Phân biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa và nói trạ

Một phần của tài liệu một số phương thức chơi chữ trong câu đố tiếng việt (Trang 59)

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG THỨC CHƠI CHỮ TRONG CÂU ĐỐ TIẾNG VIỆT

2.1.3. Phân biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa và nói trạ

Cách hình dung hiện tượng đồng âm bên trên có phần đơn giản hoa. Thật ra, đây là một vấn đề phức tạp, tại đây cần thiết phải tiếp tục phân biệt với các hiện tượng gần gũi khác.

Các hiện tượng đồng âm và đa nghĩa đều quan hệ với tính đẳng danh; cùng một vỏ ngữ âm liên hệ với nhiều ý nghĩa khác nhau. [23, tr.183]

Chúng ta phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa trên các cơ sở : - Xác định nguồn gốc

Nếu giữa hai từ trùng nhau về ngữ âm, không phát hiện được mối quan hệ nguồn gốc của chúng thì đó là hai từ đồng âm; còn nếu xác định được nguồn gốc của chúng thì đó chỉ là một từ có hiện tượng đa nghĩa.

- Xác định từ loại

Trong tiếng Việt có hiện tượng chuyển từ loại, khi hai từ có hình thức ngữ âm trùng nhau, được dùng với tư cách là hai từ thuộc hai từ loại khác nhau, nếu nghĩa của chúng có thể có quan hệ với nhau mà đã tương đối mờ nhạt, đứt đoạn, chúng tôi vẫn cho đó là hai từ đồng âm, trừ trường hợp mối quan hệ nghĩa phái sinh quá rõ rệt. [Xem thêm TL 10, tr.193-194]

Tuy nhiên, sự phân biệt này cũng không thể hoàn toàn thuần nhất mọi mặt trong từng trường hợp cụ thể.

Vả lại, câu đố là một thể loại dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác nên từ lâu đời, nên ở ít nhiều câu đố sự phân biệt giữa khái niệm từ đồng âm và từ đa nghĩa là chưa thật rõ ràng, ranh giới giữa hai hiện tương hãy còn mơ hồ. Như trường hợp câu đố sau:

1375. Đến đây hỏi khách tương phùng Chim chi một cánh, bay cùng nước non.

- Thuyền buồm

Trong câu đố này có liên tưởng đến hiện tượng đồng âm: cánh chim = cánh buồm. Nhưng thực chất "cánh" đây chỉ là một từ nhiều nghĩa, trong đó nghĩa trong "cánh chim" là nghĩa gốc, còn nghĩa trong "cánh buồm" là nghĩa phái sinh.

Do đó, trong đề tài này, chúng tôi tạm thời chấp nhận xem các hiện tượng đa nghĩa như là các hiện tượng đồng âm một cách khiên cưỡng, không chính danh; nhưng thực chất chúng vẫn là những hiện tượng đa nghĩa theo cơ sở phân biệt trên.

Nói trại là cách phát âm chệch sang âm khác gần giông với âm góc. Cách định danh nói trại là theo cách hiểu của dân gian, còn thực chất, đây là biến thể ngữ âm địa phương. Việc xác định nói trại thuộc phương ngữ nào không phải là khó, tuy nhiên khi thật cần thiết chúng tôi mới nhắc đến phương ngữ mà hiện tượng đang khảo sát trong câu đố tồn tại. Như miền Bắc, từ trồng, phát âm thành chồng, mọc phát âm thành mộc; từ sa phát âm thành xa', Nam bộrtừ vừa phát âm thành dừa, nhàu phát âm thành nhào v.v... do đó hiện tượng đồng âm được tạo nên trong câu đố chỉ là hiện tượng đồng âm lâm thời mang tính cục bộ địa phương mà thôi, câu đố loại này khi lưu hành ra ngoài phạm vi bản quán mà nó được sản sinh thì hiện tượng đồng âm trong câu đố không còn giá trị như một ch1a khóa để giải mã câu đố ấy nữa. Ví dụ như những câu đố sau:

147. Đứng gần lại bảo là xa

Có chồng lại bảo rằng ta không chồng. - Cây sa mộc .

Chồng = trồng; không chồng = không trồng = tự mọc = mộc - mọc đồng âm với mộc . (!)

- xa đồng âm với sa. (!)

136. Cây chi chi không leo mà té

- Cây nhàu.

Trong phương ngữ Nam bộ té đồng nghĩa với nhào, vần "âu" phát âm thành "ào" nên khi nói cây nhào tức là cây nhàu .

Nhàu đồng âm với nhào . (!)

1251. Tấm thân cưa xẻ khổ hay chưa Lòng trắng mà mang tiếng nói vừa Thân thế rêu phong đền nợ nước Đắm chìm bao độ cũng chưa vừa. - Cái gáo dừa

Nói trại: dừa đồng âm với vừa. (!)

Theo quan điểm của chúng tôi thì đây không phải là hiện tượng đồng âm, nên câu đố có sử dụng hiện tượng này cũng là câu đố đồng âm không chính danh, và chúng tôi hạn chế xét các trường hợp câu đố nói trại như trên .

Một phần của tài liệu một số phương thức chơi chữ trong câu đố tiếng việt (Trang 59)