trực ca phải xem xét tình hình cụ thể chung quanh tàu và khi thấy cần thiết phải chuyển từ chế độ lái tự động sang chế độ lái tay. Đồng thời cho chạy song song cả hai bơm thuỷ lực của máy lái.

Thuỷ thủ khi được giao nhiệm vụ lái tay thì được miễm trách nhiệm cảnh giới, không được giao nhiệm vụ cảnh giới trong khi anh ta đang lái tàu.

h. Điều động tránh va chạm

Thuyền trưởng và sĩ quan trực ca cần lưu ý là trong thời gian tầm nhìn xa hạn chế khi điều động tránh va thì các khẩu lệnh lái phải nói to và rõ ràng, tuyệt đối không được để nhầm lẫn.

Khi xác định được hoặc nghi ngờ là khả năng va chạm có thể xảy ra với một tàu khác thì cần phải:

- Phát âm hiệu sa mù.

- Thay đổi hướng đi phù hơp, đủ lớn để tránh xa tàu kia. Hành động tránh va phải thực hiện sớm phù hợp, không do dựđể xảy ra tình trạng quá muộn.

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 45 - Không được thay đổi hướng sang trái nếu tàu kia ở phía trước trục ngang tàu mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không được thay đổi hướng về phía tàu kia khi tàu kia ở ngang hoặc phía sau trục ngang tàu mình.

Cần thiết phải kết hợp cả việc giảm tốc độ phù hợp để tránh va chạm.

i. Những việc cần thiết khác

Sĩ quan trực ca khi tàu đang hành trình trong điều kiện tầm nhìn xa hạn chế phải ghi chép vào nhật ký tàu các vấn đề chủ yếu sau đây:

- Thời gian mà tầm nhìn xa bắt đầu suy giảm và kết thúc.

- Thời gian mà âm hiệu sa mù được sử dụng và thời gian ngừng phát. - Thời gian mà máy chính được đưa về trạng thái sẵn sàng.

- Thời gian chuyển từ chế độ lái tựđộng sang chếđộ lái tay và ngược lại.

- Thời gian mà hai bơm thuỷ lực của máy lái được chạy song song và thời gian chạy trở lại một bơm bình thường.

- Số lượng người được tăng cường cho công tác cảnh giới và các vị trí cảnh giới.

3.2.2. AN TOÀN KHI TÀU HÀNH TRÌNH TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT XẤU

Thuyền trưởng luôn nhớ rằng khi tàu hành trình trong điều kiện thời tiết xấu, bất kỳ một sai lầm nào của người chỉ huy cũng có thể dẫn đến những nguy hiểm như thủng tàu, mắc cạn, chìm đắm... ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của con tàu, thuyền viên và hàng hoá cũng như việc ảnh hưởng xấu đến môi trường, do vậy cần phải điều khiển việc chạy tàu hết sức thận trọng bằng cách thu thập những thông tin thời tiết cần thiết, kiểm tra và duy trì các trang thiết bị trong tình trạng tốt, kiểm tra và chằng buộc tất cả các vật dụng, thiết bị dễ bị dịch chuyển, đóng chặt tất cả các cửa kín nước... tăng cường cảnh giới.

Theo định nghĩa thông thường hiện nay mà các công ty vận tải biển vẫn dùng để xác định thì thời tiết xấu là thời tiết mà khi có gió mạnh đến cấp 7 hoặc trên cấp 7 bôpho.

1. Kiểm tra an toàn trước khi tàu gặp thời tiết xấu.

a. Thu thập thông tin thời tiết

Trong thời gian hành trình trên biển tàu phải thường xuyên giám sát theo dõi các diễn biến của tình hình thời tiết. Thuyền trưởng phải thu thập càng nhiều càng tốt các thông tin về thời tiết bằng các phương tiện sẵn có trên tàu như:

- Máy thu thời tiết Facsimile (Weather forecasts). - Máy VHF (khi chạy gần bờ).

- Tivi hoặc Radio (khi chạy gần bờ). - Máy thu NAVTEX.

- Máy thu EGC. - Máy thu NBDP.

Bài giảng: An toàn lao động hàng hải

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 46 - Thông qua Ocean route, nếu chủ tàu hoăc người thuê tàu có bố trí trong chuyến đi.

Sau khi thu nhận được các thông tin thời tiết Thuyền trưởng phải nghiên cứu và phân tích các thông tin để xác định được việc tàu mình có thể gặp phải thời tiết xấu hay không, để chuẩn bị phòng tránh.

b. Kiểm tra an toàn và chuẩn bị phòng chống

Khi tàu đang hành trình mà dự tính sẽ gặp phải thời tiết xấu, hoặc khi thấy cần

Một phần của tài liệu Bài giảng an toàn lao động hàng hải (Trang 40)