CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG THỨC CHƠI CHỮ TRONG CÂU ĐỐ TIẾNG VIỆT
2.1.4. Kết hợp đồng âm đồng nghĩa, trái nghĩa trong câu đố
Như đã nói, trong tổ chức văn bản, cùng một lúc văn bản đố thường sử dụng kết hợp nhiều phương thức chơi chữ cụ thể. Hiện tượng mô tả trong tiểu mục này chỉ là một trong những hiện tượng thường gặp.
Từ đồng âm là từ có vỏ ngữ âm giống nhau, nhưng khác nhau về nghĩa. Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau, nhưng có vỏ ngữ âm khác nhau. Từ trái nghĩa là những từ thuộc cùng một trường nghĩa có nghĩa trái ngược nhau, không quan tâm đến mặt ngữ âm. Trong nhiều câu đố, để diễn tả cho được khái niệm hoặc miêu tả sự vật, hình tượng, người ra đố phải dùng đến thủ pháp bắc cầu từ hiện tượng trái nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa đến hiện tượng đồng âm. Chẳng hạn các câu đố sau:
1202. Đem thân che gió cho người Rồi ra mang tiếng con người chả khôn.
-Cái giại (dại) dạiR1R : Trái với khôn.
dạiR2R = giại : Đồ dùng hình tấm thường đan bằng tre nứa, đặt ở hiên nhà để che nắng gió.
Ở đây, dạiR1R trái nghĩa với khôn, chả khôn (không khôn) đồng nghĩa với dạiR1R và dạiR1Rđồng âm với dạiR2R .
Người giải đố suy từ chả khôn mà tìm ra từ dạiị đồng nghĩa, tiếp tục suy từ dạiị ra từ đồng âm dạiR2R (giại).
về mặt thao tác, bước chơi chữ đầu tiên (chả khôn) có thể nói đây là khâu đi tìm sự thế đồng nghĩa phủ định, bước sau mới khai thác tính chất đồng âm.
1203. Ngả lưng cho thế gian ngồi Kẻ chê bất nghĩa, người cười bất trung.
- Cái phản
phảnR1R: Thay đổi hẳn thái độ, hành động chống lại, làm hại người có quan hệ gắn bó với mình. Lừa thầy phản bạn.
phảnR2R: Là phương ngữ chỉ bộ ván, đồ vật có chức năng như giường, thường làm bằng gỗ nguyên tấm dày. Cái phản gỗ.
phảnR1R(động từ) đồng âm với phảnR2 R(danh từ), đồng thời phảnR1Rcũng đồng nghĩa với bất nghĩa, bất trung.
Người giải đố từ các từ ngữ giả thiết có trong câu đố là bất nghĩa, bất trung mà suy ra nghĩa của phảnh rồi từ nghĩa của phảrii mà suy ra nghĩa của phảnR2R.
Câu đố loại này là câu đố đồng âm gián tiếp.
Câu đố đồng âm trực tiếp là câu đố có sử dụng hiện tượng đồng âm mà không phải qua một khâu bắc cầu nào khác như mượn hiện tượng đồng nghĩa hay hiện tượng trái nghĩa.
1288. Cha già cha được sáu mươi Con mới lên mười con được làm quan. - Quan tiền