Các hiện tượng phương ngữ khác

Một phần của tài liệu một số phương thức chơi chữ trong câu đố tiếng việt (Trang 42)

1.2.3.4.TGĐBK về cuộc đời con ngườ

1.3.4.2. Các hiện tượng phương ngữ khác

Để chỉ một đối tượng hay một sở chỉ, mỗi một phương ngữ có cách định danh khác nhau, khai thác đặc điểm riêng, câu đố dùng nó để tạo ra sự liên tưởng dễ sai lạc nơi người giải.

Ví dụ như từ "bậu" (PNNB), là từ nam giới dùng để gọi vợ hay người yêu một cách thân thiết, không hề xuất hiện trong PNBB và PNTB.

954. Ví dầu tình bậu muốn thôi Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra

Bậu ra cho khỏi tay ta

Kẻ than người khóc rên la ngập trời. - Trái nổ

Đôi khi, đó có thể là các yếu tố biến thể phát âm địa phương. Như "luật sạp" (PNNB)

187. Ruộng đồng thì gió thổi luôn Khi vui con chị, khi buồn con em.

Là câu đố về "rau muông luộc", trong phương ngữ Nam Bộ, muôn (mong muốn) phát âm thành muống (âm cuối n -» ng) và luột -> luộc (âm cuối t —» c); muốn luột —» muống luộc.

(Luật sạp: Hết tất cả, không chừa một cái gì, không trừ một ai (Đại từ điển), mượn ý người đàn ông cưới cả cô chị lẫn cô em làm vợ, như các thành ngữ: hoa thơm đánh cả cụm, mít ngon đánh cả xơ, mía ngọt bòn cả vỏ...)

Lại có khi đó chỉ là một biểu thức diễn đạt tồn tại trong một phương ngữ.

Như "ra phết" (có nghĩa là rất nhiều, ví dụ như hay nói: "vui ra phết" nghĩa là rất vui, vui lắm); từ này chỉ có ở PNBB.

792. Bộ tịch quan anh xấu lạ lùng Khom lưng uốn gối cả đời cong Lưỡi to bởi thế ăn ra phết

Cái kiếp chui lòn có thẹn không. - Cái cày

Nhiều trường hợp, những sự vật có cả ở hai vùng nhưng cách gọi khác nhau; từ ngữ sử dụng không giông nhau nhưng cùng chỉ một khái niệm (loại này chiếm đa số)

- cái quả (PNNB-TB, có nghĩa là: cái tráp, cái hòm nhỏ hình hộp tròn, thường làm bằng gỗ hoặc sắt, có nắp đậy để đựng đồ vật trong những dịp trang trọng như cưới hỏi, lễ hội..., cách định danh mang tính ẩn dụ)

430. Tám thằng dân khiêng cái quá Hai ông hương cả đi không.

- Con cua

- má (PNNB-TB, có nghĩa là: mẹ) 76.Hồi nào má đẻ con ra

Bây giờ má chết ai mà nuôi con. - Cây chuối

- đặng (PNNB, có nghĩa là: được) 6. Có người mặt trắng như bông Có một ông chồng mặt đỏ như son Ban đêm thấy đăng trăm con

Ban ngày trốn hết chẳng còn một ai. - Mặt trăng, mặt trời, sao.

- ú (PNNB, có nghĩa là: mập, béo) 33. Quê cha thì ở trên trời

Quê mẹ dưới đất xuống chơi phàm trần Đường đi không ngại mỏi chân

Mùa hè thì úi mùa xuân thì gầy. - Mưa

- cây chùm gửi (PNNB-TB, có nghĩa là: cây tầm gửi) 194. Rừng than không đất cắm dùi

- Cây chùm gửi

- heo (PNNB-TB, có nghĩa là: lợn) 322. Bốn cột một kèo

Có lọ mắm heo Mèo bò không tới. - Con bò

- xài (PNNB, có nghĩa là: dùng, sử dụng), hòm (PNNB, có nghĩa là: quan tài). 1419.Người xài không mua

Người mua không xài Đố là cái chi?

- Cái hòm

- bằng trang (PNNB, có nghĩa là: bằng cỡ, cỡ như) 49. Bằng trang cây kim

Mà chìm đáy bể. -Cát

- sồn sồn (như sòn sòn, đều đặn), đậu phông (PNNB, có nghĩa là: đậu phụng) 110. Thân em thịt trắng, da hồng

Chúc xuống dưới đất lấy chồng đẻ con Đất tốt thì đẻ sồn sồn

Đất xấu em đẻ ít con gầy gò - Cây đậu phộng

- nhang (PNNB-TB, có nghĩa là: cây hương) 120. Tay bưng quả nếp vô chùa

Thắp nhang lạy Phật xin bùa dưỡng thai - Cây mãng cầu con

- hay (PNNB, có nghĩa là: biết), méc (PNNB, có nghĩa là: mách) 121. Bà ôi, tôi nói bà hay

Thằng nhỏ nó vác cái cày đâm tiêu. - Cây mét (méc)

- dòm (PNNB-TB, có nghĩa là: nhìn, trông) 126. Tựa như cây trúc ngoài đồng

Trâu dòm thấy ngán, người trông thây thèm. - Cây mía

- ngó (PNNB-TB, có nghĩa là: nhìn), rầy (PNNB, có nghĩa là: la, mắng), xán (PNNB-TB, có nghĩa là: ném, liệng)

138. Ai đi ngoài ngõ ngó vô Bà tôi đi khỏi hỏi cô tôi rầy Tới đây thì phải ngồi đây

Mựa đừng rục rịch xán cây lên đầu. - Cây nín

- bông (PNNB-TB, có nghĩa là: rỗng)

193. Cây suôn đuồn đuột, trong ruột bông phao. - Cọng hành - trái con chàng (PNNB, có nghĩa là: trái bắp non) 242. Con thì của thiếp sở sanh

Cớ sao khôn lớn thì anh lại giành? - Trái con chàng

- trái thơm (PNNB-TB, có nghĩa là: quả dứa) 244. Dầu hư tiếng vẫn thơm hoài

Trái thơm

lại cái (PNNB-TB, có nghĩa là: ái nam ái nữ) 302. cưới nhầm lai cái mẹ ơi

Em tôi mẹ gả nhầm nơi đàn bà. - Rễ cái dâu đực

- tai con muỗi (PNNB, có nghĩa là: nơi đậu đỗ của thuyền bè, đồng âm với lỗ tai của con muỗi)

1372. Đầu bằng thúng, bụng bằng nia Ngày thì đi khắp mọi nơi

Tối về chui vào tai con muỗi. - Thuyền đậu cuối bãi

- kèo (PNNB-TB, có nghĩa là: xà gồ, đòn tay) 368. Cây kèo là cây kèo cong

Làm người quân tử nằm trong cây kèo. - Con thằn lằn

- táp (PNNB-TB, có nghĩa là: đớp, cắn), nhác/ nhát (PNNB-TB, có nghĩa là: sợ) 413. Chèo đò sợ sấu táp chân Xuống ao sợ đỉa, lên rừng sợ ma.

- Chim mỏ nhác

- rạch (PNNB, có nghĩa là: lạch nước nhỏ), cù lao (PNNB-TB, có nghĩa là: đảo nhỏ), vịt xiêm (PNNB-TB, có nghĩa là: con ngan)

417. Dầm son hai má dầm son

Chơi sông chơi rách, chơi hòn cù lao. - Con vít xiêm

tợ (PNNB, có nghĩa là: tựa như, giống như)

- Con chuồn chuồn

đậu (PNNB-TB, có nghĩa là: đỗ) 467. Cha truyền con nối,

Hành tội người ta Chẳng đâu thủ khoa Đậu đầu thiên hạ. - Con chấy

tựa, tày (PNNB, có nghĩa là: bằng, cỡ như, như) 768. ở nhà bằng tưa bắp tay

Ra ngoài bành trướng to tàỵ cái nia. - Cái dù

+ Trong phương ngữ Trung Bộ (chủ yếu ở Bắc Trung Bộ) o (PNTB, có nghĩa là "cô": chị hoặc em gái của bố)

26. Sinh ra liền, tử đi liền

Sinh ra các xã, các miền đều trông Sinh ra không chú không o

Sinh ra một nó nằm có một mình. - Cầu vồng

- trôn (PNTB, có nhiều nghĩa, trong trường hợp này được hiểu là: đuôi, phần sau, hậu môn)

52. Ba chục mà lại nhốt chung

Một chục có mùng, hai chục không trôn Tháng đủ

378. Một chổi mà quét hai hè Quét đi quét lại, lại đè chỗ trôn.

-Đuôi trâu

- tróc (PNTB, có nghĩa là: cái đâu) 435. Cù lân cù lân

Có chân mà không có tróc

Cù lốc cù lốc

Có tróc mà không có chân.

- Con cua và con cá.

- tru (PNTB, có nghĩa là: con trâu) 440. Thân em như miếng cao su 9. ,

Ở ăn tâm huyết ngựa tru với người Dù cho vật đổi sao dời

Đất khô nước cạn mà đời vẫn yên. - Con đỉa

rú (PNTB, có nghĩa là: núi)

754. Vừa bằng mảnh sành, chạy quanh hòn ru. - Cái lược

nỏ (PNTB, có nghĩa là: không) 907. M1nh vàng mặc áo da ch1 Ruột gan nỏ có lấy gì nuôi thân. Ông quan cho chí ông dân

Ông vua cũng trọng, ông thần cũng yêu. - Cái trông

đợi (PNTB, có nghĩa là: cái bát) 928. Sóng sánh như đoi nước chè

Đẹp thời thật đẹp nhưng què một chân.

- Con Nhất vạn (một quân bài trong trò chơi tổ tôm) côi (PNTB, có nghĩa là: trên)

1314. Nước dưới, lửa côi Không sôi mà cạn. - Cái đèn

ngái (PNTB, có nghĩa là: xa) 137. Ở gần mà gọi bằng xa Ở đất ông bà có trái không bông. - Cây ngái

Ngái là một loài cây độc mọc hoang khắp nước ta, thân gỗ cao 5-7my cành non có nhiều lông ráp, cành già nhẩn, lá to phiến hình bầu dục hay trái xoan, quả loại sung, độc. (ĐTĐ)

- tra (PNTB, có nghĩa là: già)

1146. Không cây không trái không hoa

Sinh ra toàn hạt, ăn tra đời người. - Hạt muối

+ Trong phương ngữ Bắc Bộ - đanh (PNBB, có nghĩa là: đinh) 157. Trong trắng ngoài xanh Đóng đanh từng khúc.

- Cây tre

- thợ rào (PNBB, có nghĩa là: thợ rèn) 260. Quả gì năm múi, năm khe Quả gì nứt nẻ như đe thớ rào. - Quả khế, quả na

- đánh chén (PNBB, có nghĩa là: ăn)

316. Vừa bằng ngón tay, thay lay những thịt Thin thít những lông, bố bảo đem trồng Mẹ bảo đem bán, con bảo đem luộc Đánh chén một bữa.

-Củ từ

- hẻm mép (PNBB, có nghĩa là: lắm lời, nhiều lời, lắm mồm); thợ ngợi (PNBB, có nghĩa là: thợ cạo, như thợ hớt tóc ngày nay).

546. Dao sắc gh1m trong túi áo nâu Lang thang chẳng biết phải đi đâu Tiếng là bẻm mép, không hay nói

Thỉnh thoảng dài hơi cất tiếng: "đầ...u...u..." - Thợ ngơi (cạo đầu)

- cái (PNBB, có nghĩa là: con gái, giới nữ, xưng hô thân mật) 1358. Cha mẹ ở chung một nhà

Con cháu đông đủ toàn là nữ nhi Sinh sao không sinh con trai

Sinh toàn con gái mà ai cũng dùng. - Đồ gôm.

(Đất sét là cha mẹ chung. Đồ gốm đều gọi là cái: cái bát, cái nồi, cái ấm... Phương ngữ miền Bắc gọi con gái (nữ nhi) là cát ví dụ: cái Đào, cái Mơ, cái Huệ ...)

1.3.5. Nhận xét

Tìm hiểu các phương ngữ tiếng Việt giúp ta chỉ ra được những nét tương đồng và dị biệt giữa các phương ngữ, giữa phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân; thấy được một số đặc điểm và quy luật của tiếng Việt; sự lan toa và tiếp nhận giữa phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân.

Trong lĩnh vực câu đố, hiểu được phương ngữ là yêu cầu thiết yếu giúp cho việc giải đố.

Trong quá trình tiếp cận câu đố, việc tìm hiểu tiền giả định bách khoa và phương ngữ là yêu cầu tiên quyết mang tính thực tiễn cao, giúp ta hoàn thiện thêm vốn tri thức bách khoa để có thể giải mã được những bí mật ẩn tàng trong câu đố và có thể rộng đường khám phá kho tàng di sản văn hóa phong phú và thú vị đó.

Một phần của tài liệu một số phương thức chơi chữ trong câu đố tiếng việt (Trang 42)