Tố tụng hành chính là những tranh chấp hành chính được giải quyết tại Toà án theo quy định của pháp luật, bao gồm toàn bộ hoạt động của Toà án, Viện Kiểm sát, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cuả cá nhân, của cơ quan nhà nước, tổ chức trong quá trình Toà án giải quyết vụ án hành chính cũng như trình tự do pháp luật quy định đối với việc khởi kiện, thụ lý, giải quyết vụ án hành chính và về việc thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính.
Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính như đã nói ở trên bao gồm trình tự do luật hành chính quy định đối với việc khởi kiện, thụ lý, giải quyết vụ án hành chính và việc thi hành bản án, quyết định của toà về vụ án hành chính. Trình tự này được quy định chặt chẽ tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1998. Pháp lệnh này chính là cơ sở pháp lý để Toà án áp dụng về mặt thủ tục khi xét xử các vụ án hành chính.
Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính là một loại thủ tục hành chính [56;tr.371], bao gồm trình tự do luật hành chính quy định đối với việc khởi kiện, thụ lý, giải quyết vụ án hành chính và việc thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính. Các thủ tục này có tính công khai, ổn định để những người tham gia tố tụng nắm được và thực hiện dễ dàng, các bên tham gia tố tụng hành chính đều có những quyền và nghĩa vụ rõ ràng theo luật định. Họ bắt buộc phải thực hiện trách nhiệm của mình để việc xét xử nhanh chóng, chính xác, khách quan, công minh và hiệu qủa.