Tăng tính chủ động của Thẩm phán trong quá trình thẩm cứu hồ sơ, nghiên cứu, điều tra thu thập chứng cứ Thẩm cứu hồ sơ là một giai đoạn cực kỳ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Trang 117 - 118)

PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

3.2.3.2 Tăng tính chủ động của Thẩm phán trong quá trình thẩm cứu hồ sơ, nghiên cứu, điều tra thu thập chứng cứ Thẩm cứu hồ sơ là một giai đoạn cực kỳ quan

cứu, điều tra thu thập chứng cứ. Thẩm cứu hồ sơ là một giai đoạn cực kỳ quan trọng. Ở Pháp, giai đoạn này được coi trọng hơn giai đoạn xét xử[33;tr.84]. Vì tố tụng hành chính là tố tụng viết, đó là cả một quá trình thu thập chứng cứ, văn bản tài liệu làm căn cứ pháp luật để phán xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện, nghiên cứu hồ sơ, giải trình và phản tố giữa các bên đương sự. Do vậy, Thẩm phán cần được chủ động tham gia quá trình thu thập chứng cứ, hoàn chỉnh hồ sơ, chủ động yêu cầu cơ quan hành chính giải trình các căn cứ lý lẽ về tính hợp pháp của quyết định hành chính và ra phán quyết, chủ động ra các quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời khi thấy cần thiết.

Trong quá trình thẩm cứu hồ sơ, cần quy định một cơ chế bắt buộc cơ quan hành chính phải giải trình. Pháp lệnh 1998 chỉ quy định sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về nội dung đơn kiện, nếu người bị kiện và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không gửi ý kiến bằng văn bản về nội dung đơn kiện và các tài liệu khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì toà sẽ tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung (đoạn 2 khoản 1 Điều 37 Pháp lệnh). Quy định này chưa mang tính bắt buộc đối với người bị kiện phải tham gia tích cực vào quá trình thẩm cứu, nhiều cơ quan nhà nước khi bị kiện phó mặc việc điều tra, thu thập, xác minh chứng cứ cho Toà án như một sự thách đố. Theo chúng tôi, pháp luật cần quy định rõ ràng hơn, như một số nước trên thế giới đã áp dụng đối với sự im lặng của cơ quan nhà nước, trong một thời hạn nhất định (từ 1- 2 tháng) sau khi nhận được thông báo của Toà án mà cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức vẫn im lặng

không có ý kiến gì thì Toà án sẽ giải quyết vụ kiện theo hướng chấp nhận ý kiến của nguyên đơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)