Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Thú b) Các hoạt động:

Một phần của tài liệu Giáo án TNXH lớp 3 cả năm_CKTKN_Bộ 3 (Trang 105 - 107)

- Vài HS đọc lại kiến thức cần biết của bài.

a)Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Thú b) Các hoạt động:

b) Các hoạt động:

TL Hoạt động dạy Hoạt động học

10’

7’

*/Hoạt động 1: Quan sát cơ thể thú */Mục tiêu: Quan sát hình vẽ hoặc vật

thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.

*/Tiến hành:

- Yêu cầu HS quan sát tranh SGK và thảo luận theo định hướng:

+ Gọi tên các con vật trong hình.

+ Chỉ và nêu rõ từng bộ phận bên ngoài cơ thể của mỗi con vật.

+ Nêu những điểm giống và khác nhau của các con vật này

+ Khắp người thú có gì? Chúng đẻ con hay đẻ trứng? Chúng nuôi con bằng gì?

*Kết luận: Cơ thể thú có lông mao bao

phủ, thú đẻ con, nuôi con bằng sữa. Thú là loài vật có xương sống.

* GDKNS: - Kỹ năng kiên định: xác

- HS quan sát, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.

- Giống nhau: Đẻ con, có 4 chân, có lông.

Khác nhau: nơi sống thức ăn, sừng,... - Lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa.

10’

định giá trị; xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng.

- Kỹ năng hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền, bảo vệ các loài thú rừng ở địa phương.

*/Hoạt động 2: Ích lợi của thú nuôi */Mục tiêu: Nêu được ích lợi của thú

đối với con người.

*/Tiến hành:

? Người ta nuôi thú để làm gì? Kể tên một vài thú nuôi làm ví dụ.

*Kết lại: Thú nuôi có nhiều ích lợi:

Lấy lông, da, thịt, sữa, sức kéo, giữ nhà, bắt chuột,...

? Cần làm gì để bảo vệ thú nuôi? *GDMT: Con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.

- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*/Hoạt động 3: Trò chơi: Thử tài họa sĩ

*/Mục tiêu: HS vẽ và chú thích các bộ

phận của thú nuôi mà mình thích.

*/Tiến hành:

- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.

- Tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm.

- (Nhóm đôi)

+ Lấy thịt: heo, bò,... + Lấy sữa: bò, dê,...

+ Lấy da, lông: cừu, ngựa,... + Lấy sức kéo: trâu, bò, ngựa,...

- Cho ăn đầy đủ, làm chuồng trại, chăm sóc để khỏi bị bệnh, lai tạo giống thú mới.

- Các nhóm chọn con vật để vẽ và nói rõ vì sao mình thích con vật đó.

- Trưng bày và nhận xét lẫn nhau.

4/ Củng cố: 5’

- Vài HS nhắc lại nội dung cần biết.

IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

- Ghi nhớ nội dung bài học. Chuẩn bị cho tiết học sau. - Nhận xét:

Rút kinh nghiệm: ... ...

TUẦN 28 TNXHTIẾT 55 TIẾT 55 THÚ (TT)

Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../...

I/ Mục tiêu :

- Nêu được ích lợi của thú đối với con người.

- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.

* GDKNS: - Kỹ năng kiên định: xác định giá trị; xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng.

- Kỹ năng hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền, bảo vệ các loài thú rừng ở địa phương.

* GDMT: Con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.

- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên : Các hình minh họa SGK. Phiếu thảo luận cho hoạt động 2 - Học sinh : Xem trước bài ở nhà.

III/ Các hoạt động dạy - học:1) Khởi động: 1’ (Hát) 1) Khởi động: 1’ (Hát) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (4 HS)

? Nêu những điểm giống và khác nhau của các con thú nuôi trong nhà ? Người ta nuôi thú để làm gì? Kể tên một vài thú nuôi làm ví dụ. ? Cần làm gì để bảo vệ thú nuôi?

3) Bài mới: 27’

Một phần của tài liệu Giáo án TNXH lớp 3 cả năm_CKTKN_Bộ 3 (Trang 105 - 107)