Phân loại đồng nghĩa

Một phần của tài liệu một số phương thức chơi chữ trong câu đố tiếng việt (Trang 78)

2.2.ĐỒNG NGHĨA TRONG CÂU ĐỐ TIẾNG VIỆT 2.2.1 Khái ni ệm

2.2.2. Phân loại đồng nghĩa

Khảo sát tài liệu, chúng tôi xác định được 113 câu có hiện tượng đồng nghĩa, chiếm tỉ lệ hơn 5,5%. Có thể nói hiện tượng đồng nghĩa trong câu đô" tuy không nhiều nhưng được sử dụng hết sức phong phú và đa dạng.

Dựa vào các tiêu chí như tính chất, cấp độ, hình thức..., nhiều nhà ngữ học phân định hiện tượng đồng nghĩa thành: đồng nghĩa từ vựng và đồng nghĩa lời nói (Đỗ Hữu Châu), đồng nghĩa từ vựng và đồng nghĩa tu từ (Nguyễn Thái Hoà), đồng nghĩa cố định và đồng nghĩa lâm thời, đồng nghĩa cùng cấp độ và đồng nghĩa khác cấp độ (Nguyễn Nguyên Trứ), đồng nghĩa tuyệt đối và đồng nghĩa tương đối...

Cũng có những ý kiến trái ngược nhau về đồng nghĩa: Hiện tượng đồng nghĩa là đồng nghĩa biểu vật hay đồng nghĩa biểu niệm? Thậm chí có ý kiến cực đoan cho rằng không có hiện tương đồng nghĩa mà chỉ có hiện tượng gần nghĩa!

Chúng tôi nghĩ rằng, thực ra trong hai hay hàng loạt từ (đơn vị) được cho là đồng nghĩa với nhau, sẽ không bao giờ có những từ trùng khớp hoàn toàn các nét nghĩa với nhau. Nếu có thì cũng chỉ trùng một hoặc một số nét nghĩa mà thôi; bởi vì theo quy luật loại trừ, nếu có hai từ hoàn toàn trùng nghĩa với nhau thì tất yếu sẽ chỉ có một từ tồn tại, từ còn lại theo thời gian sẽ dần dần bị loại ra khỏi từ vựng. Chẳng hạn hai từ "tử thi" và "xác chết" là đồng nghĩa với nhau, nhưng rõ ràng từ "tử thi" với đặc điểm trang trọng và tác dụng "uyển ngữ" của từ Hán-Việt trong nhiều trường hợp không thể thay thế bằng từ "xác chết" được.

Xem xét câu đố đồng nghĩa, chúng tôi nhất trí với quan điểm xếp hiện tượng đồng nghĩa trong câu đố, nhìn chung là đồng nghĩa trong lời nói, đồng nghĩa văn cảnh, đồng nghĩa biểu vật; vì cả phần đố lẫn phần giải cùng một sở chỉ (dù nghĩa biểu niệm của các đơn vị - như trên đã nói - không bao giờ có thể trùng nhau hoàn toàn được).

Ta thấy có những kiểu đồng nghĩa trong câu đố như sau:

Một phần của tài liệu một số phương thức chơi chữ trong câu đố tiếng việt (Trang 78)