Một số câu đố nói lái dựa trên cơ sở sự phát âm chệch chuẩn c ủa phương ngữ từng vùng, như:

Một phần của tài liệu một số phương thức chơi chữ trong câu đố tiếng việt (Trang 87)

2.2.ĐỒNG NGHĨA TRONG CÂU ĐỐ TIẾNG VIỆT 2.2.1 Khái ni ệm

2.3.2.3. Một số câu đố nói lái dựa trên cơ sở sự phát âm chệch chuẩn c ủa phương ngữ từng vùng, như:

- Phương ngữ Nam Bộ có:

- Bằng ngón chân cái, chai cứng. - Ngón chân cái

Nói lái: chai cứng -» chưng cái -» chân cái. - trái mích (PNNB, phát âm đúng là: trái mít) 1107. Con trích mái đậu trên

Nhưng chửa chắc cho nên hỏi thử. - Trái mít

nói lái: trích mái -> trái mích, phương ngữ Nam Bộ đồng nhất vần ít —> ích, nên nói :trái mích -> trái mít.

- cụt mũi

1392. Chiếc xuồng trong ngọn bơi ra Là xuồng cút mũi, người ta còn dùng. - Củi mục (cũi mút)

- Phương ngữ Trung Bộ: cấy (có nghĩa là: cái)

- Cái chi trong trắng, ngoài vàng Trên cao rụng xuống, rõ ràng cổ mây ? - Cái mo

Nói lái: có mây- cấy mo -> cái mo.

1237. Bằng cây thùng khi nào cùng mới thây Bằng cấy thùng đem ra cúng thầy. - Cái thùng

Nói lái: cúng thầy, cùng thấy -> cấy thùng- cái thùng.

Phương thức chơi chữ nói lái nói chung và nói lái trong câu đố tiếng Việt nói riêng dựa trên đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính của tiếng Việt. Đó là thủ pháp hoán đổi vị trí hai bộ phận của âm tiết là âm đầu và vần, có hoặc không kết hợp hoán đổi âm vị thanh điệu, tạo nên sự bất ngờ thú vị về mặt chữ nghĩa, số lượng câu đố nói lái tuy không nhiều nhưng nói lái là phương thức chơi chữ độc đáo, thú vị được sử dụng nhiều trong tất cả các loại hình nghệ thuật văn chương lẫn nghệ thuật sân khâu, có một vai trò quan trọng trong nghệ thuật chơi chữ. Phương thức nói

lái là chỗ giấu vật đố, đồng thời cũng chính nói lái là chỗ "trổ ngầm" có giá trị ch1a khoa, định hướng cho người giải.

2.4. TIỂU KẾT

Ở chương trên, luận văn đã đi sâu tìm hiểu ba phương thức chơi chữ tiêu biểu được sử dụng trong câu đố tiếng Việt.

Số lượng câu đố sử dụng các phương thức chơi chữ ấy không đồng đều nhau.

Trong đó, câu đố đồng âm có số lượng nhiều nhất, kế đến là câu đố đồng nghĩa và câu đố nói lái.

Các phương thức chơi chữ trên có những đặc trưng khác nhau về nhiều mặt, tuy nhiên chúng giông nhau ở chỗ: đều là những điểm mâu chốt giúp người giải tìm ra vật đố.

Ngoài ra, từ trong chiều sâu bản chất của hiện tượng chơi chữ, quá trình đố giải luôn đem đến cho người tiếp cận những lượng thông tin mới khác loại với phần tin cơ sở, sự thú vị đặc biệt về mặt chữ nghĩa. Nó tạo cho câu đố một màu sắc mới mẻ, một hiệu ứng thẩm mĩ nhất định trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu câu đố tiếng Việt là một vấn đề không mới. Nhưng xưa nay hầu hết các tác giả chỉ chú trọng tìm hiểu về mặt nội dung, ý nghĩa, còn về mặt hình thức ngôn ngữ thì hầu như còn bỏ ngỏ.

Luận văn đã bước đầu tìm hiểu câu đố tiếng Việt về mặt ngữ học, đặc biệt là đi sâu tìm hiểu các phương thức chơi chữ trong câu đố tiếng Việt. Qua quá trình tìm hiểu, luận văn đã bước đầu làm rõ một số đề

Vấn đề.

1. Chơi chữ là phương thức phổ biến của các ngôn ngữ trên thế giới, đặc biệt là các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, phân tích tính, trong đó có tiếng Việt. Chơi chữ trong câu đố là những phương thức chủ yếu để dị hoa các đặc tính, đặc điểm của vật đố, biến vật đố thành một sự vật khác lạ nhằm đánh lừa người giải; người giải càng khó đoán, quá trình giải càng gay go thì cuộc đố càng hấp dẫn và khi giải được càng thú vị.

Tiếp cận câu đố từ góc độ ngữ học như cách hình dung của luận văn này, thực chất là bước đầu đi tìm các hằng thể, tức cơ chế đố - giải. Nhưng do giới hạn bởi tầm vóc của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ tập trung ở phương thức chơi chữ. Thật ra, để xác định cơ chế trên, cần phải khảo sát toàn diện hơn. Riêng phương thức chơi chữ đã rất phong phú nhưng trong luận văn này chúng tôi chỉ chú trọng tìm hiểu ba phương thức tiêu biểu là đồng nghĩa, đồng âm và nói lái.

Luận văn đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề mang tính chất nền tảng cho việc tìm hiểu các phương thức chơi chữ trong câu đố như tiền giả định bách khoa (vốn kiến thức nền), phương ngữ, câu trúc câu đố.

Luận văn đã xác định phương thức chơi chữ chủ yếu trong các câu đố và đặt tên theo phương thức chơi chữ được vận dụng, gồm ba loại câu đố: câu đố đồng âm, câu đố đồng nghĩa và câu đố nói lái.

2. Trong các câu đố có sử dụng phương thức chơi chữ nói trên thì chính phương thức đó là nơi giấu kín vật đố, đồng thời cũng là ch1a khoa để tìm ra vật đố, yêu cầu người giải đố phải huy động óc liên tưởng, suy luận, kết hợp với vốn kiến thức nền để tìm ra lời giải.

Chơi chữ trong câu đố, một mặt nhằm giấu sự vật đi cho khó đoán giải, nhưng mặt khác cũng chính từ các phương thức chơi chữ này (nếu phát hiện được) lại là ch1a khoa giúp người giải đố tìm đến vật đô" bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất. Những phương thức chơi chữ là những tiêu điểm, ch1a khóa góp phần đắc lực trong việc gợi mở, định hướng, dẫn dắt cho người đoán giải câu đố.

3. Tìm hiểu các phương thức chơi chữ trong câu đố là tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ đồng thời tìm hiểu bản sắc văn hóa của một dân tộc vì câu đố cũng như các thể loại văn học nghệ thuật khác, là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của quần chúng nhân dân và là cứ liệu phản ánh nếp sống, sinh hoạt của nông dân và nông thôn Việt Nam xưa; hơn thế nữa, nó còn là bức tranh tri nhận đời sống của người Việt.

Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á, có nền văn hóa góc nông

nghiệp, trồng lúa nước nên 90% nội dung câu đố gắn liền với các sự vật, hiện tượng quen thuộc trong nông nghiệp và nông thôn, điều này càng chứng tỏ mạnh mẽ cho bản sắc văn hóa nông nghiệp của dân tộc ta.

Vả lại, câu đố tiếng Việt còn ghi rõ dâu ấn của nền văn hoa nông nghiệp lúa nước của dân tộc ta; cách nhìn nhận sự vật hiện tượng, cách tri giác về bản chất sự vật, cách định danh sự vật của người Việt.

4. Câu đố là đơn vị ngôn ngữ, văn hóa, nó gắn liền với phương thức truyền miệng, đồng thời là một trò chơi giải trí trong lao động nên nó thể hiện tâm lí dân tộc, tâm lí cộng đồng. Qua câu đố có thể thấy được bản sắc văn hoá của dân tộc ta.

5.Tìm hiểu câu đố không chỉ trên mặt văn bản mà cần phải tìm hiểu cả trong trạng thái hành chức, không gian và thời gian trò chơi diễn ra, hoạt động diễn xướng của nó, tìm hiểu trong môi trường giao tiếp, hoạt động của trò chơi đố - giải, tức là nghiên cứu câu đô" ở cả hai dạng: tĩnh và động.

6.Dưới góc độ ngữ dụng học, đố - giải không cung cấp cho người tham gia cuộc đô" những kiến thức thường thức về đời sông như nhiều người xưa nay lầm tưởng. Những người tham gia cuộc đố phải nắm vững đặc điểm, đặc tính của vật đố, vì vậy các vật đố phải quen thuộc, gần gũi. Trò chơi đố giải là trò chơi trí tuệ, cung cấp cho người chơi những cách tri giác mới lạ, hóm hỉnh, thú vị bất ngờ về các sự vật hiện tượng mà họ đã quá quen thuộc, gần gũi. Do đó, có thể nói, đố giải giúp con người rèn luyện năng lực tư duy, tưởng tượng, suy luận qua việc ra đố và giải đố. Càng cọ xát nhiều với mảng hiện thực thì càng có những chiêm nghiệm, suy ngẫm, đúc rút sâu sắc thể hiện trong cách phản ánh thế giới qua câu đố.

Như vậy, ngoài chức năng giải trí, vai trò câu đố nhìn từ giác độ giáo dục học, đã phản ánh thế giới qua cách tri giác mới lạ, phong phú, có vai trò rất lớn trong việc giáo dục nhận thức và rèn luyện kĩ năng tư duy.

Xem xét câu đố về mặt ngôn ngữ học phải gắn liền với ngôn ngữ học - tâm lí. 7. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi đề xuất cách phân loại câu đố: phân loại theo tiêu chí ngôn ngữ học, tức là dựa trên các phương thức chơi chữ hay hiện tượng tu từ trong câu đố kết hợp với phân loại theo chủ đề. Những câu đố sử dụng cùng một phương thức chơi chữ hoặc biện pháp tu từ, mà biện pháp này có tác dụng định hướng, đẫn dắt người giải trong quá trình giải đố, thì được xếp vào một nhóm; theo trật tự sự vật, hiện tượng thiên nhiên, sự vật hiện tượng xã hội...

Thông thường, câu đố và vật đố ứng với nhau theo quan hệ 1->1, tức là mỗi câu đố được sản sinh trên cơ sở quan sát đặc điểm, đặc tính một vật nào đó. Tuy nhiên cũng có hiện tượng quan hệ giữa câu đố và vật đố là n-> 1 (một vật đố được tri giác, diễn tả bằng nhiều câu đố) hoặc l->n (một câu đố có thể trỏ nhiều vật đố):

1) Sơ đồ 1->1: Mỗi câu đố (A) ứng với một vật đô(A’) 2) Sơ đồ n->l: Nhiều câu đố(AyByC) ứng với một vật đố (A’) 3) Sơ đồ l->n : Một câu đố(A) ứng với nhiều vật đố(A\ A")

Như đã trình bày, tìm hiểu câu đố tiếng Việt trên bình diện ngôn ngữ học là một vấn đề hiện nay chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức.

Với năng lực có hạn của mình, qua luận văn này, chúng tôi đã bước đầu tìm hiểu một số phương thức chơi chữ trong câu đố tiếng Việt và đã có những khám phá khiêm tốn ít nhiều có tính đặt vấn đề.

Hi vọng rằng, trong thời gian tới, nếu điều kiện cho phép, chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu tìm hiểu thêm nhiều phương thức chơi chữ khác trong câu đố tiếng Việt với một đề tài ở phạm vi rộng hơn, cấp độ cao hơn: GIẢI MÃ CÂU ĐỐ TIẾNG VIỆT.

Một phần của tài liệu một số phương thức chơi chữ trong câu đố tiếng việt (Trang 87)