Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Ôn tập b) Các hoạt động:

Một phần của tài liệu Giáo án TNXH lớp 3 cả năm_CKTKN_Bộ 3 (Trang 63 - 67)

I/ Mục tiêu: Giúp HS:

a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Ôn tập b) Các hoạt động:

b) Các hoạt động:

TL Hoạt động dạy Hoạt động học

15’

12’

Hoạt động 1: trò chơi Ai nhanh ? Ai đúng ? Mục tiêu: Thông qua trò chơi, học sinh có thể

kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.

Tiến hành:

- Chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm tranh vẽ các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và các thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.

- Yêu cầu mỗi nhóm :

+ Gắn các bộ phận còn thiếu vào sơ đồ câm + Gọi tên cơ quan đó và kể tên các bộ phận + Nêu chức năng của các bộ phận

- Tổ chức cho các nhóm trình bày.

Hoạt động 2: Cách đề phòng bệnh.

Mục tiêu: HS củng cố các kiến thức đã học về

cơ thể và cách phòng một số bệnh có liên quan đến cơ quan bên trong.

Tiến hành:

- Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm nêu các bệnh thường gặp ở một cơ quan và cách phòng tránh bệnh đó vào phiếu học tập:

Nhóm : ……….

Tên cơ quan : ……….

- Tập hợp nhóm, tiến hành thảo luận..

- Cử đại diện 4 nhóm. Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Tập hợp nhóm, thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.

Các bệnh thường gặp ……… ……… ……… ……… Cách phòng ……… ……… ……… ………

Kết luận: mỗi cơ quan bộ phận có chức năng

nhiệm vụ khác nhau. Chúng ta phải biết giữ gìn các cơ quan, phòng tránh các bệnh tật để khỏe mạnh.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

4) Củng cố: 2’

? Kể tên các bộ phận, chức năng của từng bộ phận của cơ quan hô hấp? ? Kể tên các bộ phận, chức năng của từng bộ phận của cơ quan Tuần hoàn?

? Kể tên các bộ phận, chức năng của từng bộ phận của cơ quan Bài tiết nước tiểu? ? Kể tên các bộ phận, chức năng của từng bộ phận của cơ quan Thần kinh?

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

- Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Ôn tập (TT) - Nhận xét:

Rút kinh nghiệm: ... ...

TUẦN 18 TIẾT 35

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ

Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../...

I/ Mục tiêu :

- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình của em.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên : Phiếu học tập cho các hoạt động và các tấm bìa để tổ chức trò chơi. - Học sinh : Xem trước bài ở nhà.

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :1) Khởi động: 1’ (Hát) 1) Khởi động: 1’ (Hát)

2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (4 HS)

? Kể tên các bộ phận, chức năng của từng bộ phận của cơ quan hô hấp? ? Kể tên các bộ phận, chức năng của từng bộ phận của cơ quan Tuần hoàn?

? Kể tên các bộ phận, chức năng của từng bộ phận của cơ quan Bài tiết nước tiểu? ? Kể tên các bộ phận, chức năng của từng bộ phận của cơ quan Thần kinh?

3) Bài mới: 27’

a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Ôn tậpb) Các hoạt động: b) Các hoạt động:

TL Hoạt động dạy Hoạt động học

10’

10’

7’

Hoạt động 1: Gia đình yêu quý

Mục tiêu: Học sinh trả lời các câu hỏi, vẽ sơ

đồ và giới thiệu về các thành viên trong gia đình mình.

Tiến hành:

- Phát phiếu học tập (SHD/163) cho mỗi HS, yêu cầu làm bài.

- Tổ chức cho HS trình bày kết quả.

Hoạt động 2: Lựa chọn nhanh

Mục tiêu: Học sinh lựa chọn các tấm bìa có

ghi tên hàng hóa gắn đúng vào bảng phân loại.

Tiến hành:

- Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm cử đại diện tham gia trò chơi

- Phổ biến luật chơi. - Tiến hành trò chơi.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

Hoạt động 3: Việc gì, ở đâu?

Mục tiêu: HS nêu được tên các cơ quan, công

sở và chức năng của nó.

Tiến hành:

- Tổ chức cho HS tham gia hỏi đáp theo cặp, 1 em nêu tên cơ quan, công sở, 1 em sẽ nêu chức năng tương ứng và ngược lại.

- Nhận phiếu, làm việc cá nhân. - 4 HS trình bày và giới thiệu. Cả lớp theo dõi, nhận xét - Tập hợp nhóm, cử đại diện. - Nắm cách chơi. - Tham gia. - 10 cặp HS tham gia, lớp nhận xét. 4) Củng cố: 2’

? Hãy kể một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thông tin liên lạc ? Kể tên các cơ quan, công sở và chức năng của nó?

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

- Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Vệ sinh môi trường. - Nhận xét:

Rút kinh nghiệm: ... ...

TIẾT 36

VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../...

I/ Mục tiêu :

- Nêu tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định. * GDKNS:

- Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người.

- Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

- Kỹ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết các tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người.

- Kỹ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.

- Kỹ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cảm kết thực hiện các hành vi đúng nhằm bảo vệ sinh môi trường.

- Kỹ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường. - Kỹ năng hợp tác: Hợp tác với moik người xung quanh để bảo vệ môi trường. * GDMT:

- Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật.

- Biết phân, rác thải nếu không xử lý hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Biết một vài biện pháp xử lý phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên : tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải, các hình trong SGK trang 68, 69

- Học sinh : Xem trước bài ở nhà.

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1) Khởi động: 1’ (Hát) 1) Khởi động: 1’ (Hát)

Một phần của tài liệu Giáo án TNXH lớp 3 cả năm_CKTKN_Bộ 3 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w