THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
2.1.1 Những ưu điểm của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
2.1 Thực trạng pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính hiện hành chính hiện hành
2.1.1 Những ưu điểm của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. hành chính.
2.1.1.1 Pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính khẳng định quyền khởi kiện của công dân.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp nước ta, cá nhân, tổ chức được quyền khởi kiện đối với cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước đã ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính khi họ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính này xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Từ trước đến nay, việc giải quyết khiếu nại hành chính tại cơ quan nhà nước là phương thức tài phán duy nhất cho đến khi Toà hành chính ra đời. Các cơ quan quản lý thực hiện quyền hạn của mình trên cơ sở các quyết định của pháp luật và khi có sự khiếu nại của những người bị quản lý, thì chính các cơ quan quản lý nhà nước sẽ là người đứng ra nhận đơn khiếu nại đó và sẽ ra quyết định giải quyết dưới hình thức này hay hình thức khác. Các cơ quan quản lý thông thường được tổ chức chặt chẽ theo thứ bậc. Về nguyên tắc, Luật hành chính nói chung, cơ quan hành chính có quyền tự huỷ bỏ hay sửa đổi quyết định mà mình đưa ra, huỷ bỏ hay yêu cầu cấp dưới sửa đổi quyết định đó nếu thấy trái với các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, người dân khi phản đối quyết định hành chính nào đó, họ khiếu nại lên chính cơ quan ra quyết định và nếu trả lời của cơ quan này không thoả đáng thì người khiếu nại tiếp tục khiếu kiện gửi lên cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đó.
Như đã phân tích ở chương I, cơ chế này hình thành từ rất lâu đời và có những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên việc giải quyết khiếu nại tại cơ quan nhà nước trong những năm gần đây không đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn. Số vụ khiếu nại gia tăng, đặc biệt khiếu nại tập thể, đơn thư vượt cấp, tính chất
phức tạp, gây mất ổn định an ninh, trật tự xã hội. Với việc quy định người dân có quyền khởi kiện ra toà đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức mà người dân cho rằng đã xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của mình là một thiết chế hoàn toàn mới, đảm bảo cho người dân thì thực hiện tốt nhất những quyền khởi kiện của mình. Toà án với thủ tục tố tụng luật định chặt chẽ nên việc giải quyết nhanh chóng, khách quan, công minh. Toà án sẽ xem xét và phán quyết trên cơ sở toàn diện, đầy đủ, chính xác và có cơ chế thi hành án hữu hiệu, là cách thức đảm bảo pháp chế ở mức độ cao nhất, có khả năng bảo vệ cao nhất quyền của cá nhân, tổ chức.
Với việc quy định quyền khởi kiện của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước tại Điều 1, Pháp lệnh đã khẳng định sự phát triển kỹ thuật lập pháp nước ta, quyền tự do của công dân ngày càng được mở rộng trong một xã hội dân chủ và được đảm bảo thực hiện trong thực tế.
2.1.1.2 Cùng với việc quy định cá nhân, tổ chức cơ quan Nhà nước có quyền khởi kiện tại toà án, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này đã xác lập mối quan hệ bình đẳng giữa bên khởi kiện và cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước- bên bị kiện.
Việc xác định nguyên tắc: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là nguyên tắc chung cho mọi hoạt động tố tụng. Pháp lệnh quy định một cách rõ ràng: người bị kiện có nghĩa vụ cung cấp cho toà án bản sao văn bản quy phạm pháp luật, cũng như bản sao các văn bản tài liệu khác mà họ đã căn cứ vào đấy để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc có hành vi hành chính sai phạm, các đương sự có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ kịp thời các tài liệu chứng cứ liên quan theo yêu cầu của Toà án. Điều đó có nghĩa là khi tham gia tố tụng, các chủ thể phải bình đẳng ngang nhau về quyền và nghĩa vụ tố tụng, bất luận là người khởi kiện hay bên bị kiện. Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ này đã được quy định ở các giai đoạn tố tụng và còn thể hiện ở quy định, những bản án, quyết định của Toà án phải có hiệu lực thi hành trong thực tế. Chỉ khi bản án, quyết định được thi hành trong
thực tế thì tất cả các giai đoạn xét xử trước đó mới có ý nghĩa, sự bình đẳng thực sự của người dân trong vụ kiện mới được khẳng định
2.1.1.3. Pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã xác định rõ ràng phạm vi công việc, thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính, mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và một trình tự tố tụng chặt chẽ.
Những quy định về mặt nội dung, như xác định thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính, khiến cho cơ quan khi nhận đơn và hồ sơ khiếu kiện nhanh chóng xác định được xem vụ việc có thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân hay không hay thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước, và nếu thuộc thẩm quyền của toà án thì toà án nhân dân cấp nào giải quyết; Thủ tục khởi kiện có đúng quy định của pháp luật hay không; Trong quá trình tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng tham gia từ giai đoạn nào, đến đâu, trách nhiệm như thế nào đều được quy định chặt chẽ, tránh chồng chéo, đảm bảo cho vụ án được xét xử khách quan, đúng pháp luật.
Trình tự giải quyết một vụ án hành chính tại toà án được quy định chặt chẽ từ giai đoạn khởi kiện đến điều khoản thi hành, quyền và nghĩa vụ của những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng khi thực hiện mỗi giai đoạn tố tụng, tất cả các hoạt động tố tụng phải tuân thủ nguyên tắc pháp chế và các nguyên tắc chung của tố tụng hành chính. Các quy định này khác hẳn hình thức giải quyết khiếu nại tại các cơ quan hành chính, người dân sau khi nộp đơn khiếu nại không được tham gia vào hoạt động giải quyết khiếu nại, không được biết trình tự, thủ tục việc giải quyết khiếu nại của cơ quan.
Quy định này có tiếp thu chọn lọc từ các mô hình tài phán hành chính trên thế giới, cũng như rút kinh nghiệm từ các cách thức tổ chức các toà khác như toà dân sự, toà kinh tế... Qua gần mười năm thực hiện Pháp lệnh, đã chứng tỏ những ưu điểm, những mặt tích cực của nó trong xã hội, góp phần bảo đảm cho hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước gần dân hơn, gắn bó trực tiếp với công việc hàng ngày của dân hơn, bước đầu tạo dựng được mối quan hệ cởi mở hơn giữa cá nhân, công dân và các cơ quan nhà nước