Biến thể về ngữ pháp

Một phần của tài liệu một số phương thức chơi chữ trong câu đố tiếng việt (Trang 38 - 41)

1.2.3.4.TGĐBK về cuộc đời con ngườ

1.3.3. Biến thể về ngữ pháp

Về mặt ngữ pháp, ta chỉ thấy những khác biệt nhỏ giữa các phương ngữ. Trước hết là hiện tượng rút gọn của các từ xưng hô thường gặp trong phương ngữ Nam Bộ:

+ ông ấy -> ổng

97. Vô chùa lạy Phật cầu chồng Ông Phật ổng nói đàn ông hết rồi Giá - góa

+ bà ấy bả

1089. Bà già đầu bạc tuổi cao

Chèo ghe mỏi mệt cắm sào nghỉ ngơi - Cây bã đậu

Bên cạnh đó còn thấy sự khác biệt trong đại từ chỉ trỏ và đại từ nghi vấn, đặc biệt là trong phương ngữ Trung Bộ.

+ mô (đâu)

766. Tròn tròn như lá tía tô Đông tây nam bắc đi mo cũng về. - Cái nón

+ tề (kìa)

1367. Cây khô có lá, đã lạ chưa tề Đông thu thì trốn, mùa hè lại ra. - Xe đạp nước

Từ sự đối sánh các phương ngữ trên với ngôn ngữ toàn dân, ta thấy bản thân ngôn ngữ toàn dân thoạt tiên cũng là một phương ngữ (ít sai sót nhất) được chọn làm

chuẩn; nhưng từ góc nhìn của những người ở các vùng khác như Trung Bộ và Nam

Bộ ít có điều kiện tiếp xúc với cư dân Bắc Bộ, chỉ sử dụng từ địa phương, không phải ai cũng có thể hiểu được các từ toàn dân vốn là phương ngữ Bắc Bộ. Một số từ trong các câu đố sau chẳng hạn:

- quả (trái, khác với "quả" ở miền Nam là cái tráp) 80. Có cây mà chẳng có cành

Có quả để dành mà cúng tiên sư. - Cây càu

- mồm (miệng)

Mồm bò, không phải mồm bò, mà lại mồm bò. - Con ốc

- vứt (ném)

117. Eo lưng thắt đáy cổ bồng Buộc lưng cho chặt vứt sông đại hà.

- Bó mạ

- bẩn (PNNB-TB: dơ)

372. Tôi là bạn của nông gia

Thân đen đủi bẩn, nhưng mà công to. - Con trâu

- bát (PNNB-TB: cái chén)

376. Vừa bằng cái bát, san sát giữa đồng. - Lỗ chân trâu

-lọ (PNNB-TB: hũ)

478. Thân em bé nhỏ biết bao Em có chút lửa chói vào sáng ghê Trẻ em chẳng đứa nào chê

Chúng bắt em về bỏ lo mà chơi. - Con đom đóm

- thẹn (PNNB-TB: xấu hổ, mắc cỡ) 792. Bộ tịch quan anh xấu lạ lùng Khom lưng uốn gối cả đời cong Lưỡi to bởi thế ăn ra phết Cái kiếp chui lòn có then không. - Cái cày

Căn cứ vào phương ngữ xuất hiện trong câu đố ta có thể phỏạg đoán được xuất xứ của câu đố đó là từ vùng nào của đất nước ta; tuy nhiên cũng có một số câu đố mà trong đó nhiều phương ngữ cùng song song tồn tại, gây khó khăn cho việc xác định xuất xứ, như:

- nhơn ngãi (PNNB, có nghĩa là: người tình), sấu (PNBB phát âm đồng nhất âm đầu s -> X, nên sấu -» xấu)

290. Thân em nghĩ đã đẹp rồi Ai ngờ thiên hạ chẳng coi ra nào Lời ăn tiếng nói ngọt ngào Chanh chua thứ nhất lẽ nào ai ưa Vậy mà có kẻ say sưa

Yêu em nhơn ngãi sớm trưa mặn mà. - Trái san

- đàng (PNNB, có nghĩa là: đường), vào (PNBB, có nghĩa là: vô) 514. Nhà vàng lại đóng đô" vàng

Khách đi qua đàng chẳng dám vào chơi - o ong vò vẽ

- vô (PNNB, có nghĩa là: vào), đoi (PNTB, có nghĩa là: cái bát) 534. Nhập nhị, nhập nhị, cho chị em nghe

Đâm vo một cái, thẳng lè lè

Rút ra cái bóc, cho đai nước chè uống chơi. - Người thổi kèn

- sắc (PNBB, có nghĩa là: bén) - trùn (PNNB-TB, có nghĩa là: con giun) 934. Cuốc sắc sánh với cuốc cùn Rủ nhau lên núi đào trùn đi câu.

- Cửu sách (tổ tôm)

Một phần của tài liệu một số phương thức chơi chữ trong câu đố tiếng việt (Trang 38 - 41)