Thẩm quyền xét xử hành chính củaToà án nhân dân theo vụ việc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Trang 31 - 35)

với thủ tục tái thẩm. Trong thời gian 1 tháng nhận được hồ sơ vụ án, Toà án phải mở phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm (khoản 6 Điều 70).

- Nguyên tắc tính không bị đình chỉ hoặc bãi bỏ của quyết định hành chính bị khởi kiện. Quyết định hành chính với tư cách là đối tượng bị khởi kiện theo quy định của pháp luật, là quyết định cá biệt, một loại quyết định được ban hành trên cơ sở các quy phạm pháp luật hành chính, để áp dụng pháp luật hành chính vào đời sống xã hội, thực thi pháp luật trong lĩnh vực hành pháp do vậy nó phải đảm bảo được tính điều hành, tính liên tục và tính có kết quả của quyết định hành chính. Do vậy, cho đến khi chưa có một tuyên án, một quyết định cuối cùng của Toà án về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện thì đương sự vẫn phải thi hành quyết định đó.

1.4. Thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án nhân dân.

1.4.1 Thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án nhân dân theo vụ việc việc

Thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân là một trong những nội dung rất cơ bản trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, việc phân định rõ ràng

thẩm quyền của Toà án nhân dân có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp.

Việc thụ lý vụ án hành chính phải thuộc thẩm quyền Toà án nhất định và phải được quy định trong luật. Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của toà án nhân dân bao gồm các quy phạm pháp luật theo đó xác định các loại việc, xác định lãnh thổ, xác định theo cấp Toà án việc giải quyết các khiếu kiện hành chính theo thủ tục tố tụng hành chính. Quy định phân định thẩm quyền xét xử còn đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hành chính được nhanh chóng, khách quan, thúc đẩy hiệu quả hoạt động xét xử của Toà án.

Hiện nay, có hai quan điểm xác định thẩm quyền của Toà án hành chính. Quan điểm thứ nhất, căn cứ vào chủ thể quan hệ nảy sinh tranh chấp, có nghĩa là Toà án hành chính sẽ có thẩm quyền xét xử tất cả các vụ kiện mà một bên trong vụ kiện đó là cơ quan hành chính nhà nước. Theo quan điểm này, thì thẩm quyền của Toà án sẽ rất rộng và nhìn từ góc độ nào đó, sẽ không hợp lý vì cơ quan hành chính nhà nước có thể tham gia vào nhiều vụ việc mà không liên quan đến nhiệm quyền hạn của mình.

Quan điểm thứ hai, xác định thẩm quyền của Toà hành chính và Toà tư pháp dựa vào việc xác định tính chất mối quan hệ và luật áp dụng. Các vụ kiện liên quan đến luật tư thì thuộc thẩm quyền xét xử của Toà tư pháp, các vụ kiện liên quan đến luật công thì thuộc thẩm quyền của Toà hành chính. Kể cả khi các cơ quan nhà nước hoạt động với tư cách cá nhân, thì khi có tranh chấp thì Toà án thường giải quyết, còn khi thực hiện hoạt động công vụ mà phát sinh tranh chấp thì Toà hành chính giải quyết. Phương pháp này phù hợp với các nước có hệ thống luật pháp phát triển, đặc biệt là pháp luật hành chính, ví dụ như các toà hành chính của Cộng hoà Liên bang Đức chỉ xét xử các khiếu kiện thuộc luật công mà không có liên quan đến các quy định của Hiến pháp, và không được đạo luật của Liên bang giao cho Toà án khác[58;tr.57]

Việc xác định thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính bằng việc đưa ra các nguyên tắc như trên phù hợp với các nước có hệ thống tài phán hành chính hoàn chỉnh, cho phép người dân có thể khiếu kiện ra toà tất cả các

tranh chấp hành chính. Hệ thống pháp luật của nước ta, đặc biệt pháp luật hành chính còn non trẻ, chưa phân chia luật công và luật tư, đội ngũ thẩm phán hành chính vừa ít về số lượng, vừa non trẻ về chất lượng chưa đủ sức để giải quyết một khối lượng lớn các khiếu kiện hành chính. Chính vì vậy nên Toà hành chính nước ta theo Pháp lệnh năm 1996 mới chỉ được giao xét xử 7 loại việc, theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung là 10 loại việc, nhưng thực tế mới chỉ có 9 loại việc cụ thể, loại việc thứ 10 chỉ mang tính chất dự phòng. Mặc dù cách quy định này không bao quát hết các tranh chấp hành chính vốn đa dạng nhưng nó phù hợp với điều kiện tổ chức toà hành chính và trình độ dân trí ở nước ta. Điều đó có nghĩa là không phải tất cả các khiếu nại hành chính khi có khiếu nại đều có thể khởi kiện tại Toà án hành chính mà chỉ có các vụ việc được quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính khi có khiếu nại mới được quyền khiếu kiện tại toà hành chính và mới làm phát sinh vụ án hành chính, gồm các khiếu kiện hành chính sau:

- Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác;

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính đối với một trong các hình thức: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính;

- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức từ vụ trưởng và tương đương trở xuống;

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai;

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép vè xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh;

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản;

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu thuế, truy thu thuế;

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu phí, lệ phí;

Theo quy định điểm 10 Điều 11 thì Toà án còn có thẩm quyền giải quyết “các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật”. Đây là quy định mang tính dự phòng, khi nào có nhu cầu giao thêm thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính cho Toà án thì Quốc hội hoặc UBTVQH sẽ quy định cụ thể trong Luật hoặc Pháp lệnh hay Nghị định của Chính phủ. Hiện nay, đã có một số văn bản quy phạm pháp luật sau: Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01.02.2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP ngày 24.10.1996 của Chính phủ qui định chi tiết về sở hữu công nghiệp; Nghị định số 76/CP ngày 29.11.1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ Luật dân sự; Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01.7.1998 của Chính phủ qui định chi tiết về chuyển giao công nghệ; Nghị định số 72/2000/NĐ-CP ngày 5.12.2000 của Chính phủ về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài; Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8.12.2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực; Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 24.4.2001 của Chính phủ về bảo hộ giống cây trồng mới; Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31.12.2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan; Pháp lệnh Luật sư; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 2.7.2002 và Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và Hợp chủng quốc Hoa kỳ về quan hệ thương mại có quy định quyền khởi kiện vụ án hành chính tại toà án có thẩm quyền nếu việc khởi kiện được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì Toà án căn cứ khoản 10 Điều 11 Pháp lệnh để giải quyết.

Chín nhóm việc trên đây có thể nói là những lĩnh vực nổi cộm nhất, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, thường xuyên có khiếu nại, tranh chấp, ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề trật tự, an ninh, xã hội. Tuy nhiên, so với quyền khiếu nại của công dân quy định trong Luật Khiếu nại tố cáo thì phạm vi các vụ việc khởi kiện ra toà là còn rất hạn hẹp. Vì tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội đều chịu sự quản lý của

nhà nước, hay nói khác đi quản lý nhà nước bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Với xu hướng phát triển, ngày càng hoàn thiện về tổ chức và hoạt động cuả cơ quan tài phán, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng xét xử của các thẩm phán ngày càng được nâng cao, chắc chắn cơ quan Toà án hành chính sẽ được giao xét xử thêm nhiều loại việc, đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)