PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
3.2.2.3 Phân định rõ ràng thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính giữa Toà án nhân dân các cấp và cơ quan hành chính nhà nước.
án nhân dân các cấp và cơ quan hành chính nhà nước.
- Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định trong trường hợp nếu việc khởi kiện chỉ có một người vừa có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo, vừa có đơn khởi kiện tại Toà án hành chính thì việc việc giải quyết thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án hành chính. Cơ quan đã thụ lý việc giải quyết khiếu nại phải chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Toà án có thẩm quyền. Nếu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo không chuyển toàn bộ hồ sơ cho toà án mà vẫn ra quyết định giải quyết khiếu nại tiếp theo (khi toà án đã thụ lý vụ án theo đơn khởi kiện) và người khiếu nại không đồng ý, không rút đơn khởi kiện thì Toà án vẫn tiến hành giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Cơ quan đã ra quyết định giải quyết khiếu nại tiếp theo phải thu hồi hoặc huỷ bỏ quyết định này vì lý do trái thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
- Trường hợp nhiều người khởi kiện, trong đó có người khởi kiện vụ án hành chính tại toà án có thẩm quyền, có người khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo, Toà án hành chính phải chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo sau khi phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền của mình theo điểm b khoản 1 Điều13 Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung. Quy định này không thoả mãn với nguyện vọng chính đáng của người khởi kiện. Có những trường hợp, đa số trong nhóm lựa chọn khởi kiện đến toà hành chính, chỉ có thiểu số làm đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền. Theo chúng tôi, nếu trường hợp đa số khởi kiện đến toà án hành chính thì toà án sẽ thụ lý giải quyết. Nếu trường hợp vừa có người khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền tiếp theo, vừa có người khởi kiện tại Toà hành chính, nếu quyền và lợi ích cần bảo vệ của người này không liên quan đến người khác thì Toà án có quyền thụ lý giải quyết. Việc quy định như vậy trên dựa trên nguyên tắc đảm bảo cho người dân được quyền tự lựa chọn phương thức tốt nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, một mặt giảm bớt sức ép của khối lượng các vụ khiếu nại, đặc biệt các khiếu nại tập thể tại các cơ quan nhà nước.
3.2.2.4 Phân định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa toà án nhân dân các cấp để tăng cường tính độc lập của toà hành chính.
Tòa án là nơi thể hiện nền công lý. Tất cả các mối quan hệ đều được đối xử bình đẳng, công bằng trước toà án. Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, đã quy định việc tổ chức và hoạt động của Toà án phải đảm bảo nguyên tắc: độc lập với cơ quan hành chính nhà nước. Nguyên tắc dân chủ và tiến bộ này càng có một ý nghĩa lớn lao đối với việc xét xử các tranh chấp hành chính vốn mang tính chất đặc thù, khi mà đối tượng bị kiện trong các vụ án hành chính luôn là cơ quan hành chính nhà nước.
Toà án hành chính nói riêng và toà án nhân dân nói chung hiện nay được tổ chức theo nguyên tắc kết hợp thẩm quyền xét xử với tổ chức đơn vị hành chính- lãnh thổ đã tạo ra sự ngộ nhận rằng các toà án nhân dân từ trên xuống dưới, được tổ chức như một ngành, một bộ thuộc Chính phủ và là một trong những nguyên nhân làm cho nguyên tắc xét xử độc lập của Toà án không được thực thi nghiêm ngặt. Đặc biệt đối với hoạt động của các toà hành chính trong những năm qua cho thấy một thực tế rõ ràng, là các toà hành chính rất ngại va chạm với chính quyền cùng cấp. Điều này đã trở thành một vấn đề được nhắc đến thường xuyên trong tất cả các báo cáo tổng kết, rút kinh nghiệm xét xử hàng năm của Toà án nhân dân tối cao, được coi như là
một thách thức [34]. Do đó, để hoàn thiện sự phân định thẩm quyền giữa Toà án nhân dân các cấp cần phải đổi mới tổ chức, sắp xếp lại hệ thống Toà án theo hướng đảm bảo tính độc lập trong xét xử, chỉ tuân thep pháp luật.
Về mô hình tổ chức Toà án hành chính, theo chúng tôi, nên tổ chức Toà hành chính song song với Toà tư pháp, độc lập với cơ quan quản lý hành chính nhà nước do Quốc hội lập ra và trực thuộc Quốc hội (giống mô hình Hội đồng nhà nước của Cộng hoà Pháp). Mô hình này xuất phát từ quan điểm Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền lập hiến, lập pháp, kiểm tra giám sát tối cao đối với việc thi hành pháp luật trong cả nước. Do đó, toà hành chính do Quốc hội lập ra và trực thuộc Quốc hội mới có đủ thẩm quyền phán quyết tất cả các quyết định hành chính hoặc vi phạm hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước.
Toà án hành chính sẽ được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc hai cấp xét xử- cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm, và tổ chức toà án theo thẩm quyền xét xử.
-Toà hành chính sơ thẩm được tổ chức theo khu vực (một vài huyện liền kề). Các toà hành chính sơ thẩm có thẩm quyền xét xử sơ thẩm mọi vụ kiện trong khu vực.
-Toà hành chính phúc thẩm được thành lập theo từng vùng nhất định (3-4 tỉnh thành 1 vùng) có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm cuả các Toà hành chính khu vực thuộc vùng chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, kháng cáo.
-Toà hành chính trung ương có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của toà hành chính cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, thực hiện chức năng giám đốc và hướng dẫn công tác xét xử.
Cách thức tổ chức này được áp dụng nhiều nước trên thế giới, và thực tế suốt từ năm 1946 đến năm 1960, hệ thống toà án của chúng ta đã tổ chức theo nguyên tắc hai cấp xét xử này. Có thể nói, việc tổ chức toà án theo hai cấp xét xử có nhiều ưu điểm, đảm bảo được các yêu cầu thuận tiện cho nhân dân, tiết kiệm cho Nhà nước, đồng thời đảm bảo tính độc lập xét xử của thẩm
phán và hội thẩm nhân dân [52;tr348]. Hiện nay, có rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về tổ chức và hoạt động cuả toà án hành chính, thành lập Toà hành chính là hệ thống độc lập thuộc Thủ tướng chính phủ, thành lập Viện tài phán hành chính. Mỗi phương án đều có những mặt ưu điểm và những mặt hạn chế [2;3;4]. Nhưng đặc thù quan trọng nhất của Toà án là tính độc lập khi xét xử , nên theo chúng tôi phương án tổ chức như trên, sẽ đảm bảo tối đa vai trò độc lập, tích cực, khách quan và hiệu quả trong giải quyết khiếu kiện hành chính.
Theo Nghị quyết 08-NQ/TƯ ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành tư pháp trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động xét xử, nhất là các vụ án trọng điểm và giải quyết các khiếu nại tư pháp. Đặc biệt việc tổ chức các phiên toà mẫu theo hướng phán quyết của Toà án căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục trong thời gian luật định. Việc chuyển từ tranh tụng gián tiếp sang tranh tụng trực tiếp tại phiên toà không chỉ đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, công khai, và khách quan, đảm bảo đúng người đúng tội, đúng pháp luật mà còn có tác dụng buộc các điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán phải nâng cao ý thức, trách nhiệm của họ trong công tác truy tố, điều tra xét xử[1].