Vấn đề thi hành án hành chính: Việc thi hành án đối với khoản “không phải là tài sản trong bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Trang 121 - 122)

PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

3.2.3.5 Vấn đề thi hành án hành chính: Việc thi hành án đối với khoản “không phải là tài sản trong bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành

chính”, hiện nay chưa có văn bản nào quy định cách thức tổ chức và thi hành án, thi hành án trong lĩnh vực này thường “bỏ ngỏ” để mặc cho người thua kiện và thắng kiện tự thi hành án với nhau. Do đó, hiệu lực của bản án pháp luật không cao.Vì vậy, chúng tôi đề nghị bổ sung vào Pháp lệnh thẩm quyền của Toà án nhân dân khi xét xử các vụ án hành chính, được quyền huỷ bỏ các quyết định hành chính, đình chỉ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính của cơ quan quản lý bị xác định là bất hợp pháp như một số Toà hành chính trên thế giới hiện nay. Trong thời hạn một tháng kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, cơ quan quản lý phải ban hành quyết định mới thay thế, sửa đổi, bổ sung quyết định hoặc phần quyết định bị Toà tuyên huỷ bỏ.

Việc thi hành án hành chính đối với phần tài sản trong bản án, quyết định đã tuyên hiện nay còn nhiều khó khăn nhất là đối tượng phải thi hành án là các cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước đều hoạt động bằng ngân sách nhà nước, tài sản của các cơ quan đều là tài sản nhà nước. Trong bối cảnh hiện nay kinh phí nhà nước cấp cho cơ quan nhà nước rất eo hẹp mới chỉ đủ để hoạt động thường xuyên. Theo quy định tại Thông tư 38/1998 ngày 30/3/1998 của Bộ tài chính hướng dẫn lập dự toán kinh phí bồi thường thiệt hại cho cơ quan nhà nước thì kinh phí ngân sách nhà nước dự chi cho bồi thường thiệt hại được phân bổ cho các cơ quan nhà nước cùng với dự toán tổng kinh phí của cơ quan hàng năm. Cũng có quan điểm cho rằng cần lập một nguồn quỹ chung về bồi thường thiệt hại cho cả nền hành chính. Tuy nhiên việc lập ra quỹ chung để bồi thường thiệt hại sẽ làm tăng thêm số lượng cơ quan, nhân viên quản lý, hơn nữa không đề cao được ý thức trách nhiệm của cơ quan hành chính trong việc kiểm soát khả năng gây thiệt hại nói trên. Do đó, theo chúng tôi, kinh phí bồi thường thiệt hại nên trao cho các cơ quan để họ chủ động trong mọi hoạt động của mình, do đó họ sẽ tìm cách hạn chế

tối đa những thiệt hại. Tuy nhiên cần có một cơ chế kiểm soát việc bồi thường tránh tình trạng “khoán trắng” thu chi cho cơ quan tự quyết.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)