PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính phù hợp công cuộc cải cách hành chính nhà nước và cải cách
hành chính phù hợp công cuộc cải cách hành chính nhà nước và cải cách tư pháp hiện nay.
Trong những năm gần đây, các văn kiện cuả Đảng đã nhiều lần đề cập đến cải cách nền hành chính nhà nước, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước Cộng hoà XHCN Việt nam “xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật” [10]. Đại hội lần thứ VIII cuả Đảng tiếp tục khẳng định “cải cách nền hành chính nhà nước là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước, trong những năm trước mắt, công việc cải cách hành chính nhà nước phải dựa trên cơ sở pháp luật và tiến hành đồng bộ trên các mặt: cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức hành chính”[11;tr.131]. Chủ trương cải cách hành chính được cụ thể hoá một bước trong các Nghị quyết Trung ương III, Nghị quyết Trung ương VI, Nghị quyết Trung ương VII (khoá VIII), và được coi là nhiệm vụ cơ bản, cấp bách của sự nghiệp tiếp tục đổi mới ở nước ta. Trong các nhu cầu và nhiệm vụ cải cách đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm tiến hành, cải cách luật pháp có vị trí quan trọng và ý nghĩa to lớn, không chỉ để củng cố các thành quả cải cách kinh tế, chính trị xã hội đã đạt được trong mười lăm năm đổi mới đất nước mà còn có ý nghĩa trong việc tạo ra một môi trường pháp lý mới vững bền cho sự phát triển tiếp theo [8; tr.59]. Do đó cải cách pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính nói riêng cũng phải nằm trong tiến trình chung cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh. Có thể coi bản thân quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật đã là một yếu tố quan trọng tạo ra một môi trường lành mạnh hơn để ngay từ đầu giảm bớt những sai sót, nguy cơ
dẫn đến khiếu kiện hành chính. Việc quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về đạo đức, chuyên môn, nghề nghiệp là những điều kiện rất tốt cho việc đổi mới nhằm hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính. Vì vậy, việc hoàn thiện cơ chế pháp luật thủ tục giải quyết các vụ án hành chính để thúc đẩy một cơ chế giải quyết khiếu kiện có hiệu quả phải được tiến hành từng bước, cùng với quá trình cải cách hành chính và cải cách bộ máy nhà nước.
Mặt khác, việc chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang một nền kinh tế thị trường, đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật cuả nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là tự do làm giàu trong khuôn khổ luật pháp, bình đẳng trong cạnh tranh, năng động trên thị trường, tiêu thụ nhanh để tìm lợi thế tối đa. Nhưng bản thân tự nó cũng chứa đựng những yếu tố tiêu cực: đầu cơ, buôn lậu, tham nhũng, trốn thuế [47,tr.167]. Chính vì vậy, cần có một hệ thống pháp luật không chỉ phù hợp với nền kinh tế thị trường mà nó thực sự là một công cụ hữu hiệu của nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa bằng cách tạo ra một môi trường pháp lý rõ ràng, ổn định, có tính dự báo và có khả năng tương thích với điều chỉnh pháp luật trong các nền kinh tế thị trường trong khu vực và trên thế giới. Vai trò quan trọng của pháp luật không chỉ trong việc tạo lập các cơ sở pháp lý cho sự vận động và phát triển các quan hệ kinh tế mà còn quan trọng ở chỗ pháp luật còn phải là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh các quan hệ, ngăn ngừa và khắc phục các hậu quả tiêu cực về mặt xã hội nảy sinh từ nền kinh tế năng động đó. Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế vận động và phát triển rất nhanh, đòi hỏi pháp luật phải thay đổi tương ứng để có sự điều chỉnh nhanh chóng kịp thời. Vì vậy, các nhà làm luật phải có tư duy mới, nhận thức toàn diện, tránh chủ quan, duy ý chí nóng vội, muốn xây dựng ngay một hệ thống pháp luật hoàn thiện nhưng không phù hợp với các điều kiện kinh tế. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cũng xuất phát từ thực trạng và xu hướng phát triển của các quan hệ kinh tế xã hội nói chung và các yêu cầu của nền kinh tế thị trường
theo định hướng XHCN. Trên thực tế, tranh chấp hành chính phát sinh trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội và ngày càng phức tạp. Việc toà án hành chính mới chỉ được giao thẩm quyền giải quyết 10 loại việc như hiện nay là rất hạn hẹp. Tuy nhiên, từng bước theo sự phát triển của xã hội, chắc chắn toà hành chính sẽ được mở rộng thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính trên nhiều lĩnh vực khác theo hướng chuyển phần lớn các khiếu kiện hành chính ra xét xử tại Toà án. Hiện nay, có tư tưởng sốt ruột với hoạt động của toà hành chính cho rằng số vụ việc thụ lý còn quá ít, quy định của pháp luật quá chặt chẽ, chưa phù hợp, thiếu cởi mở. Nhưng đây cũng là một điều kiện tốt để các toà án, các nhà làm luật vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hạn chế sai sót, trong giai đoạn đầu, hoàn chỉnh từng bước những quy định chưa phù hợp của pháp luật, tìm ra những vướng mắc và phương hướng hoàn thiện.