2.2.ĐỒNG NGHĨA TRONG CÂU ĐỐ TIẾNG VIỆT 2.2.1 Khái ni ệm
2.3. NÓI LÁI TRONG CÂU ĐỐ TIẾNG VIỆT 1 Khái ni ệm
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về phương thức chơi chữ nói lái trong tiếng Việt. Nhìn chung, tất cả đều nhất trí rằng chơi chữ nói lái là lôi chơi chữ trong đó có sự chuyển đổi vị trí (hoán vị) cho nhau của các phần cấu tạo nên các âm tiết tham gia nói lái gồm phụ âm đầu, vần, thanh.
Một số tác giả phân ra thành hai kiểu nói lái là nói lái miền Bắc và nói lái miền Nam.
Có tác giả lại phân thành các kiểu lái đôi, lái ba, lái tư...
Luận văn nhất trí với cách hiểu của Đinh Trọng Lạc "Nói lái là một biện pháp tu từ trong đó người ta tráo đổi phụ âm đầu và phần vần giữa các âm tiết để tạo nên những từ ngữ khác có nội dung mới, bất ngờ, hiểm hóc." [41, tr.180]
Chơi chữ nói lái trong tiếng Việt - giống như một số phương thức khác - gắn liền với đặc điểm loại hình ngôn ngữ tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính.
Trong câu đố Việt Nam, bộ phận câu đố sử dụng biện pháp nói lái (gọi tắt là câu đô" nói lái: CĐNL) không nhiều, nhưng chúng đặt ra nhiều vân đề khá thú vị cả về nội dung lẫn hình thức.
Qua khảo sát câu đố Việt Nam, chúng tôi không tìm thấy các kiểu lái ba, lái tư mà chỉ có kiểu lái đôi - nói lái song tiết, nghĩa là chỉ có hai âm tiết tham gia vào quá trình nói lái.
Cách nói lái trong tắt cả các câu đố nói lái đều diễn ra trực tiếp, không có một trường hợp nào phải qua nhiều bước liên tưởng, suy luận theo kiểu: đại phong -> gió lớn -> đổ chùa
+ tượng lo -> lọ tương.
Có một số trường hợp đố lái gồm đến ba, bốn âm tiết, chẳng hạn câu đố về cây cột nhà:
Cây chi hình dáng xinh xinh
Hễ cà thì nhột cùng mình người ta.
Âm tiết thì ở giữa hai âm tiết cà – nhột, nhưng không tác động gì đến cơ chế nói lái và không có mặt trong phần giải đố. Có chăng nó chỉ làm cho việc nhận diện nói lái thêm phần khó khăn mà thôi. Do đó, quan điểm của chúng tôi là cũng chỉ xem chúng như các trường hợp lái đôi khác.
Quả thật, lái đôi - lối nói lái chỉ có sự hoán đổi bộ phần giữa hai âm tiết là lối nói lái thông dụng nhất trong tiếng Việt nói chung và trong câu đố tiếng Việt nói riêng.
Nói lái gồm có hai vế là "vế thuận" và "vế lái" [24, tr.15]. Trong CĐNL, từ "vế thuận" được nêu rõ trong câu đố, người giải phải tìm ra được lời giải của câu đố- đó chính là "vếlái".
Theo cách kí hiệu của Nguyễn Hanh, quy ước lần lượt Phụ âm đầu, Vần và Dâu thanh điệu của âm tiết đầu là p1,VI,DI và của âm tiết thứ hai là P2,V2,D2, ta có công thức "vế thuận" là P1V1D1+P2V2D2 và 7 công thức "vế lái" như sau:
2.3.2. Phân loại
Như trên đã nói, có một số tác giả phân loại nói lái thành nói lái miền Bắc và nói lái miền Nam. Trên thực tế, có những chuyện vui có nhiều cơ sở cho thấy nó ra đời và lưu truyền trước tiên ở miền Bắc, trong đó lại sử dụng lối nói lái... miền Nam. Do đó chúng tôi không phân loại theo tiêu chí nói lái miền Bắc hay nói lái miền Nam như các tác giả trước đây, mà chủ yếu dựa vào định nghĩa trên mà phân thành hai loại chính là nói lái triệt để và nói lái không triệt để.
Theo đó, chỉ có những trường hợp nói lái cho ra "vế lái" theo công thức số 1: P1V2D1+P2V1D2 và công thức số 2: P1V2D2+P2V1D1 là nói lái triệt để, còn nói lái cho ra "vếlái" theo các công thức khác đều là nói lái không triệt để.
Từ những cơ sở trên, khảo sát tư liệu, chúng tôi tìm thây 52 câu đố có sử dụng biện pháp nói lái. Trong đó, gần 92% câu đố là CĐNL triệt để (có thể thay đổi ít nhiều trong nội bộ âm tiết nhưng đại thể vẫn theo kết câu tráo đổi phần phụ âm đầu và phần vần giữa hai âm tiết với nhau).
2.3.2.1. Hầu hết các CĐNL ngoài sử dụng biện pháp nói lái còn kết hợp miêu tả đặc trưng, hình dáng, công dụng của vật đố theo kiểu