1.2.3.4.TGĐBK về cuộc đời con ngườ
1.4.2. Câu trúc nội dung
Câu đố được sáng tạo trên cơ sở vật đố đã có sẵn, đã được người ra đố tìm hiểu kĩ, rút ra những nét bản chất, tiêu biểu của nó, rồi mô tả trở lại một cách kì lạ, khác thường. Có thể gọi đây là quá trình dị hoá vật đố. Quá trình dị hoá này có thể dùng thủ pháp nhân hoá (biến con vật, đồ vật thành người)
Vừa bằng thằng bé lên ba
Thắt lưng con còn, chạy ra ngoài đồng - Bó mạ
Con gì buổi sáng thì đi bốn chân Buổi trưa đi hai chân
Buổi chiều đi ba chân Buổi tối đi tám chân Con người
Đố giải giống như trò chơi xếp hình. Người sáng tác câu đố tháo tung các "mảnh" đặc điểm của vật đố ra, dị hoa nó bằng thủ pháp tưởng tượng, chuyển hoá; còn người giải đố thì dựa vào óc suy luận, loại suy mà ráp các "mảnh" đặc điểm ấy lại để tìm ra vật đố. Như vậy, về mặt tư duy, ta thấy có hai cấu trúc là câu trúc nổi (nghĩa bề mặt) và cấu trúc ch1m (nghĩa bề sâu).
Ví dụ câu đố về cái bàn tay ở trên : Năm ông cùng ngồi một bàn
Cùng lo việc nước, cùng toan việc nhà Bốn ông tuổi đã lên ba
Một ông đã già tuổi mới lên hai.
Cấu trúc nổi: năm ông/ ngồi cùng bàn/ bốn ông ba tuổi/ một ông hai tuổi/ cùng làm việc nước, việc nhà.
Câu trúc chìm: năm ngón tay/ cùng một bàn tay/ bốn ngón ba đốt/ một ngón hai đốt/ khi cầm nắm thì cả năm ngón phối hợp nhau.
Câu trúc nổi chính là lời đố, bao gồm các đặc tính, đặc điểm của vật đố đã bị dị hoa còn vật đố với các đặc tính, đặc điểm thật được giấu đi chính là cấu trúc chìm. Vật đố được giấu đi nhờ các thao tác dị hoa, chuyển hoa bằng các phương thức ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoa, vật hoa, đồng âm, đồng nghĩa, nói lái... dựa trên cơ sở sự tương đồng.
Hai quá trình đố và giải diễn ra ngược chiều nhau. Trong đó: - A : vật đố.
-a,b,c, d, ... n: các đặc tính của vật đố.
-a’, b, c’, d’ ... n’: các đặc tính của vật đố đã bị dị hoá trên cơ sở sự tương đồng.
-A’: vật đố đã bị dị hoá.
Cần thấy vai trò của liên tưởng trong quá trình giải - đố. Đối với quá trình đố, dù là dị hoá bằng các hình thức biểu đạt như đánh tráo khái niệm, gài bẫy, đánh lạc hướng, các biểu thức nghịch lí v.v. thì liên tưởng, có thể nói là thủ pháp có tính chất bao trùm, ở đây người ta dựa vào sự tương đồng hoặc tương cận để tạo lập văn bản đố. Ngược lại, đối với quá trình giải cũng vậy, muốn nắm bắt được vật đố, người giải cũng phải dựa vào liên tưởng, và cũng dựa vào tương đồng và tương cận. Do vậy, có thể nói rằng, quá trình đố - giải là trò chơi của trí tuệ; hơn thế nữa, đó còn là nghệ thuật của ngôn từ.
1.5. TIỂU KẾT
Bên trên, luận văn đã xem xét một số vấn đề có liên quan mật thiết đến văn bản đố. Như đã nói, đây chưa phải tất cả những gì cơ bản nhất của văn bản đố, nhưng lại là những tri thức quan yếu giúp sức đắc lực cho chúng tôi trong việc miêu tả và phân loại đối tượng. Chương này có thể xem là chương lí thuyết, cần nói rõ, như phần lịch sử vấn đề đã đề cập, lâu nay các công trình nghiên cứu về câu đố ở Việt Nam chủ yếu là SƯU tập và phân loại, còn việc xác lập một lí thuyết còn là một khoảng trống. Việc miêu tả bộ khung lí thuyết trên đây là một nỗ lực rất lớn của chúng tôi. Tất cả không gì khác là nhằm xác lập một số đặc điểm quan trọng của một loại hình văn học dân gian gắn liền với đời sống tinh thần của người Việt, một hoạt động trí tuệ mang tính dân gian của người Việt mà một giai đoạn rất phổ biến trong các trò chơi dân gian.