- TGĐBK về các tập tục nói chung là những hiểu biết của NĐ và NG về những phong tục, tập quán của người nông dân xưa trong cúng giỗ, hôn nhân, vinh quy bái tổ , cả gia đình ăn cơm chung ...
80. Có cây mà chẳng có cành Có quả để dành chắp nối tơ duyên. Hoặc:
Có cây mà chẳng có cành
- Cây cau
Theo "Sự tích trầu cau", trầu và càu thường dùng làm sính lễ trong hôn nhân, phong tục thờ cúng của người Việt từ xưa.
167. Cây xanh xanh rễ mọc trên cành Không nấu canh để dành ăn sống. - Cây trầu không.
636. Một người mà đánh ba làng,
Máu chảy cùng đàng ruồi chẳng dám bâu. - Ăn trầu.
1234. Đem giăng sườn núi bắt được nai Con khóc mẹ ru cậy đến mày Cửa võ ba tầng, xong bước nhảy Tòn teng chồng vợ cả và hai.
- Cái võng.
Cửa võ: do bởi chữ Vũ Môn, tên một khúc núi ở thượng lưu sông Trường Giang, Trung Quốc, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, chân núi có cái vực rất sâu, tương truyền đến mùa thu nước lũ lớn, cá đua nhau tới đó nhảy thu con nào vượt qua được ba cấp sóng Vũ Môn thì hóa rồng. Nước ta, ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cũng có vực sâu ở cạnh núi như thế (?). Sách tàu có câu "Vũ Mân tam cấp lăng", tục ngữ của ta cũng có câu "Cá vượt Vũ Môn " dùng để chỉ học trò thi đỗ.
TGĐBK của câu đố này là hiểu biết về phong tục vinh quy bái tể khi người đi thi đỗ cao, vợ chồng được khiêng bằng kiệu, bằng võng từ kinh đô về quê nhà để bái yết tổ tông, dòng tộc.
- Vừa bằng miệng thúng Lăn đúng giữa nhà Con cháu ông bà
Toàn gia quây lại.
Ngày trước nông dân vốn có thói quen sắp xếp thức ăn trên một cái mâm tròn, không đặt mâm trên bàn ăn như ngày nay mà đặt ở dưới nền nhà và cả gia đ1nh xúm xít, quây quần xung quanh mâm khi ăn cơm. (Hiện nay ở nhiều vùng nông thôn vẫn còn giữ sinh hoạt này)