CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG THỨC CHƠI CHỮ TRONG CÂU ĐỐ TIẾNG VIỆT
2.1.5.5. Phân loại theo đặc điểm cấu tạo từ và từ loạ
Dựa vào đặc điểm cấu tạo từ và từ loại, ta có thể xác định được một số loại câu đố đồng âm khác nhau.
- Đồng âm cùng cấp độ
Đồng âm từ với từ, trong trường hợp các từ trong nhóm đồng âm đều thuộc cấp độ từ.
Loại này có thể chia thành hai tiểu loại: a) Đồng âm từ vựng
Là tất cả các từ đồng âm đều thuộc cùng một từ loại. 226. Chân chẳng đến đất, cật chẳng đến trời
Lơ lửng giữa vời mà đeo bị tép.
-Quả bưởi
TépR1R! (danh từ) Động vật cùng họ với tôm, nhưng nhỏ hơn và không có càng. Con tép
tépR2R: (danh từ) Sợi mọng nước trong múi bưởi, cam, quýt... : tép chanh. 790. Đi nhe răng, về cũng nhe răng
- Cái bừa và cái cày
răngR1R: Phần xương cứng mọc trên hàm của động vật, dùng nhai thức ăn răngR2R: Bộ phận ch1a ra, nhọn, sắp thành hàng trên cái bừa. Răng bừa.
lưỡiR1R: Bộ phận mềm trong miệng, dùng nếm thức ăn, ở người còn dùng để phát âm.
lưỡiR2R: Bộ phận mỏng và sắc ở cái cày dùng để rạch đất. b) Đồng âm từ vựng - ngữ pháp
Là các từ trong nhóm đồng âm với nhau khác nhau về từ loại. 538. Trót vì tay đã nhúng chàm
Cỏ phai màu áo nhuộm non da trời (Đố Kiều). - Thợ nhuộm
nhuộmR1R: (động từ) Động tác dùng thuốc làm cho một vật gì đó đổi màu: nhuộm tóc, nhuộm vải.
nhuộmR2R: (danh từ) Tên gọi của một nghề, thợ nhuộm. 895. Trèo lên nghi ngút, đánh xuống thì thụp
Chẳng đánh chẳng ra, đánh thì vãi ra đầy chiếu. - Cái chuông
VãiR1R! (động từ) Có nghĩa là để chảy ra do cơ thể không điều khiển, không kiềm chế được.
vãiR2R: (danh từ) Bà vãi, là phương ngữ để gọi sư nữ: người phụ nữ tu ở chùa. Đây là câu đố tục giảng thanh.
Từ đồng âm vãi.
Loại câu đố đồng âm này chiếm đa số trong câu đố đồng âm tiếng Việt. Đây là loại câu đố đồng âm chính danh.
Đồng âm giữa từ với hình vị (tiếng/ âm tiết), trong trường hợp hiện tượng đồng âm diễn ra giữa các đơn vị khác nhau về cấp độ và kích thước ngữ âm của chúng cũng
không giống nhau. Cũng như hiện tượng đồng âm nói chung, câu đố đồng âm tiếng
Việt chủ yếu gồm những hiện tượng từ đơn âm, tuy nhiên, cũng có trường hợp từ đơn âm lại đồng âm với một hình vị trong từ đa âm.
+ Từ một hình vị đồng âm với một hình vị trong từ đa âm 582. Trái gì chua
Bánh gì ngọt Món nào chát
Trong thân ta.
- Trái khế, bánh chè, bắp chuối.
trái khếR1R: Một loại quả có năm múi, mọng nước, vị chua, ăn được.
trái khếR2R : (phương ngữ) Một phần ống tiêu hóa, nằm tiếp sau khoang miệng và trước thực quản (từ toàn dân gọi là hầu).
bánh chèR1R! Món ăn ngọt, thường nấu bằng đường, đậu, bột... bánh chèR2R: Chỗ xương có hình tròn, dẹt ở đầu gối chân người. + Từ đơn âm đồng âm với một hình vị trong từ đa âm
560. Ba ông ngồi lại một lồng Một ông có tóc hai ông trọc đầu. - Cái đầu và hai đầu gối
đầuR1R: Phần trên cùng của thân thể con người, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác.
đầuR2R: hình vị trong đầu gói: Mặt trước của chỗ ống chân khớp với đùi. + Một hình vị trong hai từ đa âm đồng âm với nhau
341. Bốn anh cùng ở một nhà
Một anh thì đỗ cống sình
Một anh quỷ quái như tinh trong nhà Một anh thì xấu nết na
Một anh ăn vụng cả nhà đều ghen.
- Bốn loại chuột (chuột cống, chuột nhắt, chuột chù, chuột đồng) cốngR1R: Tên gọi loài chuột sống ở dưới công thoát nước.
cốngR2R: Nói tắt của cống sinh là người đỗ hương cống trong chế độ khoa cử thời phong kiến.
Hình vị cống trong công sinh đồng âm với công trong chuột cống. - Những hiện tượng đồng âm khác
Ngoài ra, ta còn có thể tìm thây trong câu đố đồng âm một số hiện tượng đồng âm thú vị khác.
+ Từ thuần Việt đồng âm với từ thuần Việt 912. Hai mẹ sinh ba chục con
Ở chung mà còn sinh sự đánh nhau Đánh nhau thì đánh trên đầu
Thiên hạ chạy tới coi lâu nó mòn. - Cờ tướng
ConR1R: Người thuộc thế hệ sau, trong quan hệ với người trực tiếp sinh ra, như mẹ con, cha con.
conR2R: Danh từ chỉ đơn vị cá thể động vật, hoặc đồ vật có đặc điểm hoạt động linh hoạt như con vật. Con cờ.
ĐánhR1R: Làm đau, tổn thương bằng tác động của một lực. Đánh nhau chí tử. đánhR2R: Đánh cờ, dùng tay di chuyển con cờ trong trò chơi cờ. Các cặp từ thuần Việt đồng âm: Đánh nhau = đánh cờ . Con cờ = con cái
- Xe khách và hàng rong Phương ngữ: ngừng = dừng
BánhR1R: Món ăn chín có hình khối nhất định, chế biến bằng bột, thường có thêm chất ngọt, mặn, béo.
bánhR2R: Bộ phận của xe hoặc máy, có dạng đĩa tròn hoặc vành lắp nan hoa, quay quanh một trục.
Kiến thức nền của câu đố là hiểu biết quang cảnh khi xe khách dừng, những người bán hàng rong tranh nhau chạy đến bán bánh trái cho khách trên xe, khi xe chạy đi thì hàng rong dừng bán vì không còn khách mua.
Cặp từ thuần Việt đồng âm: Bánh ngọt = bánh xe + Từ Hán -Việt đồng âm với từ Hán - Việt 1301.
Một cây mà nở trăm hoa
Chỉ có một quả khi gia khi non. - Cái cân
HoaR1R! bông hoa
hoaR2R: đơn vị đo khôi lượng, bằng một phần mười lạng, khắc dâu trên cán cân. QủaR1R: quả cây (trái cây).
quảR2R: trái cân . Đồng âm giữa các cặp từ Hán - Việt: Hoa (bông hoa) = hoa (hoa cân); Quả (quả cây) = quả (quả cân).
+ Từ thuần Việt đồng âm với từ Hán - Việt 1150. Tay cầm một nắm bo bo
Trước lo việc nước, sau lo việc trào. - Nâu nước trà
nướcR1R!: Trong đất nước. nướcR2R: Trong nước uống.
tràoR2R: Tràn ra do dâng lên quá miệng của vật đựng (từ thuần Việt). 1170. Phong lưu đài tạ trong nhà
Khi vào là rắn, khi ra là rồng. - Cái xà nhà
Rắn = xà = xà nhà (đòn vông/ xà gồ.) Rồng = long .Ý nói khi dỡ nhà thì các cây xà long ra / rời ra . Trong câu đô" này có các cặp từ đồng âm: Long: rồng (từ Hán- Việt) = long (rời ra),(từ thuần Việt). Xà: rắn (từ Hán-Việt) = xà (xà nhà),(từ thuần Việt). + Đồng âm ngẫu nhiên
Là câu đố có hiện tượng đồng âm ngẫu nhiên giữa từ thuần Việt và từ vay mượn từ một nguồn khác.
287. Trai Đà Lạt cưới vợ Sài Gòn Môn đăng hộ đối cô còn chê xa.
-Trái xacôchê(còn gọi là sabôchê, hồng xiêm) + Đồng âm "chiết tự"
Là câu đố có hiện tượng đồng âm theo kiểu chiết tự các tiếng ra khỏi từ. 255. Trái chi chẳng thiếu, chẳng thừa
Những người nhạy cảm hãy chừa nó ra. -Trái đu đủ
(Đô" tục giảng thanh dựa trên cách phát âm của người khu Bôn thanh hỏi luôn phát âm thành thanh nặng).
571. Cả đời luông chịu gian nan Đi buôn mất vốn lại mang nợ nần. - Lỗ tai
lỗR1R: Thu không đủ bù chi sau một việc buôn bán kinh doanh. lỗR2R: Lỗ tai, cơ quan thính giác của người và động vật.
taiR2R: Cơ quan ở hai bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe. Lỗ (lỗ lãi) đồng âm với hình vị lỗ trong lỗ tai. Tai (tai nạn) đồng âm với hình vị tai trong lỗ tai.
1414. Làm quan tôi có biệt tài Cho nên tôi có những hai tên liền Tưởng rằng chết được vùi sâu Ai ngờ còn ép làm cầu rửa chân. - Quan tài
Quan (quan lại) đồng âm với hình vị quan trong quan tài Tài (tài năng) đồng âm với hình vị tài trong quan tài
Một điều cần lưu ý nữa là hầu hết các câu đố sử dụng nghệ thuật chơi chữ đồng âm luôn gắn liền với các trường nghĩa liên tưởng với mục đích "gài bẫy" nhằm tạo ra sự nhầm lẫn nơi người giải. Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa theo hai dạng quan hệ là quan hệ tuyến tính và quan hệ đối vị, tạo nên hai loại trường nghĩa là trường nghĩa ngang và trường nghĩa dọc. Rất nhiều câu đố đồng âm cố tình tạo sự nhầm lẫn khi hướng người giải đến sự liên tưởng, hoặc giữa các bộ phận của vật đố tương ứng với các bộ phận của cơ thể con người như: đầu, m1nh, tay, chân, lưng, bụng, mũi, mồm...
1322. Có cay mà chẳng có thơm Có lưỡi có mũi mà không có mồm. - Con dao
1235. Đã sông mà lại còn cay Hỉnh mũi lên trời, lè lưỡi ra luôn. - Con dao
cay: có vị như vị của ớt đồng âm với cay là một bộ phận của dao
Cay: phần để cắm vào chuôi (hoặc cán) của một sô" dụng cụ: cay dao, liềm long cay (Bài Vịnh cái quạt li của Hồ Xuân Hương: Rộng hẹp dường nào, cắm một cay).
1199. Sừng sững đứng một góc nhà Người vô thấy kệ, người ra mặc lòng Có cánh mà chẳng có lông
Làm gương cho khách má hồng thử coi. - Tủ gương
CánhR1R : Bộ phận để bay của chim, hình tấm, ở hai bên thân, khép vào mở ra khi bay. Cánh chim.
cánhR2R: Bộ phận hình tấm có thể khép vào mở ra được. Cánh tủ. gươngR2R: Vật để soi, gương soi.
GươngR1R: Cái được coi là mẫu mực để noi theo. Noi gương . 1235. Trong nhà có bà hai đầu.
- Cái võng
đầu người - đầu võng.
1342. Có cánh có mỏ mà nỏ biết bay Đi đêm về ngày lại chui xuống nước. - Cái mỏ neo
Phương ngữ bắc miền Trung: nỏ = không
Cái neo: Vật nặng, thả chìm dưới nước cho cắm chặt ở đáy để giữ cho tàu thuyền hoặc vật nổi nào đó ở vị trí nhất định, khỏi bị trôi.
Đánh lừa người giải bằng cách đưa từ vào trường nghĩa chim và các hoạt động của chim: cánh, mỏ, bay, đi, về, chui...
1351. Cây chi không cội không cành Chỉ có một lá ta m1nh trao tay. -Lá thư
1359. Cây gì không lá không hoa
Không cành không trái dặm xa hơn nghìn. - Cây số
Cây cối đồng âm cây số.
Đố về đồ vật nhưng lại gài bẫy người giải bằng cách dẫn dụ họ vào một trường thực vật: cây, lá, hoa, trái, cội, cành, nở, già, non...
2.1.6. Nhận xét
Nghệ thuật chơi chữ đồng âm là một thủ pháp phổ biến trong câu đố Việt, được vận dụng một cách hết sức phong phú và đa dạng .
Nghệ thuật chơi chữ đồng âm trong câu đố là sự vận dụng linh hoạt tiềm năng về ngữ âm của tiếng Việt để tạo nên phần tin mới, bất ngờ, khác loại với phần tin cơ sở, nhằm gây tác dụng nhầm lẫn cho người giải đố.
Nghệ thuật chơi chữ đồng âm trong câu đố là một cách chơi chữ ngữ âm với
phương thức dùng âm thanh để "tạo ra một lượng nghĩa mới bất ngờ, thú vị" [41, tr.219]. Lượng nghĩa mới được tạo nên ở đây nhằm ngụy trang vật đố, khoác cho vật đố một bộ áo mới hết sức xa lạ, nhằm cố tình gài bẫy, đánh lừa người giải, làm cho câu đố thêm hóc hiểm, khó đoán giải và càng khó đoán thì khi giải ra, cuộc đố càng thú vị.
Chơi chữ đồng âm là tạo ra những diễn ngôn có nhiều từ đồng âm cùng xuất hiện, gây nên sự tương phản giữa âm và nghĩa, hoặc dẫn đến lẫn lộn hiểu nhầm. [64, tr.60]
Cũng như những biện pháp chơi chữ từ vựng khác (từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa, từ đa nghĩa, từ trái nghĩa), tác dụng chính của chơi chữ ngữ âm là tạo ra những liên tưởng bất ngờ, kích thích tình cảm và trí tuệ con người. Nó mang cả hai chức năng nhận thức và tình cảm.
2.2.ĐỒNG NGHĨA TRONG CÂU ĐỐ TIẾNG VIỆT 2.2.1. Khái niệm