Về công tác tuyên truyền pháp luật: Việc tuyên truyền pháp luật phải đi trước một bước, pháp luật phải được xã hội thi hành nghiêm chỉnh triệt để

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Trang 122 - 127)

PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

3.2.3.7 Về công tác tuyên truyền pháp luật: Việc tuyên truyền pháp luật phải đi trước một bước, pháp luật phải được xã hội thi hành nghiêm chỉnh triệt để

đi trước một bước, pháp luật phải được xã hội thi hành nghiêm chỉnh triệt để thì đất nước mới có kỷ cương, pháp chế. Việc tuyên truyền có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp: qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng Internet, báo chí, truyền thanh, truyền hình, thông qua các lớp bồi dưỡng cho cán bộ tuyên truyền cơ sở, đặc biệt thông qua việc xét xử công khai các vụ án hành chính các phiên toà và các bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án. Do đó, Nhà nước cần có chủ trương rõ ràng, đầu tư kinh phí, phương tiện kỹ thuật, đổi mới các phương thức, nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân.

3.2.3.8 Về đào tạo đội ngũ thẩm phán: Để có được những bản án hành chính đúng pháp luật, các thẩm phán hành chính có một vai trò vô cùng quan trọng. Họ chính là người nghiên cứu, áp dụng, thổi linh hồn vào các quy định pháp

luật. Chính vì vậy, việc đào tạo, chuẩn bị một đội ngũ thẩm phán hành chính có năng lực chuyên môn, đạo đức là cả một công việc lâu dài. Hiện nay, chúng ta có thể tuyển chọn, bổ sung vào đội ngũ thẩm phán hành chính và cán bộ tham gia xét xử hành chính từ các nguồn: ngoài các thẩm phán của các toà hành chính tối cao, toà hành chính tỉnh, thẩm phán chuyên trách hành chính ở cấp huyện làm nòng cốt, có thể tuyển chọn trong các cán bộ thanh tra viên trong các tổ chức thanh tra nhà nước có kinh nghiệm trong giải quyết khiếu nại tố cáo, một số công chức đang làm quản lý ở các ngành, các cấp, chú ý những người có thâm niên trong công tác quản lý ở các lĩnh vực công quyền. Những người này cần được bồi dưỡng thêm về kiến thức tố tụng hành chính và kỹ năng xét xử. Về lâu dài, cần có kế hoạch đào tạo thẩm phán hành chính với tính chất đào tạo một nghề để đảm bảo cho nước ta một đội ngũ thẩm phán hành chính có năng lực, trình độ, kỹ năng độc lập trong hoạt động nghề nghiệp xét xử hành chính.

Về nhiệm kỳ của thẩm phán hành chính nói riêng, thẩm phán nói chung, nên được nghiên cứu và thay đổi theo hướng không phải thời hạn 5 năm mà tiến tới bổ nhiệm không kỳ hạn như kiểm sát viên vủa Viện kiểm sát hiện nay.Như vậy sẽ không phải tuyển chọn, bổ nhiệm nhiều lần đối với một thẩm phán, và tạo điều kiện cho họ sự ổn định, yên tâm công tác, đó cũng là một biện pháp đảm bảo tính độc lập của thẩm phán khi xét xử.

Nghiên cứu những vấn đề đang đặt ra nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính là cả một vấn đề lớn và phức tạp. Tuy nhiên, tất cả các quy phạm pháp luật sẽ chỉ nằm yên trên giấy tờ nếu như nó không được áp dụng vào cuộc sống, không được thể nghiệm bằng các phán quyết cụ thể - đó chính là các bản án, chính là luật sống, là các quy phạm pháp luật được áp dụng vào thực tế [15]

KẾT LUẬN

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc và coi đó là một nhiệm vụ quan trọng, thể hiện mối quan hệ, trách nhiệm giữa nhà nước và công dân. Trong quá trình phát triển xây dựng và hoàn thiện nhà nước, chúng ta đã luôn tìm tòi một cơ chế để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các khiếu nại, tố cáo, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, góp phần để nhân dân tham gia tích cực vào việc kiểm soát hoạt động của bộ máy nhà nước. Việc ra đời của toà án hành chính ở nước ta là một tất yếu, phù hợp với tiến trình mở rộng dân chủ XHCN, mở cửa hội nhập, cải cách nền hành chính nhà nước, nhằm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, một nhà nước thực sự của dân, do dân, và vì dân. Với nguyên tắc xét xử công khai, độc lập chỉ tuân theo pháp luật, với một trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ, đây thực sự là một giải pháp tốt nhất đã được chứng minh về mặt khoa học pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính sai trái của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước. Với việc ra đời của cơ quan tài phán hành chính mới mẻ có ý nghĩa lớn lao đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước khi ban hành một quyết định hành chính, hành vi hành chính buộc phải thận trọng hơn về tính hợp pháp của văn bản, hành vi do mình thực hiện. Và khi bị khiếu nại, họ cũng phải cẩn trọng hơn, trách nhiệm hơn trong quá trình giải quyết, đảm bảo đúng thời hạn nếu không muốn trở thành bị đơn trong một vụ án hành chính.

Ngày 21/5/1996 Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, sau đó được sửa đổi, bổ sung ngày 25/12/1998. Các cơ quan có thẩm quyền đã có những Công văn, Thông tư hướng dẫn thi hành một số quy định giải quyết vụ án hành chính để đưa toà án hành chính vào hoạt động. Hệ thống văn bản pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính còn mỏng nhưng về cơ bản đã thiết lập được một trình tự tố tụng tương đối đầy đủ cần thiết cho quá trình giải quyết vụ án hành chính như các

nguyên tắc xét xử vụ án hành chính, điều kiện khởi kiện, quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện, bên bị kiện, quyền và nghĩa vụ của các thành phần tham gia tố tụng khác, xác định thẩm quyền xét xử hành chính của toà án, phân định thẩm quyền giữa toà án nhân dân các cấp, giữa toà án nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu kiện, trình tự xét xử một vụ án hành chính từ giai đoạn thụ lý điều tra thu thập chứng cứ đến thi hành án, quy định các trình tự xét xử đặc biệt để đảm bảo nguyên tắc pháp chế, chỉ tuân theo pháp luật trong xét xử. Do nội dung xét xử của vụ án hành chính luôn là hoạt động cuả cơ quan công quyền nên các quy định về thủ tục đã cố gắng thể hiện sự khác biệt so với thủ tục xét xử các vụ án dân sự, hình sự, kinh tế, lao động khác. Tuy nhiên, đây là một công việc mới mẻ, kinh nghiệm xét xử hành chính chưa có, chủ yếu được tổng kết từ mô hình toà án cuả các nước trên thế giới, và kinh nghiệm từ các toà đã thiết lập và vận hành ở Việt nam, nên pháp luật thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trong những năm qua, đã góp phần đáng kể vào việc giải quyết khiếu kiện hành chính cho dân, mở rộng thiết chế dân chủ XHCN, song cũng bộc lộ nhiều bất cập, mâu thuẫn cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Những mâu thuẫn này tồn tại ngay trong Pháp lệnh năm 1996, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung 1998; giữa Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan có thẩm quyền; giữa pháp luật thủ tục giải quyết các vụ án hành chính nói chung với các hệ thống pháp luật khác khi cùng giải quyết các vấn đề có liên quan. Thực trạng xét xử các vụ án hành chính trong thời gian qua cũng đưa ra nhiều minh chứng cho những hạn chế của pháp luật tố tụng hành chính khi triển khai trong thực tiễn.

Qua việc phân tích thực trạng hệ thống pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, thực trạng xét xử hành chính của toà án nhân dân trong gần 10 năm qua, Luận văn đã mạnh dạn nêu ra một số quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Hoàn thiện pháp luật thủ tục giải quyết các vụ án hành chính theo hướng phù hợp với công cuộc cải cách hành chính của nước ta hiện nay, đảm bảo mở rộng dân chủ XHCN, đảm bảo một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, hoàn

chỉnh. Các giải pháp hoàn thiện xoay quanh các vấn đề mở rộng thẩm quyền của toà án hành chính như: trao quyền xét xử hành chính cho toà quân sự, mở rộng phạm vi các vụ việc hành chính được kiện ra toà, phân định thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính giữa toà án nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước, hoàn thiện thẩm quyền của toà án nhân dân các cấp, các vấn đề về quyền hạn của toà án trong quá trình xét xử; hoàn thiện các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục sao cho phù hợp với đặc thù của vụ án hành chính theo hướng mở rộng khả năng, điều kiện khởi kiện ra toà hành chính cho công dân, dựa trên nguyên tắc độc lập xét xử của toà án và chỉ tuân theo pháp luật, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đòi hỏi sự nghiên cứu có tính chất toàn diện và tổng quát, thực sự khách quan, nghiêm túc. Cần cố gắng vượt qua những tư tưởng bảo thủ, ngại đổi mới nhưng cũng cần tránh những ý tưởng nóng vội, thiếu thực tế, việc đổi mới hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cần tiến hành một cách chủ động, từng bước chắc chắn với một định hướng nhất quán nhằm đáp ứng yêu cầu cuả công cuộc đổi mới đất nước và sự mong đợi, tin tưởng của nhân dân.

Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính là một vấn đề mới mẻ và phức tạp. Trong khuôn khổ Luận văn này, chắc chắn sẽ có những khiếm khuyết và vấn đề chưa được giải quyết đầy đủ. Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn đề này đóng góp ý kiến để Luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)