Về quy định người bị kiện có quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khiếu kiện tại Điều 3 và Điều 20 Pháp lệnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Trang 118 - 121)

PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

3.2.3.3.Về quy định người bị kiện có quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khiếu kiện tại Điều 3 và Điều 20 Pháp lệnh

chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khiếu kiện tại Điều 3 và Điều 20 Pháp lệnh. Điều 3 “người bị kiện có quyền sửa đổi, hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị kiện”, Điều 20 chi tiết hoá “trong quá trình giải quyết vụ án, người bị kiện có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định hành chính, quyết định bị kỷ luật buộc thôi việc, cán bộ công chức khắc phục hành vi hành chính bị khiếu kiện”. Tuy nhiên pháp luật cũng chưa quy định thẩm quyền của cơ quan toà án trong việc hướng dẫn, xử lý trường hợp này như thế nào.

Theo kinh nghiệm của một số nước cho rằng, việc quy định cho bên bị kiện có quyền sửa đổi, huỷ bỏ quyết định hành chính bị kiện sẽ làm mất tính chủ động của Toà án[33;tr85]. Các cơ quan hành chính có thể sẽ lợi dụng quy định này để liên tục thay đổi các quyết định, và đến lúc Toà án sẽ mất phương hướng không biết mình phải giải quyết cái gì trong vụ kiện mà nội dung luôn thay đổi, và vụ án thì không biết khi nào có thể kết thúc. Theo chúng tôi, trong trường hợp này tránh cho người bị kiện cố tình lợi dụng kẽ hở của pháp luật, lẩn tránh trách nhiệm của mình, nhanh chóng chấm dứt vụ kiện, bảo vệ quyền lợi cho đương sự, pháp luật cần quy định trên nguyên tắc sau: khi một quyết định hành chính đã bị khởi kiện ra toà và được toà án thụ lý thì quyết định hành chính cũng như hồ sơ kèm theo phải được giữ nguyên trạng. Bởi vì, pháp luật đã buộc những người có thẩm quyền phải cẩn trọng và có trách nhiệm khi xem xét chính xác, đầy đủ, toàn diện trên cơ sở thực tế và cơ sở pháp luật khi ra một quyết định. Còn khi quyết định hành chính đã được đặt vào trong quá trình giải quyết tại Toà án thì việc sửa đổi, huỷ bỏ phải được sự nhất trí của bên kiện. Quy định như vậy cần cân nhắc và chi tiết hơn các khía cạnh, ví dụ không loại trừ việc Toà án chấm dứt các vụ kiện trong các trường hợp như bên bị kiện huỷ quyết định hành chính về xử phạt hành chính mà không cần có sự đồng ý của bên kiện.

Khoản 2 Điều 37 và khoản 2 Điều 50 Pháp lệnh quy định thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có quyền ra quyết định, trong đó có quyền quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Còn ở giai đoạn phúc thẩm, pháp luật không quy định ai là người có quyền ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm. Theo quy định tại Điều 61, Điều 64 Pháp lệnh 1998 thì việc xét kháng nghị, kháng cáo đối với bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm. Vì vậy, việc huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án không thể do một thẩm phán mà phải do cả Hội đồng xét xử phúc thẩm quy định. Đồng thời pháp luật cũng phải mở rộng hơn thẩm quyền của toà án cấp thúc thẩm trong việc ra các quyết định trên. Điều 62, Pháp lệnh 1998 quy định: “Trước khi xét xử phúc thẩm, Toà án có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án theo các quy định của Pháp lệnh này.” So với thẩm quyền của toà sơ thẩm trong lĩnh vực này, phạm vi thẩm quyền của toà phúc thẩm bị thu hẹp lại và không chuẩn xác, chưa bao hàm được các thời điểm có thể phải ra các quyết định khi giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm của toá án phúc thẩm. Bởi vì trong quá trình giải quyết phiên toà, bất cứ lúc nào toà án cấp phúc thẩm cũng đều có thể ra một trong các quyết định nói trên. Để giải quyết vấn đề này, theo chúng tôi nên sửa đổi Điều 62 thành ” Khi giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm, Toà án có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án theo các quy định của Pháp lệnh này.”

- Một vấn đề nữa trong quá trình xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, Toà án phúc thẩm có quyền huỷ bản án, quyết định sơ thẩm, đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có một trong các trường hợp quy định tại Điều 41. Nhưng pháp luật không quy định toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án, quyết định sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án bằng bản án hay quyết định. Theo chúng tôi, nếu Toà án cấp sơ thẩm ra bản án để giải quyết khiếu kiện thì Toà án cấp phúc thẩm cũng phải ra bản án để hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có một trong các trường hợp quy định tại Điều 41 Pháp lệnh. Tương tự như vậy, nếu Toà án cấp sơ thẩm ra quyết định để giải

quyết việc khiếu kiện hành chính thì toà án cấp phúc thẩm cũng phải ra quyết định để hủy quyết định sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có một trong các trường hợp quy định tại Điều 41 Pháp lệnh.

- Vấn đề người khởi kiện đồng thời là người kháng cáo vắng mặt trong phiên toà phúc thẩm hành chính. Để giải quyết vấn đề này, có thể áp dụng một trong hai quy định tại Điều 64 Pháp lệnh: cách áp dụng thứ nhất theo điểm đ khoản 2 Điều 64 thì Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án, quyết định sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án; cách áp dụng thứ hai theo điểm e khoản 2 Điều 64 thì Toà án cấp phúc thẩm có quyền đình chỉ giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm, trong trường hợp này thì bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.

Có quan điểm cho rằng, khi Toà phúc thẩm đã triệu tập người khởi kiện kháng cáo đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, có thể hiểu người này đã từ bỏ lợi ích của mình không cần đến sự bảo vệ của Toà án, vì nếu họ chấp thuận bản án sơ thẩm thì họ đã rút kháng cáo. Vì vậy, trong trường hợp này, Toà án cấp phúc thẩm nên áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 64 Pháp lệnh để huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án [48].Theo chúng tôi, khi người khởi kiện kháng cáo có nghĩa là họ cho rằng bản án của Toà án cấp sơ thẩm chưa bảo vệ được quyền và lợi ích đúng như họ mong muốn. Nhưng có thể sau đó, qua xem xét, phân tích cuả những người hiểu biết pháp luật, thì họ nhận thấy phán quyết cuả toà án sơ thẩm là đúng. Nhìn chung trình độ dân trí ở nước ta còn thấp, người dân không nắm bắt được các thủ tục chặt chẽ cuả toà án, không phải người kháng cáo nào cũng biết rằng nếu không kháng cáo và chấp thuận bản án sơ thẩm thì họ bắt buộc phải đến toà rút kháng cáo. Việc họ vắng mặt không có lý do chính đáng khi toà phúc thẩm triệu tập đến lần thứ hai không có nghĩa là họ bỏ qua lợi ích cuả mình, mà họ cho rằng đó là một hình thức tự rút kháng cáo. Mặt khác, bản án sơ thẩm đã tuyên thì người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng đã chấp thuận, nếu họ không đồng ý thì họ đã kháng cáo. Việc toà phúc thẩm tuyên huỷ bản án sơ thẩm sẽ liên quan đến việc thực thi quyền và nghĩa vụ của những người này là không hợp lý. Vì vậy theo chúng tôi,

trong trường hợp nên áp dụng theo điểm e khoản 2 Điều 64: đình chỉ giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm, bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

3.2.3.5 Vấn đề thi hành án hành chính: Việc thi hành án đối với khoản “không phải là tài sản trong bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Trang 118 - 121)