TGĐBK về các thủ pháp nghệ thuật ngôn từ

Một phần của tài liệu một số phương thức chơi chữ trong câu đố tiếng việt (Trang 30 - 35)

1.2.3.4.TGĐBK về cuộc đời con ngườ

1.2.3.7. TGĐBK về các thủ pháp nghệ thuật ngôn từ

Đó là những thủ pháp quen thuộc về mặt hình thức ngôn từ được sử dụng trong quá trình sáng tác câu đố như chiết tự, nói lái, nói trại, dùng chữ Hán, dùng từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đa nghĩa v.v... và những TGĐBK khác.

- TGĐBK về câu đố loại này là hiểu biết về những thủ pháp mà NĐ sử dụng

trong lúc sáng tác câu đố.

Những câu đố bằng chữ Hán hoặc có liên quan đến Hán tự thì yêu cầu NG phải có những hiểu biết nhất định về chữ Hán:

463. Phi điểu, phi ngư, cư tại thủy Cấu mộc vi sào thực nhục hương.

Kết gỗ làm tổ, thịt ăn thơm) - Con cà cuống.

Là một loài bọ cánh, nửa sống ở nước, phần ngực con đực có hai túi chứa tinh dầu mùi thơm, vị cay, dùng làm gia vị; thịt và trứng con cái ăn thơm ngon. (TĐ)

4. Một mẹ mà đẻ tám con

Bốn con bạc bụng, ba con xanh đầu Còn một con nữa chia nhau ăn cùng. - Trái đất.

Theo thuyết Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền. 708. Thinh thinh đất rộng trời cao

Đố ai biết được xứ nào trời dư. - Thừa Thiên.

Thừa = dư, thiên = trời - Chiết tự chữ Hán:

1466. Hỡi anh cắp sách đi thi Ba xe chập lại chữ gì hỡi anh ? Hay:

Ba xe kéo lê trên đàng, ầm vang như sâm.

- Chữ OANH.

Ba chữ xa : xe, hợp lại thành chữ oanh ồn ào

- Chiết tự chữ quốc ngữ:

64. Nửa làm mứt, nửa nấu canh Đến khi mất sắc, theo anh học trò.

Chữ BÍ, là trái bí thường dùng để nấu canh hoặc làm mứt, bỏ dấu sắc thành chữ BI, là thứ đồ chơi của học trò .

- Hiểu biết về các vị thuốc :

1088.Chồng nàng mới thác nằm đâu Chồng tôi mới thác nằm đầu ván kia. - Chỉ xác (chỉ cái xác của chồng)

"Chỉ xác" là một vị thuốc đông y chế biến từ quả già phơi sấy khổ của một số cây họ cam quýt.

1089.Bà già đầu bạc tuổi cao

Chèo ghe mỏi mệt cắm sào nghỉ ngơi. - Bã đậu .

Cây, lá "bã đậu" dùng làm thuốc để cho xổ, dễ đi cầu. - Hiểu biết về cuộc sống:

+ Xe ngừng bánh chạy, xe chạy bánh ngừng. Hỏi là xe gì ?

Phương ngữ Nam bộ: ngừng = dừng lại.

bánh: Bộ phận của xe hoặc máy, có dạng đĩa tròn hoặc vành lắp nan hoa, quay quanh một trục; bánh xe.

bánh2: Món ăn chín có hình khối nhất định, chế biến bằng bột, thường có thêm chất ngọt, mặn, béo; bánh kẹo.

Ở đây NĐ có sử dụng hiện tượng đồng âm giữa bánh! và bánh2 gây nhầm lẫn, khó phân biệt cho NG.

Giải đố là xe khách. TGĐBK của câu đố là hiểu biết quang cảnh khi xe khách dừng, những người bán hàng rong tranh nhau chạy đến bán bánh trái cho khách trên xe, khi xe chạy đi thì hàng rong dừng bán vì không còn khách mua.

+ Đi cưa ngọn, về cũng cưa ngọn. - Con ngựa

- Hiểu biết về thủ pháp chơi chữ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa... 1203. Ngả lưng cho thế gian ngồi

Kẻ chê bất nghĩa, người cười bất trung. - Cái phản

phải 1: Thay đổi hẳn thái độ, hành động chống lại, làm hại người có quan hệ gắn bó với m1nh. Lừa thầy phản bạn.

phản2: Là phương ngữ chỉ bộ ván, đồ vật có chức năng như giường, thường làm bằng gỗ nguyên tấm dày. Cái phản gỗ.

phảni (động từ) đồng âm với phản2 (danh từ), đồng thời phảĩỉị cũng đồng nghĩa với bất nghĩa, bất trung.

Người giải đố từ các từ ngữ giả thiết có trong câu đố là bất nghĩa, bất trung mà suy ra nghĩa của phảnR1R rồi từ nghĩa của phảnR1Rmà suy ra nghĩa của phảnR2R.

- Hiểu biết về địa lí:

1034. Vốn xưa quê ở Thổ Hà Ai ai cũng gọi tên là con quan Dốc lòng việc nước lo toan

Đầy vơi phó mặc thế gian ít nhiều. - Âm nước.

Thổ Hà: một làng ở Bắc Ninh chuyên làm đồ gốm.

Con quan được tập ấm sinh, nghĩa là đi thi đỗ được cấp bằng, gọi là ấm sinh, gọi tắt là cậu ấm. Hai từ đồng âm là cái ấm = cậu ấm.

707. Chỗ này không cạn không sâu Năm xưa tàu đã chìm đâu lối này. - Rạch Giá

Không sâu là con rạch; tàu chìm thì phải vá, nói trại thành giá.

Có thể khái quát hoa các tiền giả định bách khoa trong câu đố tiếng Việt qua bảng sau:

1.2.4. Nhận xét

Qua việc tìm hiểu TGĐBK của câu đố Việt, chúng ta nhận thây rằng trở ngại lớn nhất đối với NG trong thời đại ngày nay chính là sự ít am hiểu về những kiến thức đòi hỏi phải có chung giữa NG và NĐ.

Hoàn cảnh sản sinh và sử dụng câu đô" "là khung cảnh sông hay không gian cư ngụ của người đố và người giải gồm gia súc, cây cỏ, nhất là đồ dùng làm ra, gần gũi quen thuộc vì trông thấy luôn trước mắt hoặc sử dụng hằng ngày ai cũng biết" [72, tr.16]

Thế nhưng đối với những người trong thời đại ngày nay thì việc làm chủ tất cả những kiến thức ấy là một khó khăn vì sự khác biệt không chỉ trong hoàn cảnh sông của hai thời đại, mà những đồ vật vốn quen thuộc ngày xưa, hiện nay đã trở nên xa lạ, ít thây. Đối với những người xuất thân từ nông thôn thì có phần thuận lợi hơn. Với những người sinh trưởng ở thành thị thì khó khăn ấy còn nhân lên gấp bội. Ngày nay có được bao nhiêu người - nhất là trẻ em - biết được những sự vật vốn gần gũi, thân

thiết với người nông dân xưa như: cây rơm, cái cày, cái bừa, cái yếm, cái cối giã gạo, cái gàu dai, cái mõ cá... thậm chí cả cây bút châm mực; hay những công việc lao động thường nhật của người nông dân như: cày bừa ruộng, cấy lúa, nhổ mạ..., những sinh hoạt, tập tục như: ăn trầu, hút thuốc lào, thờ cúng... và những kiến thức phong phú về nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.

Cũng không phải tất cả mọi người đều biết về phương ngữ, nói trại của các địa phương; các thủ pháp nghệ thuật mà NĐ vận dụng trong câu đố như chiết tự, nói lái, dùng từ đồng âm, đồng nghĩa, đa nghĩa, trái nghĩa v.v...

Đối tượng yêu thích câu đố nhất chính là trẻ em thì von kiến thức của các em còn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm sông, lại có quá nhiều khoảng cách trong nhận thức giữa hai thời đại nên việc đoán giải đối với các em vẫn còn là một thách thức lớn. Đỗ Hữu Châu có một nhận xét rất xác đáng: "Về- mặt thông tin mà nói, giao tiếp là nhằm làm biến đổi tiền giả định bách khoa (quan yếu và không quan yếu) của từng người. Theo diễn tiến của cuộc giao tiếp, người này cung cấp cho người kia những lương tin mới, điều chỉnh lượng tin cũ, làm tăng dần phần tiền giả định bách khoa chung so với lúc khởi đầu cuộc giao tiếp. "[7, tr.19]

Tìm hiểu TGĐBK của câu đố tiếng Việt là góp phần cung cấp thêm nhiều kiến thức mới về câu đố cho các thế hệ người đọc, làm tăng dần phần tiền giả định bách khoa của câu đố cho NG, thu hẹp khoảng cách trong vốn hiểu biết về câu đố giữa NĐ và NG.

Một phần của tài liệu một số phương thức chơi chữ trong câu đố tiếng việt (Trang 30 - 35)